Hotline

0902158663
MENU
0
20/06/2024 - 6:34 PMedallyhanquoc.vn 80 Lượt xem

Sức khỏe tinh thần đóng vai trò quan trọng không kém gì sức khỏe thể chất. Khi gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần, người bệnh thường cảm thấy bị cô lập, đau khổ và khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.

Việc nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sớm có thể giúp người bệnh tìm kiếm sự hỗ trợ kịp thời và tránh được những hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe tinh thần mà bạn nên lưu ý.

Dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe tinh thần - Hãy tìm sự trợ giúp ngay nếu bạn thấy có những biểu hiện sau

Dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe tinh thần - Hãy tìm sự trợ giúp ngay nếu bạn thấy có những biểu hiện sau

1. Sức khỏe tinh thần là gì?

Sức khỏe tinh thần hay sức khỏe tâm thần là một mức độ tâm lý hạnh phúc hoặc không có bệnh tâm thần. Đó là "trạng thái tâm lý của một người đang hoạt động ở mức độ thỏa đáng về việc điều chỉnh cảm xúc và hành vi". Từ quan điểm của tâm lý học tích cực hoặc toàn diện, sức khỏe tâm thần có thể bao gồm khả năng của một cá nhân để tận hưởng cuộc sống, và tạo ra một sự cân bằng giữa các hoạt động cuộc sống và những nỗ lực để đạt được khả năng phục hồi tâm lý. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sức khỏe tâm thần bao gồm "hạnh phúc chủ quan, khả năng tự nhận thức, tự chủ, năng lực, sự phụ thuộc giữa thế hệ, và khả năng tự hiện thực hóa tiềm năng trí tuệ và tình cảm của một người." WHO tiếp tục tuyên bố rằng hạnh phúc của một cá nhân được bao hàm trong việc thực hiện các khả năng của họ, đối phó với những căng thẳng bình thường của cuộc sống, công việc sản xuất và các đóng góp cho cộng đồng của họ. Sự khác biệt về văn hóa, đánh giá chủ quan và các lý thuyết chuyên nghiệp khác nhau đều ảnh hưởng đến cách thức mà "sức khỏe tâm thần" được định nghĩa.

Sức khỏe tâm thần không chỉ là trạng thái không có rối loạn tâm thần hay bất kỳ vấn đề gì về tinh thần, mà còn bao gồm khả năng suy nghĩ, học hỏi và hiểu được cảm xúc của một người và phản ứng của người khác. Các yếu tố thể chất, tâm lý, xã hội, văn hóa, tinh thần và các yếu tố liên quan khác đều tham gia vào việc tạo ra sự cân bằng này.

Sức khỏe tâm thần của một người bất kể tuổi tác, giới tính cũng quan trọng như sức khỏe thể chất của họ. Tình trạng sức khỏe tâm thần cũng là bệnh tật và có mối liên hệ không thể tách rời giữa sức khỏe tâm thần và thể chất.

2. Làm thế nào để biết ai đó có vấn đề về sức khỏe tinh thần?

Theo nhiều nghiên cứu, việc gặp phải vấn đề sức khỏe tinh thần trong đời của một người là chuyện bình thường. Điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu về các dấu hiệu để nhận diện và ứng phó với điều đó. Thông thường không có một dấu hiệu duy nhất, mà thường có nhiều dấu hiệu cùng trong cùng một thời gian.

Những bất ổn về mặt sức khỏe tinh thần có thể bắt đầu bằng những thay đổi tinh tế trong cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của một người. Nếu bạn hoặc ai đó có những thay đổi liên tục và đáng kể, đó có thể là dấu hiệu cho thấy những bất ổn và có thể là rối loạn tâm thần nào đó, và việc cần được hỗ trợ kịp thời là rất quan trọng.

Các dấu hiệu có thể nhận biết bằng cách quan sát, trò chuyện, hoặc thông qua một kỳ đánh giá sức khỏe tinh thần nào đó. Bạn có thể tham khảo danh sách các dấu hiệu dưới đây, nhưng điều đó không nhằm mục đích giúp bạn chẩn đoán rối loạn sức khỏe tâm thần. Nếu thấy bạn thấy bản thân hoặc người thân có các dấu hiệu, hãy tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp từ các nhà tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần được đào tạo chuyên môn.

3. Dấu hiệu của vấn đề sức khỏe tinh thần (tâm thần) là gì?

Một số dấu hiệu dưới đây có thể xuất hiện mà không có lý do nào cụ thể, nếu bạn nhận thấy bản thân hoặc ai đó ở trong trạng thái sức khỏe tinh thần này trong ít nhất 2 tuần, hãy trò chuyện với các nhà tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần để được hỗ trợ tốt nhất.

