Hội chứng thận hư là một trong những rối loạn thận phổ biến, ảnh hưởng đến mọi độ tuổi, nhưng đặc biệt hay gặp ở trẻ em từ 2 đến 6 tuổi và người lớn dưới 50 tuổi.
Theo thống kê từ National Kidney Foundation, tỷ lệ mắc hội chứng thận hư ở người trưởng thành chiếm khoảng 3 trên 100.000 người/năm. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của bệnh lại khác nhau tùy vào nguyên nhân và mức độ tổn thương cầu thận.
Hội chứng thận hư (HCTH) trước đây được gọi là "thận hư nhiễm mỡ" là một hội chứng tập hợp các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm, xuất hiện khi có tổn thương ở cầu thận do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, đặc trưng bởi có phù, protein nước tiểu cao, protein trong máu giảm, rối loạn mỡ máu và có thể đái ra mỡ.
Có nhiều nguyên nhân gây Hội chứng thận hư: Nhóm bệnh lý nguyên phát (một số bệnh cầu thận nguyên phát) và nhóm bệnh lý thứ phát (các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống, đái tháo đường, nhiễm khuẩn, nhiễm vi rút, nhiễm ký sinh trùng, bệnh ung thư, thuốc,…). Bệnh có nguy cơ tắc mạch (huyết khối), nhiễm trùng (do suy giảm miễn dịch), suy thận cấp và suy thận mạn tính.
Phù: Là biểu hiện gặp ở hầu hết các bệnh nhân, đầu tiên là ở mặt và hai chân, sau đó thành phù toàn thân có thể phù to, tăng cân nhanh và nhiều, có thể kèm tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng tim, tràn dịch màng tinh hoàn (nam giới) và phù bộ phận sinh dục.
Lượng nước tiểu ít hơn.
Tăng huyết áp.
Xét nghiệm máu: Giảm protein và albumin máu, tăng mỡ máu, có thể rối loạn điện giải như hạ natri máu, suy thận (tăng ure, creatinin máu).
Xét nghiệm nước tiểu: Có lượng protein cao, có thể có hồng cầu trong nước tiểu.
Ngoài ra các bác sĩ sẽ phải tiến hành các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cần thiết để chẩn đoán xác định bệnh cũng như các biến chứng và nguyên nhân gây bệnh cụ thể.
Việc điều trị hội chứng thận hư phụ thuộc vào nguyên nhân nền, mức độ protein niệu, tình trạng chức năng thận và đặc điểm lâm sàng của người bệnh (tuổi, bệnh đi kèm, mức độ đáp ứng với thuốc).
Giảm phù: Nếu albumin máu giảm nặng có thể truyền bổ sung albumin hoặc huyết tương, sử dụng các thuốc lợi tiểu (tiêm hoặc uống). Trường hợp nặng có thể phải chỉ định lọc máu hỗ trợ.
Dự phòng tắc mạch: Một số bệnh nhân cần được sử dụng thuốc chống đông (tiêm hoặc uống). Có thể đi lại vận động nhẹ nhàng, mát xa chân tay nhẹ nhàng hàng ngày.
Kiểm soát huyết áp, rối loạn lipid máu.
Hội chứng thận hưnguyên phát: Sử dụng nhóm corticoid (Solumedrol, Medrol, Prednisolon, …) có thể phối hợp các thuốc ức chế miễn dịch khác tùy từng người bệnh.
Hội chứng thận hưthứ phát: Phối hợp điều trị hỗ trợ và điều trị các nguyên nhân cụ thể gây Hội chứng thận hư.
Bệnh mạn tính, cần điều trị lâu dài, rất hay tái phát nên tránh bỏ thuốc, tránh dùng thuốc thảo dược không rõ nguồn gốc, dùng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có bất thường (phù, tiểu ít, tăng huyết áp, sốt,…) cần đến khám lại ngay.
Người mắc hội chứng thận hư cần điều chỉnh chế độ ăn uống một cách khoa học, nghiêm ngặt và phù hợp với giai đoạn bệnh, nhằm giảm phù, giảm mất protein, cải thiện chức năng thận và hạn chế biến chứng.
Lượng đạm (thịt cá, trứng, đậu đỗ) trung bình 1 ngày: 0,8-1g/kg/ngày + lượng protein mất qua nước tiểu. Lượng đạm cần giảm khi có biến chứng suy thận (mức độ giảm tùy tình trạng suy thận).
Nên ăn thức ăn ít mỡ, ít cholesterol do đó nên sử dụng dầu ăn từ thực vật.
Nên ăn thêm rau xanh, hoa quả, thực phẩm có nhiều can-xi như sữa và chế phẩm từ sữa; tôm, cua, cá, ốc; trứng, đặc biệt là lòng đỏ trứng; vừng, đậu nành, mộc nhĩ; các loại rau lá xanh như: rau ngót, rau dền, rau cần, rau muống.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Hồng sâm, Hắc sâm, Đông trùng hạ thảo và Tinh dầu thông đỏ…
Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, chế biến sẵn như thịt muối, thịt xông khói, phủ tạng động vật, dưa muối, nước sốt.
Khi bị phù nên ăn nhạt (2-4g muối/ngày tương đương nửa thìa cafe 5ml, người bình thường ở Việt Nam ăn 6g muối/ngày). Ăn giảm muối, mì chính, không thêm muối vào đồ ăn đông lạnh.
Hạn chế nước ăn + uống vào khi có phù. Uống nước bình thường khi không có phù (lượng nước ăn + uống = lượng nước tiểu 24h + 300-500ml tùy theo mùa).
Giảm bớt bánh kẹo, đồ ăn ngọt do có nguy cơ tăng đường máu.
Nếu có suy thận kèm theo thì nên ăn hạn chế đồ ăn có nhiều kali như: cam quýt, chuối, hồng xiêm.
Tránh gắng sức, có thể vận động nhẹ nhàng.
Tránh nằm nhiều một chỗ vì làm tăng nguy cơ tắc mạch.
Theo dõi cân nặng, số lượng nước tiểu hàng ngày, kiểm soát ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân phòng tránh nhiễm trùng đặc biệt là nhiễm trùng da và đường hô hấp, tiết niệu sinh dục.
Tham khảo thêm các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chính hãng tại: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Nguồn: Khoa Nội Thận - Tiết niệu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội:
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com