Các nguồn tham khảo được ghi cuối bài viết. Dù nỗ lực hướng đến sự khách quan, nhưng nội dung tổng hợp trong bài viết có thể thiên lệch theo niềm tin của mình về tính “có ý nghĩa” của “khủng hoảng nội tâm”. Những bàn luận đa chiều khác, xin cảm ơn anh chị em gửi ở phần bình luận, để chúng ta được mở rộng góc nhìn cùng nhau.
Chúng ta có thể mang triệu chứng giống với những mô tả về trầm cảm, chẳng hạn mất hứng thú, cảm thấy tồi tệ về bản thân, mệt mỏi,… [xem thêm tài liệu số 1]. Tuy nhiên, luôn có những sự kiện xảy ra trước khi một người trở nên như vậy. Kể cả khi người đó thật sự nghĩ rằng “không rõ vì sao”, “từ lâu đã vậy”,… thì các sự kiễn vẫn đã tồn tại. Người ấy chưa gọi lại được, hoặc đã quen phủ định tính gây tổn thương của những trải nghiệm này.
Do đó, không bao giờ chúng ta chữa trị chứng “trầm cảm”, mà luôn là chăm sóc, nâng đỡ, tăng khả năng đánh giá thực tế và sức ứng phó của người đã trải qua những tổn thương đến mức khởi phát chứng trầm cảm. Điều thực sự người trầm cảm cần là tìm ra cách ứng phó của riêng mình để được tự do, bình an, làm hòa với những mất mát, đau đớn mà họ đã trải qua, chứ không phải là giảm triệu chứng.
Nhà nghiên cứu Steven Hollon nhận định rằng, trầm cảm là một sự “thích nghi mang tính tiến hóa” vì khiến một số sinh vật và con người ngẫm lại các vấn đề xã hội nhân sinh phức tạp cho đến khi tìm được cách giải quyết cho vấn đề ấy. Trầm cảm là hiện tượng tạm thời. Bất kì đợt trầm cảm nào cũng có xu hướng thuyên giảm tự nhiên ngay cả khi không điều trị, tuy nhiên sẽ tái phát [xem tài liệu số 2]. Do đó, can thiệp bằng thuốc để dập triệu chứng có thể ngăn cản tiến trình cá nhân tìm ra cách vượt lên đau buồn của chính mình, dù vật vã.
Thế nhưng, thuốc chống trầm cảm được các bác sĩ tâm thần kê cho bệnh nhân trong một số trường hợp. Điều đó đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của thuốc.
Nhiều nghiên cứu đã so sánh hiệu quả sau khi dùng thuốc chống trầm cảm với liệu pháp giả dược (không dùng thuốc nhưng người tham gia tin rằng họ đang dùng). Tổng hợp từ 522 nghiên cứu với 116477 người tham cho thấy thuốc chống trầm cảm hiệu quả hơn giả dược trong điều trị trầm cảm nặng và rất nặng [xem tài liệu số 3]. Tỉ lệ tham khảo là thuốc hiệu quả trên 20 trong số mỗi 100 người trầm cảm nặng [xem tài liệu số 4].
Những nghiên cứu trên gợi ý rằng thuốc chống trầm cảm hiệu quả với bệnh nhân trầm cảm NẶNG trở lên. Nếu được chẩn đoán chính xác về (a) mặt bệnh trầm cảm và (b) mức độ nặng trở nên, người trầm cảm có cơ hội được thuốc giúp giảm nhẹ triệu chứng.
Tại nhiều bệnh viện công chuyên khoa tâm thần của nước mình, thời gian khám rất ngắn có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả chẩn đoán.
Người đến khám được hỏi chuyện kĩ, chính xác hơn là trò chuyện, để nói về các mốc biến cố, sự kiện thách thức, cách bản thân cảm thấy, suy nghĩ, hành động. Việc chỉ có thông tin về triệu chứng và một vài mốc biến cố là chưa đủ để chẩn đoán. Người đến khám có thể quên sự kiện, đánh giá giảm bớt hoặc thái quá, hoặc thậm chí không quen với ngôn ngữ khám bệnh.
Làm trắc nghiệm và hỏi chuyện một lần có thể chưa mang đến chẩn đoán chính xác. Vì tâm trạng của người đến khám tại các thời điểm khác nhau có thể mang tới câu trả lời không đồng nhất.
Do đó, nếu chúng ta đến bệnh viện, được khám nhanh, ra kết quả trầm cảm nặng và được kê thuốc, thì có thể cân nhắc thêm. (Nếu trầm cảm nhẹ và vừa thì thường được bác sĩ khuyên nghỉ ngơi, cân bằng lại, đi gặp nhà tâm lý).