3.1. Cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe tinh thần

Hầu hết mọi người thỉnh thoảng cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng. Đó là một dạng cảm xúc bình thường của con người. Nhưng nếu chúng diễn ra hầu hết cả ngày và hàng ngày, và cản trở các hoạt động của bạn, thì có thể đó là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe tinh thần. Ngoài cảm giác lo lắng, bạn có thể cảm nhận thấy các triệu chứng về mặt cơ thể như khó thở, tức ngực, nghẹn ở cổ, tim đập nhanh, bồn chồn, run rẩy, chóng mặt, đổ mồ hôi, thường xuyên phải đi tiểu,...

3.2. Cảm thấy chán nản hoặc không vui là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe tinh thần

Nếu bạn cảm thấy bản thân hoặc ai đó có khí sắc trầm buồn, dường như luôn có cảm giác chán nản, buồn bã, dễ cáu kỉnh, thiếu động lực, thiếu năng lượng, hoặc dễ khóc hơn trước đây, hoặc mất hứng thú với một sở thích nào đó, hoặc không còn muốn làm những việc bình thường hay làm.

3.3. Khó điều tiết được cảm xúc là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe tinh thần

Việc có những tâm trạng khác nhau vào những thời điểm tình huống khác nhau là chuyện rất bình thường. Nhưng nếu bạn nhận thấy ai đó có cảm xúc dễ thay đổi đột ngột, kịch tính, hoặc quá vui, quá buồn, quá tức giận,.. nhìn chung là cảm xúc chưa thật sự phù hợp với tình huống/hoặc hoàn cảnh thực tế. Ngay cả việc một ai đó tỏ ra hưng phấn, vui vẻ hoặc phấn khích quá mức. Họ có thể đưa ra những quyết định bốc đồng hoặc chi tiêu số tiền lớn mà họ không đủ khả năng chi trả. Những điều này có thể là dấu hiệu hoặc triệu chứng của vấn đề sức khỏe tinh thần.

3.4. Mất kết nối hoặc rút lui khỏi các mối quan hệ là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe tinh thần

Không phải ai cũng thích có nhiều mối quan hệ, thích tiệc tùng, giao lưu và chia sẻ mọi chuyện. Nhưng nếu bạn thấy ai đó dần cắt đứt các mối quan hệ đang thân tình, không có nhu cầu giao tiếp với mọi người, thậm chí chỉ thích ở một mình, không thích ra ngoài một mình. Khi những hành động này không nhằm bất kỳ mục đích mang tính tích cực nào, hay không phải trong khoảng thời gian cần thiết cho một công việc/nhiệm vụ nào đó, mà điều này có thể dẫn đến những ảnh hưởng nhất định trong cuộc sống/công việc, chúng diễn ra trong một thời gian dài thì có thể là dấu hiệu của việc ai đó cảm thấy thiếu an toàn và muốn rút lui khỏi các mối quan hệ.

Nhìn chung, các biểu hiện rút lui khỏi cuộc sống, đặc biệt nếu đây là sự thay đổi lớn so với tính cách thông thường của bạn, có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn sức khỏe tinh thần. Nếu một người bạn hoặc người thân đang tự cô lập và từ chối tham gia các hoạt động xã hội, họ có thể cần được giúp đỡ.

3.5. Các vấn đề về giấc ngủ, ăn uống, hoạt động chức năng là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe tinh thần

Những thay đổi trong giấc ngủ cũng cần được lưu ý, kể cả mất ngủ hay ngủ quá nhiều. Những người có vấn đề về sức khỏe tinh thần có thể thức trắng cả đêm, hoặc ngủ cả ngày mà không muốn ra khỏi giường trong suốt một thời gian dài (ít nhất là 2 tuần). Điều này ảnh hưởng tới cả sức khỏe thể chất và những sinh hoạt khác trong ngày.

Đối với một số người, ăn nhiều hoặc ít hơn bình thường, tăng cân hoặc giảm cân nhanh có thể là dấu hiệu cảnh báo rối loạn sức khỏe tâm thần.

Bạn có thể nhận thấy rằng một người bạn hoặc người thân dường như kém năng lực hơn trước đây. Họ có thể học kém ở trường hoặc nơi làm việc và không hoàn thành trách nhiệm của mình. Họ có thể đã ngừng quan tâm đến ngoại hình hay chăm sóc vệ sinh cá nhân. Họ có thể gặp khó khăn trong việc ghi nhớ mọi thứ hoặc tập trung vào một nhiệm vụ.

