Hotline

0902158663
MENU
0
20/06/2024 - 10:12 AMedallyhanquoc.vn 60 Lượt xem

Trầm cảm là một rối loạn tâm lý phổ biến ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới. Nó không chỉ là cảm giác buồn bã hay mệt mỏi mà có thể ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống hàng ngày của một người, từ công việc, học tập đến các mối quan hệ cá nhân.

Nhiều người thường nhầm lẫn trầm cảm với cảm giác buồn bã hoặc mệt mỏi thông thường. Tuy nhiên, trầm cảm là một tình trạng tâm lý phức tạp với nhiều triệu chứng khác nhau. Bài viết này sẽ khám phá những khía cạnh ít được biết đến về trầm cảm, nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về căn bệnh này.

Trầm cảm: Những điều có thể bạn chưa biết

Trầm cảm: Những điều có thể bạn chưa biết

1. Trầm cảm là bệnh gì?

Rối loạn trầm cảm (còn gọi là trầm cảm - depression) là một rối loạn tâm thần phổ biến. Rối loạn trầm cảm là một loại rối loạn khí sắc (mood disorder) gây ra cảm giác buồn chán, ủ dột, chán nản, mất hứng thú với các hoạt động trong thời gian dài.

2. Những đối tượng nào có nguy cơ bị trầm cảm?

Trầm cảm có thể xảy ra với bất cứ ai. Những người từng trải qua sự lạm dụng, mất mát nghiêm trọng hoặc các sự kiện căng thẳng khác có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn. Theo WHO ước tính có khoảng 3,8% dân số bị trầm cảm, bao gồm 5% người trưởng thành (4% ở nam và 6% ở nữ) và 5,7% người lớn trên 60 tuổi. Khoảng 280 triệu người trên thế giới bị trầm cảm. Phụ nữ có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ sau sinh. Những người đã trải qua những sự kiện bất lợi trong cuộc sống (thất nghiệp, mất người thân, chấn thương tâm lý) có nhiều khả năng mắc trầm cảm hơn. Trầm cảm có thể dẫn đến căng thẳng và rối loạn chức năng nhiều hơn, đồng thời làm tình hình cuộc sống của người bị ảnh hưởng và bản thân chứng trầm cảm trở nên tồi tệ hơn.

3. Các giai đoạn của bệnh trầm cảm

Giai đoạn trầm cảm có thể được phân loại thành nhẹ, trung bình hoặc nặng tùy thuộc vào số lượng và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng như tác động lên hoạt động chức năng của cá nhân.

Rối loạn trầm cảm được chia ra làm nhiều tiểu loại, một số loại phổ biến như: Rối loạn trầm cảm chủ yếu, trầm cảm thứ đẳng, trầm cảm sau sinh, trầm cảm do thời tiết, trầm cảm trẻ em, trầm cảm trường diễn,...

Trầm cảm có thể gây ra những khó khăn trong mọi mặt của cuộc sống, kể cả trong cộng đồng và ở nhà, nơi làm việc và trường học.

Vì vậy, việc biết được các biểu hiện triệu chứng đặc trưng của trầm cảm giúp bạn hoặc người thân của bạn có thể được phát hiện sớm và hỗ trợ kịp thời.

4. Dấu hiệu nhận biết một người trong giai đoạn trầm cảm

Khi một người đang trong giai đoạn trầm cảm, họ thường buồn chán, mất niềm vui hoặc hứng thú với các hoạt động. Các giai đoạn trầm cảm khác nhau sẽ có những biến động về trạng thái cảm xúc khác nhau.

Các biểu hiện phổ biến của giai đoạn trầm cảm bao gồm:

  • Khí sắc trầm buồn, chán nản hầu hết thời gian trong ngày, gần như mỗi ngày.

  • Giảm sút rõ ràng hoặc mất quan tâm và hứng thú ở tất cả hoặc hầu hết các hoạt động trong phần lớn thời gian của ngày, hầu như hàng ngày.

  • Mệt mỏi, giảm hoạt động gần như mỗi ngày.

  • Giảm sút sự tập trung, chú ý, hoặc thiếu quyết đoán vào hầu hết các hoạt động.

  • Giảm sút tính tự trọng và sự tự tin.

  • Có cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi hoặc không xứng đáng (nặng hơn có thể xuất hiện hoang tưởng bị tội hay tự buộc tội hoặc ảo thanh mang tính chất bình phẩm, chê bai).

  • Nhìn vào tương lai ảm đạm và bi qua.

  • Có ý tưởng hoặc hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát.

  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều gần như hàng ngày.

  • Ăn ít hoặc ăn quá nhiều gần như mỗi ngày.

5. Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm

Rối loạn trầm cảm do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Mỗi một quan điểm khác nhau dựa trên các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống để giải thích. Hiện chưa có quan điểm nào được cho là chuẩn xác nhất, nhưng các khía cạnh chủ yếu ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và có thể là nguyên nhân gây ra trầm cảm là là các yếu tố xã hội, tâm lý và sinh học.

5.1. Một số nguyên nhân gây ra trầm cảm được đề cập nhiều nhất trong các chương trình giảng dạy, sách, các nghiên cứu:

  • Yếu tố bẩm sinh hay di truyền.

  • Chất dẫn truyền thần kinh.

  • Yếu tố hormone.

  • Chấn thương sọ não (TBI).

5.2. Một số các nguyên nhân khác gây ra trầm cảm như:

  • Trải qua các biến cố hoặc có sự thay đổi lớn trong cuộc sống: mất người thân, tai nạn, bệnh tật, ly hôn, thất nghiệp, nghỉ hưu, sinh con,...

  • Xung đột trong các mối quan: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, xã hội,...

  • Từng bị lạm dụng, bạo hành hoặc trải qua sang chấn.

  • Sử dụng chất kích thích.

  • Các vấn đề khác như bệnh mãn tính, điều trị thuốc có tác dụng phụ gây trầm cảm,...

Bệnh trầm cảm ảnh hưởng đến 2% dân số mỗi năm trên Thế giới

Bệnh trầm cảm ảnh hưởng đến 2% dân số mỗi năm trên Thế giới

6. Cách chẩn đoán bệnh trầm cảm

Nếu bạn thấy bản thân hoặc người thân có một số biểu hiện như trên, bạn nên tới các bệnh viện hoặc trung tâm tham vấn trị liệu tâm lý, nơi có các nhà tâm lý được đào tạo chính quy về tâm lý học, để thực hiện thăm khám.

Thông thường bạn sẽ được đánh giá tâm lý bởi các bác sĩ tâm thần hoặc nhà tâm lý thông qua các thang đo chuyên biệt, hỏi chuyện và quan sát lâm sàng để biết thêm thông tin về cảm xúc, suy nghĩ, hành vi, sức khỏe của bạn trong thời gian gần đây. Ngoài ra, các bác sĩ tâm thần hoặc nhà tâm lý có thể hỏi thêm về lịch sử bệnh của bạn và gia đình để có thêm căn cứ chẩn đoán.

7. Cách điều trị bệnh trầm cảm

Rối loạn trầm cảm có thể được điều trị nhờ thuốc, trị liệu tâm lý hoặc kết hợp cả hai. Tùy thuộc vào mức độ, các triệu chứng đang có và giai đoạn trầm cảm là nhẹ, trung bình hay nặng, các bác sĩ hoặc nhà tâm lý sẽ đưa ra lộ trình trị liệu phù hợp với từng cá nhân.

Một số phương pháp điều trị tâm lý cho người trầm cảm như sau:

  • Liệu pháp kích hoạt hành vi: Mục đích của loại trị liệu này là đảo ngược vòng xoáy đi xuống của trầm cảm bằng cách khuyến khích bạn tìm kiếm những trải nghiệm và hoạt động mang lại cho bạn niềm vui.

  • Liệu pháp nhận thức hành vi: CBT tập trung vào việc thay đổi các kiểu suy nghĩ tiêu cực cụ thể để bạn có thể phản ứng tốt hơn trước các tình huống thử thách và căng thẳng.

  • Liệu pháp liên cá nhân: Trị liệu có giới hạn thời gian và có cấu trúc chặt chẽ này tập trung vào việc xác định và cải thiện các mối quan hệ cá nhân có vấn đề và các hoàn cảnh liên quan trực tiếp đến tâm trạng trầm cảm hiện tại của bạn.

  • Liệu pháp tập trung vào giải pháp: Liệu pháp này là một hình thức CBT dạy các kỹ năng chịu trách nhiệm giúp bạn giải quyết các vấn đề và căng thẳng trong cuộc sống thực , lớn và nhỏ, góp phần gây ra trầm cảm.

  • Liệu pháp Tự quản lý hoặc Tự kiểm soát: Loại liệu pháp hành vi này rèn luyện bạn cách giảm bớt những phản ứng tiêu cực trước các sự kiện và giảm bớt những hành vi và suy nghĩ tự trừng phạt bản thân.

8. Cách phòng ngừa bệnh trầm cảm

Dù đã hay chưa từng trải qua giai đoạn trầm cảm, chúng ta đều có thể có nguy cơ bị rối loạn trầm cảm. Vì vậy, việc phòng ngừa để bản thân không rơi vào trạng thái trầm cảm là rất quan trọng. Trong đó, việc tự chăm sóc bản thân có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng trầm cảm và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Bạn có thể làm gì để phòng ngừa bệnh trầm cảm?

