Tình trạng này gây ra sự chèn ép niệu đạo, biến dạng cổ bàng quang. Điều này gây khó cho nam giới trong việc giải phóng nước tiểu và nhiều hệ lụy khác.
Tuyến tiền liệt thường sẽ tăng kích thước sau 40 tuổi và đa phần là tăng sinh lành tính (còn gọi là phì đại tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt…). Tuy nhiên, tình trạng tăng sinh này có thể gây tắc nghẽn đường tiểu dưới của người bệnh.
Bệnh tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt gây ra tình trạng rối loạn đi tiểu, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người bệnh với các triệu chứng như: bí tiểu, tiểu phải rặn, tiểu ngắt quãng, tia nước tiểu yếu, tiểu lắt nhắt, tiểu gấp, tiểu đêm… Nếu nặng có thể gây bí tiểu cấp, bí tiểu mạn tính dẫn đến viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, nhiễm khuẩn niệu, tiểu máu đại thể, sỏi bàng quang, thậm chí suy thận do ngược dòng.
BS CKI. Phó Minh Tín - Quản lý và điều hành khoa Tiết niệu BV ĐHYD TPHCM cho biết: Tuyến tiền liệt là một cơ quan hình hạt đậu nằm bên dưới cổ bàng quang và bao bọc đoạn đầu niệu đạo hay đường tiểu của nam giới. Tuyến tiền liệt thường sẽ tăng kích thước sau 40 tuổi và đa phần là tăng sinh lành tính (trước đây còn gọi là phì đại tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt…). Tuy nhiên, tình trạng tăng sinh này có thể gây tắc nghẽn đường tiểu dưới của người bệnh.
Một số yếu tố nguy cơ tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt như: tuổi càng cao thì khả năng mắc bệnh càng nhiều, tiền căn gia đình có cha hoặc anh trai bị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt hoặc người bị béo phì, đái tháo đường, ít vận động thể lực… Các triệu chứng có thể gồm nhóm triệu chứng bế tắc (tiểu khó, tia nước tiểu yếu, rặn khởi động, tiểu ngắt quãng) hoặc các triệu chứng kích thích (tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đêm hoặc nước tiểu nhỏ giọt khi tiểu xong). Tuy nhiên, không phải trường hợp nào có tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt đều biểu hiện triệu chứng.
Trường hợp các tế bào có sự phát triển bất thường và chuyển thành ác tính. Lúc này, xét nghiệm định lượng prostatic specific antigen (PSA) huyết thanh sẽ được chỉ định nhằm phân loại các rối loạn tiểu tiện xuất phát từ nguyên nhân tăng sinh lành tính hay ung thư tuyến tiền liệt.
Trong nhóm các bệnh có liên quan đến tuyến tiền liệt, phì đại lành tính tuyến tiền liệt (benign prostatic hyperplasia - BPH) được xem là phổ biến nhất với tỷ lệ 63,8% ở độ tuổi trên 60 và tăng đến 90% ở độ tuổi 80-90. Đây là bệnh của nam giới trong độ tuổi trung niên và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm và đúng cách, quản lý bệnh thật tốt, phì đại lành tính tuyến tiền liệt cũng đem lại nhiều rắc rối:
Ảnh hưởng đến sinh hoạt: Người bệnh bị rối loạn tiểu tiện, viêm đường tiết niệu, bí tiểu…cảm thấy bất tiện khi làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi.
Ảnh hưởng đến chức năng sinh dục: Các phương pháp điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt có thể gây rối loạn cương dương, suy giảm ham muốn…
Ảnh hưởng đến sức khỏe: Các tế bào tiền liệt tuyến có bất thường, hình thành nên khối u ác tính gây ung thư.
Theo BS CKI. Phó Minh Tín, triệu chứng đường tiểu dưới do tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt là một vấn đề thường gặp ở Phòng khám Tiết niệu BV ĐHYD TPHCM. Mỗi năm Phòng khám tiếp nhận khoảng 8.000 người bệnh đến khám vì tình trạng này. Có rất nhiều bệnh có thể gây ra triệu chứng đường tiểu dưới như: viêm bàng quang, sỏi bàng quang, hẹp niệu đạo, ung thư tuyến tiền liệt… do đó người bệnh cần được Bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh dựa trên tình trạng khởi phát bệnh, các triệu chứng khác đi kèm, thăm khám tuyến tiền liệt qua ngả trực tràng, thực hiện một số xét nghiệm, siêu âm bụng… để chẩn đoán đúng triệu chứng đường tiểu dưới có phải do tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt gây ra hay không?
Trường hợp phát hiện bệnh do tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, mục tiêu điều trị là làm giảm nhanh triệu chứng lâm sàng, tránh các biến chứng cần phải phẫu thuật và cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh bằng cách sử dụng thuốc điều trị ít gây ra các tác dụng phụ đến chức năng tim mạch, tình dục của người bệnh.
Đối với người bệnh có triệu chứng đường tiểu dưới mức độ nhẹ, người bệnh không cần dùng thuốc mà chỉ cần điều chỉnh lối sống và đánh giá lại sự thay đổi của triệu chứng mỗi 3 - 6 tháng. Nếu người bệnh có triệu chứng đường tiểu mức độ trung bình trở lên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì nên điều trị bằng thuốc. Trường hợp điều trị thuốc không hiệu quả hoặc người bệnh đã có các biến chứng của tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (bí tiểu cấp tái đi tái lại, tiểu máu, nhiễm khuẩn niệu, sỏi bàng quang, túi thừa bàng quang, suy thận ngược dòng) thì cần được phẫu thuật ngay. Người bệnh có thể được chỉ định cắt tuyến tiền liệt nội soi qua ngả niệu đạo bằng điện đơn cực, lưỡng cực hoặc laser… Dựa trên tình trạng của từng người bệnh, Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
BS CKI. Phó Minh Tín chia sẻ, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ, người bệnh nên áp dụng bài tập tăng cường cơ vùng chậu giúp cải thiện triệu chứng tiểu rỉ. Các bài tập liên tục co và thả lỏng các cơ vùng chậu làm cơ vùng chậu khỏe hơn, giúp cho việc nâng đỡ bàng quang và đóng cơ thắt tốt hơn. Ngoài ra, người bệnh có thể cải thiện triệu chứng bằng các biện pháp thay đổi lối sống như hạn chế sử dụng các chất kích thích, hạn chế uống nước trước khi ngủ, chỉ uống một lượng nhỏ nước nhiều lần trong ngày thay vì uống nhiều nước để tránh làm tăng đột ngột dung tích nước tiểu trong bàng quang… và đặc biệt là bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ như: Tinh dầu thông đỏ, Đông trùng hạ thảo, Hồng sâm, Hắc sâm…
Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com