Đi khám thêm ở cơ sở uy tín khác, với thời lượng khám lâu hơn, được hỏi chuyện kĩ.
Đi khám vào hôm có tâm trạng khác (tại chính cơ sở cũ hoặc cơ sở mới).
Một khi đã quyết định dùng thuốc, cần trao đổi với bác sĩ về phản ứng phụ, sự đáp ứng với thuốc để được điều chỉnh liều hoặc loại thuốc khác. Người dùng thuốc và bác sĩ đều cùng tìm hiểu để tìm ra cách điều trị đúng, chứ không hề tồn tại loại thuốc chống trầm cảm hiệu quả từ vài ngày uống đầu tiên, với tất cả mọi người. Có thể tham khảo những lưu ý khi sử dụng thuốc tại [tài liệu số 5] và khi đổi hoặc ngưng thuốc tại [tài liệu số 6].
Thuốc chống trầm cảm không gây nghiện. Tuy nhiên, khi trầm cảm tái phát, người bệnh có thể chọn tiếp tục dùng thuốc để ứng phó với triệu chứng. Có trường hợp, dùng thuốc là lựa chọn lâu dài của họ.
Nói đến ngưng thuốc và tái phát, báo cáo của Steven Hollon trên Tạp chí American Psychologist lý giải chống trầm cảm làm tăng chất dẫn truyền thần kinh đến 4 lần so với thông thường, giữ mức độ dẫn truyền thần kinh cao này, tránh bị hấp thu trở lại. Việc sử dụng thuốc có khả năng làm nhiễu hệ thống dẫn truyền thần kinh, từ đó có thể làm tái phát triệu chứng trầm cảm sau khi ngưng thuốc. So với giả dược, bệnh nhân dùng giả dược tái phát 20% sau khi ngừng thuốc. Bệnh nhân dùng thuốc chống trầm cảm tái phát 40% đến 75% tùy theo loại thuốc. Nguy cơ tái phát sau khi ngưng thuốc cao hơn từ 3 đến 5 lần so với không dùng thuốc [tài liệu số 2].
Đây là một phát hiện rất đáng suy ngẫm từ góc độ thực hành chăm sóc tâm lý. Steven Hollon bàn luận: “Nếu trầm cảm một sự thích nghi mang tính tiến hóa, tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc suy ngẫm để giải quyết các vấn đề xã hội phức tạp, thì đơn giản là chữa trị nỗi đau khổ có thể ngăn cản việc đưa ra giải pháp cho những vấn đề đó” [tài liệu số 2]. Nỗi đau khổ hiện sinh cần được chính người mang nỗi đau cắt nghĩa và thử nghiệm hành động để khép lại một chương cần đi qua trong cuộc đời và mở cửa đón những tiềm năng khác.
Mặc dù thế, để đi qua một chương đầy muộn phiền như vậy, cần sự lắng nghe tiếng nói nội tâm, cần kiến thức và hiểu biết về tinh thần, cần năng lực quản lý suy nghĩ và cảm xúc, cần đôi người tin cậy. Cần tình yêu thương từ người khác trước khi tự mình có thể trao cho chính mình. Cần cả tài chính để hành trình chẩn đoán và trị liệu hiệu quả, nếu đã chọn trị liệu tâm lý, và để cho bản thân những quãng nghỉ mà nếu chưa đủ mưu sinh thì hiếm người dám tự ngắt mình ra khỏi cuộc sống bận rộn này.
Cần rất nhiều điều như vậy. Nên một góc độ khác, nếu ai đó trầm cảm nặng, nhưng không có một vài trong số những điều kiện cần bên trên để đi trên hành trình “thích nghi mang tính tiến hóa”, giải quyết vấn đề hiện sinh, thì việc sử dụng thuốc chống trầm cảm (thậm chí lâu dài) là sự giúp đỡ đối với họ. Bởi những gì trầm cảm mang đến trên khuôn mặt và dưới lớp da này, là những điều vượt quá sức chịu đựng. Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung thêm các sản phẩm như Nhân sâm, Hồng sâm hay Hắc sâm để bổ khí, ích huyết, định thần và ích trí từ đó cải thiện tình trạng bệnh trầm cảm một cách hiệu quả.
Lưu ý: Bài viết chỉ giới hạn ở “trầm cảm đơn cực”, không nói đến “hưng trầm cảm” (rối loạn lưỡng cực).
Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/tram-cam-nhung-dieu-co-the-ban-chua-biet.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
https://benhvien108.vn/.../mot-vai-luu-y-khi-chuyen-doi...
https://suckhoedoisong.vn/8-sai-lam-thuong-gap-khi-dung...
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK361002/...
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5889788/...
https://www.apa.org/.../features/amp-amp0000728.pdf...
https://www.psychiatry.org/.../depr.../what-is-depression...
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com