  • Lập danh sách những hoạt động mà bạn yêu thích, cố gắng duy trì thực hiện chúng khi có cảm giác buồn chán.

  • Duy trì kết nối thực với gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp,...

  • Chú ý đến các hoạt động hàng ngày: thói quen ăn, ngủ đều đặn, phù hợp.

  • Tăng cường duy trì các hoạt động rèn luyện thể chất như thể dục, hoặc làm các công việc phải vận động, đi lại,...

  • Tăng cường tham gia các hoạt động kết nối cộng đồng, nhóm mà bạn thích.

  • Tránh hoặc giảm tối đa sử dụng các chất có cồn và chất kích thích.

  • Chia sẻ cảm xúc, câu chuyện của bạn với người mà bạn cảm thấy tin tưởng và an toàn.

  • Tìm kiếm sự giúp đỡ từ một nhà tâm lý được đào tạo chuyên môn để đồng hành cùng bạn.

  • Ngoài ra, bạn cần bổ sung thêm một số Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có khả năng ổn định tâm trí, kích thích não bộ, bổ sung năng lượng như: Nhân sâm, Hồng sâmHắc sâm

 Các sản phẩm như Nhân sâm, Hồng sâm, Hắc sâm hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh trầm cảm hiệu quả

Các sản phẩm như Nhân sâm, Hồng sâm, Hắc sâm hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh trầm cảm hiệu quả

Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html

Nếu bạn có ý nghĩ tự tử: Hãy nhớ rằng bạn không đơn độc và có nhiều người đã trải qua những gì bạn đang trải qua, hay tìm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè, một nhóm hỗ trợ hoặc một nhà tâm lý được đào tạo về chuyên môn.

Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ thông đối với con người. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn trầm cảm, trong đó phổ biến là nguyên nhân bẩm sinh và môi trường ngoại cảnh. Môi trường ngoại cảnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc khởi phát các triệu chứng. Việc nhận biết các dấu hiệu và thăm khám sớm giúp tiết kiệm thời gian cũng như chi phí trị liệu cho bạn.

Rối loạn trầm cảm không phân biệt quốc gia, cộng đồng, chủng tộc, nam nữ, già trẻ, giàu nghèo, địa vị và giai tầng xã hội. Nữ hoàng Victoria của Anh quốc, tổng thống Abraham Lincoln của Hoa kỳ đã từng bị những giai đoạn trầm cảm tái đi tái lại. Những nhân vật tài danh như nhà soạn nhạc Frideric Handel, văn sĩ Ernest Hemingway, họa sĩ Van Gogh, thi sĩ Lord Byron và còn nhiều người nổi tiếng và rất nhiều người trên thế giới đã từng chống chọi, trải qua các giai đoạn của trầm cảm. Do vậy, nếu bạn đang nghi ngờ hoặc dấu hiệu tâm lý nói trên, hoặc bất kỳ băn khoăn nào về rối loạn trầm cảm hoặc phương pháp điều trị tâm lý phù hợp. 

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

9. Tài liệu Tham khảo về bệnh trầm cảm trong bài viết:

(1) Tâm bệnh học. TS Phạm Toàn, 2020

(2)Gần 15% người Việt bị rối loạn tâm thần. VnExpress

(3)Depression (major depressive disorder). Mayo Clinic

(4) Institute of Health Metrics and Evaluation. Global Health Data Exchange (GHDx).  https://vizhub.healthdata.org/gbd-results/ (Accessed 4 March 2023).

(5) Depressive disorder (depression). WHO

(6) What Is Depression? Symptoms, Causes, Diagnosis, Treatment, and Prevention. Everydayhealth