3.6. Những suy nghĩ hoặc niềm tin phí lý là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe tinh thần

Những suy nghĩ như tiêu cực (hủy hoại) về bản thân như “Tôi là kẻ thất bại”, “Đó là lỗi của tôi” hoặc “Tôi vô dụng”, “tôi là người xấu”, “tôi không xứng đáng”, “tôi có thể đang bị trừng phạt”... về những điều nằm ngoài tầm kiểm soát hoặc phí lý của một người, thì họ có thể đang cảm thấy tội lỗi hoặc vô giá trị. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới việc họ nhìn nhận giá trị của bản thân mà nó cũng là dấu hiệu của rối loạn tâm thần nào đó.

Hoặc một người có thể gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần nếu họ nghĩ kiểu như: “Mình có một sức mạnh đặc biệt”, “người khác đang kiểm soát suy nghĩ hoặc hành động của tôi”, “ai đó đang có suy nghĩ hoặc hành vi tấn công/muốn giết tôi”, hoặc họ có thể nhìn hoặc nghe thấy những điều mà người khác không thể.

3.7. Ý nghĩ tự sát và hành vi tự hai là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe tinh thần

Với một số vấn đề về sức khỏe tâm thần, một người có thể bày tỏ mong muốn làm tổn thương hoặc tự sát. Họ có thể đã tự làm hại mình hoặc đang nghĩ cách để chết. Một số người có thể có ý nghĩ làm hại người khác.

Nếu ai đó bày tỏ rằng họ ý định tự tử hoặc có ý định hoặc hành vi làm hại bản thân hoặc người khác. Đừng lờ điều đó đi, hãy trò chuyện cùng họ, và tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp vì nó là dấu hiệu và nguy cơ ảnh hưởng tới cả sức khỏe thể chất và tinh thần.

3.8. Lạm dụng chất gây nghiện, kích thích, hoạt động nguy hiểm hoặc tình dục không an toàn là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe tinh thần

Sử dụng các chất kích thích để đối phó, chẳng hạn như rượu hoặc ma túy, hoặc bắt đầu tham gia vào các hoạt động như quan hệ tình dục không an toàn, các hoạt động nguy hiểm như đua xe, phạm tội, tấn công người khác,... có thể là biểu hiện của một vấn đề sức khỏe tinh nào đó. Ngoài ra, việc sử dụng chất gây nghiện cũng có thể gây ra bệnh tâm thần.

Nếu bạn hoặc người thân trải qua bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào nêu trên trong thời gian dài hoặc nếu các triệu chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày, hãy bổ sung ngay Nhân sâm, Hồng sâm hay Hắc sâm… vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để định thần, ích trí và tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia tâm lý ngay. Điều trị sớm có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/roi-loan-luong-cuc-va-nhung-dieu-can-phai-biet.html

Sức khỏe tinh thần là một phần quan trọng của sức khỏe tổng thể. Nhận biết và chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe tinh thần có thể giúp bạn hoặc người thân tìm kiếm sự hỗ trợ kịp thời và ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng. Hãy luôn lắng nghe cơ thể và tâm trí của bạn, và đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần.

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Tham khảo về sức khỏe tinh thần trong bài viết:

Mental health. Wordnet search. Princeton University.

The world health report 2001 - Mental health: New understanding, New hope

Mental health: strengthening our response. WHO

Signs of mental health issues. Health Direct.

Tin liên quan

Các Dấu Hiệu Tổn Thương Tinh Thần Chưa Được Giải Quyết Và Cách Quản Lý Chúng Các Dấu Hiệu Tổn Thương Tinh Thần Chưa Được Giải Quyết Và Cách Quản Lý Chúng
Nhiều người có thể không nhận ra tổn thương tinh thần chưa được giải quyết có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và các mối quan hệ của họ như...
Stress Và Những Điều Bạn Nhất Định Không Được Bỏ Qua Stress Và Những Điều Bạn Nhất Định Không Được Bỏ Qua
Stress là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi phải đối mặt với các tình huống khó khăn, áp lực hoặc thay đổi. Mặc dù stress có thể thúc đẩy chúng ta hoàn thành...
Biểu Hiện Về Vấn Đề Sức Khỏe Tâm Lý Ở Các Lứa Tuổi Biểu Hiện Về Vấn Đề Sức Khỏe Tâm Lý Ở Các Lứa Tuổi
Hầu hết mọi người tin rằng tình trạng sức khỏe tâm thần rất hiếm và “xảy ra với một ai đó khác”. Trên thực tế, tình trạng sức khỏe tâm thần là một...
Sang Chấn Tâm Lý, Hiểu Để Chữa Lành Sang Chấn Tâm Lý, Hiểu Để Chữa Lành
“Sang chấn tâm lý, hiểu để chữa lành” của tác giả Bessel Van Der Kolk là cuốn sách rất hữu ích cho những ai đang làm công việc liên quan đến chăm sóc sức khỏe...
Rối Loạn Lưỡng Cực Và Những Điều Cần Phải Biết Rối Loạn Lưỡng Cực Và Những Điều Cần Phải Biết
Rối loạn lưỡng cực là một rối loạn tâm thần đặc trưng bởi sự thay đổi cực đoan về tâm trạng, năng lượng và mức độ hoạt động. Những người mắc...
Làm Cách Nào Để Giúp Đỡ Bản Thân Hoặc Người Thân Bị Rối Loạn Stress Sau Sang Chấn (PTSD)? Làm Cách Nào Để Giúp Đỡ Bản Thân Hoặc Người Thân Bị Rối Loạn Stress Sau Sang Chấn (PTSD)?
Để có thể hỗ trợ được người bị rối loạn stress sau sang chấn thì bạn cần hiểu rối loạn stress sau sang chấn là gì? Các dấu hiệu/triệu chứng của nó ra...
8 Chứng Rối Loạn Tâm Thần Thường Gặp 8 Chứng Rối Loạn Tâm Thần Thường Gặp
Thời gian gần đây, các vấn đề về sức khỏe tâm lý (hay sức khỏe tâm thần) được nói đến rất nhiều, như tôi trầm cảm quá, tôi sang chấn rồi,... Tuy nhiên...
Rối Loạn Stress Sau Sang Chấn (PTSD) - Những Điều Bạn Cần Biết Rối Loạn Stress Sau Sang Chấn (PTSD) - Những Điều Bạn Cần Biết
Rối loạn stress sau sang chấn (PTSD - Post-Traumatic Stress Disorder) là một rối loạn tâm lý nghiêm trọng có thể phát triển sau khi một người trải qua hoặc chứng kiến...
Rối Loạn Lo Âu: 12 Cách Phòng Ngừa Và Vượt Qua Rối Loạn Lo Âu: 12 Cách Phòng Ngừa Và Vượt Qua
Thỉnh thoảng có cảm giác lo lắng là một phần bình thường của cuộc sống, nhưng những người mắc chứng rối loạn lo âu thường xuyên cảm thấy lo lắng, sợ...
Các Chứng Rối Loạn Lo Âu Phổ Biến Các Chứng Rối Loạn Lo Âu Phổ Biến
Rối loạn lo âu là một nhóm các rối loạn tâm lý đặc trưng bởi sự lo lắng, sợ hãi hoặc hoảng sợ không kiểm soát được và thường không tương xứng với tình...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Top Những Hoạt Chất Căng Bóng Da Không Thể Bỏ Qua Top Những Hoạt Chất Căng Bóng Da Không Thể Bỏ Qua
Những năm gần đây, xu hướng sở hữu làn da trắng sáng đã trở thành một trong những tiêu chuẩn làm đẹp của nhiều phụ nữ châu Á nói chung và phụ nữ Việt...

Bí Quyết Sử Dụng Serum Hiệu Quả Để Có Làn Da Khỏe Đẹp Bí Quyết Sử Dụng Serum Hiệu Quả Để Có Làn Da Khỏe Đẹp
Trong ngành làm đẹp, serum đã trở thành một sản phẩm không thể thiếu trong quy trình chăm sóc da. Với hàm lượng dưỡng chất cao, serum giúp cải thiện các vấn đề...

Hexylresorcinol - Kẻ Kế Nhiệm Ngai Vàng Trong Làng Dưỡng Trắng Hexylresorcinol - Kẻ Kế Nhiệm Ngai Vàng Trong Làng Dưỡng Trắng
Nhắc đến dưỡng trắng, dưỡng sáng là nghĩ ngay đến Hydroquinone, bởi đây là hoạt chất được xem như là "tiêu chuẩn vàng" rầm rộ trong suốt một thời gian dài....

Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...

7 Thói Quen Của Người Siêu Khỏe Mạnh 7 Thói Quen Của Người Siêu Khỏe Mạnh
Sống khỏe thực ra không khó như chúng ta vẫn nghĩ. Mỗi người đều có thể tạo ra một lối sống lành mạnh phù hợp với bản thân mình. Vậy làm thế nào để...

Cách Phục Hồi Chức Năng Nuốt Sau Đột Quỵ Não Cách Phục Hồi Chức Năng Nuốt Sau Đột Quỵ Não
Đột quỵ não, một tình trạng cấp cứu y khoa nghiêm trọng, không chỉ gây tổn thương đến chức năng vận động mà còn ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon