Thế nhưng, nhiều mẹ vẫn cho rằng, chỉ cần hạn chế đường bột từ bánh kẹo, nước ngọt, cơm, mì, bún,... là đủ. Còn lượng đường từ trái cây là lành mạnh và an toàn đối với sức khỏe. Điều này có thật sự đúng?
Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ đều có thể kiểm soát đường huyết của mình bằng cách đơn giản là thay đổi chế độ ăn uống kết hợp với việc tập luyện thể chất. Việc tuân thủ đúng kế hoạch ăn uống có thể giúp bạn kiểm soát đái tháo đường thai kỳ, nuôi dưỡng thai nhi đang phát triển và giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh.
Đối với một số phụ nữ, chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất vẫn không đủ để kiểm soát đường huyết. Nếu đường huyết vẫn ở mức cao, bạn có thể phải dùng insulin theo chỉ định của bác sĩ.
Chế độ ăn uống khi bị đái tháo đường thai kỳ như thế nào là đúng? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin giúp phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường thai kỳ có thể áp dụng để kiểm soát đường huyết.
Chỉ số GI là viết tắt của "Chỉ số đường huyết" và có tên đầy đủ là (Glycemic Index). Đây là một phương pháp đo lường cách thức thức ăn ảnh hưởng đến mức độ tăng đường trong máu sau khi ăn. Chỉ số này đánh giá tốc độ và mức độ tăng đường huyết so với một lượng đường trắng hoặc một thực phẩm kiểm soát.
Thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ làm tăng đường huyết nhanh chóng, trong khi thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ làm tăng đường huyết chậm hơn và ổn định. Các thực phẩm có chỉ số GI thấp thường được coi là lựa chọn tốt để kiểm soát đường huyết, đặc biệt là đối với những người có tiểu đường. Điều này giúp duy trì mức đường huyết ổn định và giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến đường huyết. Người bệnh tiểu đường thường được khuyến khích ăn các loại thực phẩm có mức đường huyết thấp.
Chuyên gia Sản khoa chia sẻ: Đối với sản phụ mắc tiểu đường thai kỳ, lượng đường trong hoa quả có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không còn phụ thuộc vào lượng ăn và chỉ số GI của loại trái cây đó. Ngay khi được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ, sản phụ cần hạn chế việc ăn các loại quả có chỉ số GI cao như chà là, dưa hấu,... để tránh những bất lợi đối với sức khỏe.
Mẹ bầu mắc tiểu đường nên lựa chọn các loại trái cây có chỉ số GI càng thấp càng an toàn:
Trái cây có chỉ số GI thấp (55 trở xuống): Táo, trái cây họ cam quýt, chuối xanh, xoài, lê, bơ, quả mọng, quả anh đào, bưởi, nho, trái kiwi, mận, dâu tây,...
Trái cây có chỉ số GI trung bình (56 - 69): Dưa bở, quả sung, đu đủ, dứa, mít, xoài...
Trái cây có chỉ số GI cao (70 hoặc cao hơn): Chà là, dưa hấu,...
Sử dụng cơm gạo lứt/ búm gạo lứt thay cho cơm trắng, mì, phở,...
Tránh ăn tối sau 19:00, có thể bổ sung sữa bầu trước khi đi ngủ.
Kiểm soát lượng tinh bột vào bữa tối.
Ưu tiên lựa chọn các loại hoa quả có GI < 50.
Lựa chọn dưa chuột củ đậu, dưa chuột làm đồ ăn vặt khi đói.
Bổ sung sữa ít đường, các loại hạt dinh dưỡng vào bữa phụ.
Chủ động theo dõi đường huyết vào 5 thời điểm: sáng ngủ dậy, sau ăn sáng 1 giờ, sau ăn sáng 2 giờ, sau ăn trưa 2 giờ, sau ăn tối 2 giờ.
Edally Healthy Meal là Thực phẩm bổ sung ra đời như một giải pháp về thực phẩm lành mạnh tốt cho người bệnh tiểu đường bởi chỉ số đường huyết (GI) thấp, giúp người bệnh kiểm soát mức độ đường huyết trong máu.
Edally Healthy Meal - với chỉ số GI dưới 55 hoàn toàn phù hợp với người bệnh: không làm tăng đường máu nhiều sau ăn, không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.
Ngược lại, người bệnh cần kiêng tinh bột và các thực phẩm có chỉ số GI quá cao như cơm trắng, bánh mì,... bởi chỉ số glucose trong máu của người bệnh sẽ tăng nhanh và giảm đột ngột, điều này gây bất lợi về mặt sức khỏe.
Cùng với đó, Edally Healthy Meal cung cấp cho người bệnh đủ nhu cầu về năng lượng, chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin & chất khoáng và ở tỷ lệ cân đối hợp lý.
Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bo-sung-edally-healthy-meal-cookies-cream-taste.html
Sử dụng ngay 1 ly Edally Healthy Meal mỗi ngày, bổ sung dinh dưỡng lành mạnh nâng cao chất lượng cuộc sống!
Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cân bằng cả về số lượng và chất lượng.
Không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn, không làm hạ đường huyết xa bữa ăn.
Duy trì hoạt động thể lực bình thường hàng ngày của mẹ và phát triển của thai nhi.
Duy trì tăng cân nặng hợp lý trong thai kỳ.
Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như: tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa Lipid máu...
Duy trì tăng cân nặng hợp lý trong thai kỳ.
Tinh bột (chiếm 50 - 60% tổng năng lượng) bao gồm: ngũ cốc, các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, sữa, các sản phẩm từ sữa, rau, củ, quả, đường, mật ong,... Đây là thành phần chủ yếu gây tăng đường huyết sau ăn. Vì vậy, bạn nên chọn sử dụng những thực phẩm có chỉ số tăng đường huyết thấp như: gạo giã dối, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mỳ đen,…Hạn chế sử dụng các thực phẩm có chỉ số GI cao như: bánh kẹo ngọt, nước ngọt, hoa quả ngọt… Tuy tinh bột gây tăng đường huyết sau ăn nhưng không được cắt bỏ tinh bột trong khẩu phần ăn. Lượng chất bột đường tối thiểu trong khẩu phần ăn mỗi ngày ≥ 130 g (3 lưng bát cơm + 200g trái cây/ngày) để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi, cũng như chắc năng não bộ.
Chất đạm (chiếm 15 - 20% tổng năng lượng) bao gồm: protein có nguồn gốc động vật (thịt, cá, trứng, sữa…) và protein có nguồn gốc thực vật (các loại họ đậu, đỗ, lạc, vừng,…). Nói chung, chất đạm hầu như không hạn chế chặt chẽ như tinh bột, chất béo bão hòa, cholesterol. Tổng lượng chất đạm ăn vào khoảng 1 - 1,5 g/kg cân nặng/ngày. Tuy nhiên, cần giảm chất đạm đối với người bệnh có bệnh kèm theo như suy thận, gout...
Chất béo (chiếm 20 - 30% tổng năng lượng) bao gồm: acid béo bão hòa, acid béo không no một hoặc nhiều nối đôi và cholesterol. Các acid béo bão hòa không tốt cho sức khỏe, gây tăng cân, do vậy các thực phẩm chứa nhiều acid béo bão hòa cần hạn chế: thịt mỡ, các sản phẩm chế biến sẵn: giò, chả, lạp xưởng, xúc xích …, bơ, pho mát… Cholesterol là thành phần làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch do vậy cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều cholesterol là phủ tạng động vật (óc, lòng, tim...). Nên sử dụng các acid béo không bão hòa tốt cho sức khỏe như dầu thực vật, mỡ cá, các hạt chứa dầu (lạc, vừng, mè, hạt hướng dương, hạt bí, hạt điều…).
Rau củ: Nên ăn ít nhất 500 - 600g rau xanh mỗi ngày. Nên ăn rau trước các bữa ăn chính để hạn chế tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn, vì rau là nguồn cung cấp chất xơ và giúp ngăn ngừa hấp thu chất tinh bột ăn sau đó.
Trái cây: Nên chọn loại trái cây ít ngọt và có chỉ số đường huyết thấp: khoảng 200g/ngày (như dưa gang, bơ, dâu, thanh long, bưởi, cam ta, quýt ta, lê, táo, ổi, sơ ri, kiwi xanh,…). Nên ăn cả xác (chất xơ) của trái cây để tận dụng nguồn chất xơ, tránh chỉ ép lấy nước uống.
Sữa và các sản phẩm từ sữa: Nên sử dụng sữa tách béo/ít béo, không đường và giàu canxi, sữa đậu nành không đường, sữa chua không đường, phô mai,... Nên tránh sử dụng các sản phẩm sữa dành cho phụ nữ mang thai vì chúng có thể làm tăng đường huyết.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com