Tin liên quan

3 Tips Quan Trọng Giảm Bã Nhờn Trên Da Hiệu Quả 3 Tips Quan Trọng Giảm Bã Nhờn Trên Da Hiệu Quả
Quá trình sản xuất bã nhờn là một phần hoạt động bình thường của làn da khỏe mạnh. Bên cạnh lợi ích giúp làn da trở nên mịn màng và ít nếp nhăn, và bảo...
Các Nguy Cơ Gặp Phải Nếu Mua Nhầm Nhân Sâm Giả Các Nguy Cơ Gặp Phải Nếu Mua Nhầm Nhân Sâm Giả
Chị đang dùng Nhân sâm và các chế phẩm từ Nhân sâm như Hồng sâm và Hắc sâm hàng ngày cho cả gia đình để tăng cường sức khỏe phòng chống bệnh tật. Nhưng...
Mất Ngủ Ảnh Hưởng Thế Nào Đến Đời Sống Và Cuộc Sống? Mất Ngủ Ảnh Hưởng Thế Nào Đến Đời Sống Và Cuộc Sống?
Mất ngủ là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Tình trạng này không chỉ gây mệt mỏi và khó chịu mà còn có thể...
Lịch Ngủ Để Phục Hồi Nội Tạng Cơ Thể Lịch Ngủ Để Phục Hồi Nội Tạng Cơ Thể
Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, cơ thể cần được nghỉ ngơi, tái tạo lại năng lượng chuẩn...
Mối Liên Hệ Giữa Mất Ngủ Và Suy Giảm Trí Nhớ Mối Liên Hệ Giữa Mất Ngủ Và Suy Giảm Trí Nhớ
Mất ngủ và suy giảm trí nhớ là hai vấn đề sức khỏe phổ biến và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng giấc ngủ đóng vai trò quan...
Vì Sao Ở Người Cao Tuổi Khi Huyết Áp Cao Dễ Bị Xuất Huyết Não? Vì Sao Ở Người Cao Tuổi Khi Huyết Áp Cao Dễ Bị Xuất Huyết Não?
Người cao tuổi có huyết áp cao dễ bị xuất huyết não do mạch máu não chịu áp lực cao trong thời gian dài trở nên yếu đi, dễ phình vỡ làm chảy...
Làm Sao Để Nhận Biết Sớm Cơn Đột Quỵ? Làm Sao Để Nhận Biết Sớm Cơn Đột Quỵ?
Đột quỵ là một tình trạng y tế khẩn cấp, cần được nhận biết và xử lý kịp thời để giảm thiểu tổn thương não và các biến chứng nghiêm trọng khác....
Cẩm Nang Chăm Sóc Da Bôi Thoa Cho Mẹ Bầu Cẩm Nang Chăm Sóc Da Bôi Thoa Cho Mẹ Bầu
Mang thai là một quá trình kỳ diệu với vô vàn sự thay đổi của cơ thể, kể cả làn da, điều đó đòi hỏi mẹ bầu phải có sự điều chỉnh trong quy trình chăm...
Nguyên Tắc Số 1 Trong Hành Trình Phục Hồi Da Nhiễm Corticoid Nguyên Tắc Số 1 Trong Hành Trình Phục Hồi Da Nhiễm Corticoid
Corticoid là một thành phần có khả năng chống viêm, giảm ngứa và dị ứng, thường được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý da liễu. Tuy nhiên, việc sử dụng...
Các Dấu Hiệu Tổn Thương Tinh Thần Chưa Được Giải Quyết Và Cách Quản Lý Chúng Các Dấu Hiệu Tổn Thương Tinh Thần Chưa Được Giải Quyết Và Cách Quản Lý Chúng
Nhiều người có thể không nhận ra tổn thương tinh thần chưa được giải quyết có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và các mối quan hệ của họ như...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Top Những Hoạt Chất Căng Bóng Da Không Thể Bỏ Qua Top Những Hoạt Chất Căng Bóng Da Không Thể Bỏ Qua
Những năm gần đây, xu hướng sở hữu làn da trắng sáng đã trở thành một trong những tiêu chuẩn làm đẹp của nhiều phụ nữ châu Á nói chung và phụ nữ Việt...

Bí Quyết Sử Dụng Serum Hiệu Quả Để Có Làn Da Khỏe Đẹp Bí Quyết Sử Dụng Serum Hiệu Quả Để Có Làn Da Khỏe Đẹp
Trong ngành làm đẹp, serum đã trở thành một sản phẩm không thể thiếu trong quy trình chăm sóc da. Với hàm lượng dưỡng chất cao, serum giúp cải thiện các vấn đề...

Hexylresorcinol - Kẻ Kế Nhiệm Ngai Vàng Trong Làng Dưỡng Trắng Hexylresorcinol - Kẻ Kế Nhiệm Ngai Vàng Trong Làng Dưỡng Trắng
Nhắc đến dưỡng trắng, dưỡng sáng là nghĩ ngay đến Hydroquinone, bởi đây là hoạt chất được xem như là "tiêu chuẩn vàng" rầm rộ trong suốt một thời gian dài....

Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...

7 Thói Quen Của Người Siêu Khỏe Mạnh 7 Thói Quen Của Người Siêu Khỏe Mạnh
Sống khỏe thực ra không khó như chúng ta vẫn nghĩ. Mỗi người đều có thể tạo ra một lối sống lành mạnh phù hợp với bản thân mình. Vậy làm thế nào để...

Cách Phục Hồi Chức Năng Nuốt Sau Đột Quỵ Não Cách Phục Hồi Chức Năng Nuốt Sau Đột Quỵ Não
Đột quỵ não, một tình trạng cấp cứu y khoa nghiêm trọng, không chỉ gây tổn thương đến chức năng vận động mà còn ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon