Tại Việt Nam, cầu lông luôn là một trong số những lựa chọn hàng đầu trong các bộ môn thể thao để rèn luyện hàng ngày, do nó không đòi hỏi quá nhiều về dụng cụ và điều kiện sân bãi mà vẫn đáp ứng được tiêu chí rèn luyện cơ xương khớp, tim mạch; giảm cân; rèn độ dẻo dai và linh hoạt của cơ thể… Tuy nhiên, nếu bạn chơi sai kỹ thuật hoặc tạo quá nhiều áp lực lên hệ cơ xương khớp trong thời gian dài sẽ rất nguy hiểm, nhất là thi đấu ở cường độ cao.
Khi chơi cầu lông đòi hỏi cả cơ thể đều vận động linh hoạt, liên tục di chuyển và thực hiện các động tác lặp đi lặp lại. Trên sân thi đấu sẽ có nhiều tình huống bất ngờ, nếu xử lý không đúng cách rất dễ bị chấn thương. Phổ biến nhất là chấn thương khớp vai, cổ tay, đầu gối, cổ chân:
Chấn thương khớp vai: thường gặp khi chơi cầu lông là sai khớp (trật khớp) vai, viêm hoặc rách vòng bít quay, viêm gân chóp xoay, vai đông cứng, tổn thương sụn viền khớp vai… Triệu chứng thường gặp là: đau, sưng, cứng vùng vai; không thể cử động vai và cánh tay bình thường; biến dạng khớp vai… Tùy vào tình trạng chấn thương sẽ có những cách xử lý khác nhau như chườm lạnh, giảm cường độ tập luyện, nghỉ ngơi để cơ được thư giãn và giảm sưng đau. Nếu chấn thương nghiêm trọng, bác sĩ để được kê thuốc giảm đau, tập vật lý trị liệu hoặc can thiệp chuyên sâu hơn.
Cổ tay là phần chịu lực liên tục khi chơi cầu lông, người chơi dễ gặp chấn thương nếu không khởi động kĩ, dùng vợt quá nặng, chơi liên tục ở cường độ cao… Biểu hiện thường gặp như sưng tấy, bầm tím, cử động cổ tay khó khăn, đau đớn; căng cơ; bong gân; nặng hơn là biến dạng cổ tay, gãy xương cổ tay.
Hội chứng viêm lồi cầu ngoài khuỷu tay cũng thường xảy ra ở người chơi cầu lông. Bởi khi thực hiện liên tục các động tác tay nâng cao, duỗi thẳng, dẫn đến tình trạng các gân ở vùng khuỷu tay bị quá tải, sưng viêm, nặng hơn có thể bị rách gân. Ngay khi bị đau, người chơi có thể tự xử lý bằng phương pháp R.I.C.E để làm dịu vết thương, giảm sưng đau; nếu không đỡ cần dùng thêm thuốc hoặc liên hệ bác sĩ để đưa ra giải pháp điều trị tốt nhất.
Khớp gối phải chịu tải trọng của cả cơ thể nên khớp gối rất dễ bị chấn thương khi chơi cầu lông như:
Đứt dây chằng chéo trước xảy ra khi vận động viên tiếp đất sai kỹ thuật, đổi hướng di chuyển đột ngột, dừng lại nhanh chóng hoặc bị một cú va chạm trực tiếp vào đầu gối.
Đứt dây chằng chéo sau xảy ra khi gặp phải một lực tác động mạnh khiến cơ thể khuỵu xuống và dồn toàn bộ lực lên đầu gối, bạn mới bị rách dây chằng chéo sau.
Chấn thương xương bánh chè xảy ra khi xương bánh chè không di chuyển một cách trơn tru, làm tổn thương mô dưới xương bánh chè.
Chỉ cần một cú xoay gối đột ngột bắt cầu, người chơi có thể gặp chấn thương dẫn đến rách/vỡ sụn chêm. Rách sụn chêm không chỉ gây đau mà còn có thể gây tình trạng kẹt khớp.
Bong gân mắt cá chân là hiện tượng các dây chằng hỗ trợ khớp bị giãn ra quá mức. Chấn thương này xảy ra khi người chơi bị té ngã và lật bàn chân vào trong, gây trật mắt cá ngoài. Các dấu hiệu thường thấy như mắt cá bị bầm tím, viêm nhiễm, sưng tấy; không có khả năng cử động một chi hoặc khớp; khớp lỏng lẻo, không ổn định. Bong gân có thể tự khỏi sau vài ngày nhưng nếu không được chăm sóc tốt, nguy cơ tái phát rất cao.
Căng cơ chủ yếu là ở vùng cơ bắp chân, gân kheo, háng, lưng dưới và vai. Tình trạng cơ bị kéo giãn quá mức, nặng hơn có thể dẫn tới rách cơ. Các triệu chứng như đau, sưng, yếu, khó hoặc không thể sử dụng cơ.
Có đến 60-70% các chấn thương trong người chơi thể thao nghiệp dư gặp phải. Nguyên nhân là do khởi động không đúng cách, khởi động chưa kỹ. Trước khi chơi thể thao người chơi cũng không hiểu biết sâu sắc về môn thể thao mà mình chơi, thường chơi theo cảm tính và bản năng. Cũng có những trường hợp “ham chơi” mà không phòng tránh, khi chấn thương rồi cứ cố chơi hoặc tự điều trị nên dẫn đến tình trạng như trên".
Chính vì vậy, hãy tìm hiểu về kỹ thuật và cách phòng tránh chấn thương khi chơi cầu lông là việc làm quan trọng trước khi bắt đầu. Từ đó, người chơi có thể tăng cường độ tập luyện, nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn bản thân.
Ngoài ra, để phòng ngừa các chấn thương về cơ xương khớp, bạn nên chủ động bổ sung các loại Thực phẩm chức năng tốt cho xương khớp như các sản phẩm có chứa thành phần Glucosamine, Collagen và Omega-3.
Nếu không may gặp phải những chấn thương, cần đến ngay bệnh viện hay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com