Hotline

0902158663
MENU
0
09/10/2023 - 3:34 PMedallyhanquoc.vn 260 Lượt xem

Lá gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, chịu trách nhiệm xử lý và loại bỏ các độc tố, sản xuất các hợp chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất và duy trì cân bằng nội tiết. Sức khỏe lá gan đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lý và vấn đề về sức khỏe.

Bài viết này sẽ giới thiệu về tầm quan trọng của sức khỏe lá gan và cung cấp các giải pháp toàn diện để duy trì lá gan khỏe mạnh. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về chủ đề này.

Gan và giải pháp toàn diện cho lá gan luôn khỏe mạnh

Gan và giải pháp toàn diện cho lá gan luôn khỏe mạnh

1. Vị trí của lá gan

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất cơ thể, có màu đỏ sẫm, nặng 1,4-1,6kg chiếm khoảng 2% trọng lượng cơ thể người lớn và 5% trọng lượng cơ thể trẻ em. Những xương sườn bên dưới cùng có tác dụng che chở, bảo vệ gan khỏi các chấn thương từ bên ngoài.

Vị trí của lá gan:

Gan nằm ngay dưới cơ hoành.

Gan nằm ở bên phải ổ bụng và tiếp giáp với nhiều cơ quan khác trong cơ thể: phía trước bên phải giáp với dạ dày, phía sau bên phải giáp với thận phải, phía dưới giáp với ruột non cùng ruột già. Mặt dưới của gan có túi mật.

2. Cấu tạo của lá gan

Bề mặt ngoài của mỗi đơn vị cấu trúc là những tĩnh mạch, động mạch nhỏ và hệ thống ống dẫn, đưa chất lỏng đến và đi.

Mạng lưới này có thể chuyển tải qua gan 1,4 lít máu/ phút, khoảng 2000 lít máu một ngày đêm. Lượng máu này sau khi qua gan sẽ được chuyển về tim, để từ đó phân phối cho các bộ phận khác trong cơ thể.

3. Chức năng của lá gan

3.1. Chức năng chuyển hóa của gan:

Chức năng chuyển hóa Protein của gan:

Tạo hình và cung cấp năng lượng.

Tại ruột non, protein trong thức ăn bị bẻ gãy ra thành các mảnh nhỏ nhất gọi là amino acid và sau đó được đưa tới gan.

Gan sẽ tổng hợp amino acid này thành các proteins chuyên biệt của cơ thể.

Proteins không dự trữ tại gan.

Mỗi phút có khoảng 1-1,5l máu được vận chuyển đến gan để gan chuyển hóa.

Máu giàu oxy được động mạch gan đưa đến gan và đồng thời hệ thống tĩnh mạch của mạng máu giàu chất dinh dưỡng lấy được từ ống tiêu hóa đến gan.

Trong các tế bào gan các chất dinh dưỡng (carbohydrate, protein và chất béo) tiếp tục được chuyển hóa.

Chức năng chuyển hóa Carbonhydrate của gan:

Cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Carbonhydrate trong thức ăn bị bẻ gãy ra thành các loại đường (các đường đơn: glucose, galactose và fructose được hấp thụ vào máu rồi đưa đến gan). Glycogen là những carbonhydrate được tích trữ tại gan và tại bắp cơ. Các carbonhydrate còn lại ở trong chất đường của máu và là nguồn năng lượng cho các tế bào. Nếu lượng carbonhydrate hấp thu vào nhiều hơn nhu cầu của cơ thể thì sẽ được chuyển thành các chất béo và dự trữ tại mô mỡ.

Chức năng chuyển hóa chất béo của gan:

Chất béo là nguồn năng lượng cao, là nguồn dự trữ năng lượng.

Thành phần của các vách tế bào.

Dung môi để hấp thụ vitamin A, D, E và K.

Chất béo và các cholesterol được hấp thụ tại ruột non và vận chuyển theo hệ bạch huyết đến gan. Các thành phần của chất béo (acid béo và glycerol) chuyển hóa tại gan rồi chuyển đến các cơ và là một nguồn năng lượng hoạt động của cơ.

Lượng chất béo dư thừa được tích trữ trong các mô mỡ.

Gan giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất béo từ ruột non bằng cách tiết ra dịch mật.

3.2. Chức năng giải độc của gan:

Đây là một chức năng sinh lý của gan được đánh giá quan trọng hàng đầu. Để bảo vệ cơ thể, gan đóng vai trò như hàng rào ngăn chặn các yếu tố độc hại xâm nhập qua đường tiêu hóa. Gan làm giảm độc tính và thải trừ một số chất được tạo ra trong quá trình chuyển hóa của cơ thể.

Gan chống độc bằng 2 cơ chế:

Giữ lại kim loại nặng như đồng, chì, thủy ngân… sau đó sẽ thải ra ngoài.

Biến các chất độc thành chất không độc hoặc ít độc hơn bằng các phản ứng hóa học sau đó thải ra ngoài qua đường mật hoặc đường thận.

Rất nhiều chất như bilirubin, alkaloid, phenol, hormone steroid, các loại thuốc (kháng sinh, aspirin, barbiturate…) sẽ được kết hợp với acid glucuronic sau đó thải ra trong nước tiểu hoặc dịch mật.

3.3. Chức năng dự trữ của gan:

Dự trữ các vitamin tan trong chất béo A, D, E và K, gan liên quan đến quá trình chuyển hóa các vitamin nhóm B. Các chất khoáng(sắt) cũng dự trữ tại gan.

Gan dự trữ glycogen, lipid, các protein, sắt, vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K và vitamin B12. Ngoài ra, gan còn dự trữ sắt từ hemoglobin dưới dạng ferritin để sẵn sàng tạo ra các hồng cầu mới.

Dự trữ máu gan được xem là cơ quan nhận được nhiều máu nhât của cơ thể ( 600-700 ml ).

Chức năng của lá gan là gì?

Chức năng của lá gan là gì?

4. Rối loạn chức năng gan

Rối loạn chức năng gan là tình trạng tổn thương của gan khi chức năng bị rồi loạn sẽ khiến cho gan hoạt động diễn ra không như bình thường, làm cho toàn bộ hoạt động của cơ thể cũng bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân có thể do thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học, thường xuyên sử dụng rượu bia và các chất kích thích, đồ ăn cay nóng…

Rối loạn chức năng gan không quá nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và gây hậu quả đáng tiếc.

5. Triệu chứng suy giảm chức năng gan

Thường không có biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài mà nó phát triển một cách âm thầm chính vì thế khiến cho người bệnh khó phát hiện, mất nhiều thời gian để khắc phục.

Biểu hiện suy giảm chức năng gan:

  • Rối loạn tiêu hóa, đầy bụng khó tiêu, ăn không ngon miệng, khiến cơ thể mệt mỏi khó chịu.

  • Hơi thở có mùi hôi là biểu hiện khi gan không làm tốt nhiệm vụi giải độc cả mình.

  • Chướng bụng gan là nơi tiếp nhận nhiều chất độc, nếu gan bị tổn thương sẽ khiến cho việc xử lý chất độc không được diễn ra tốt và lúc này dạ dầy sẽ chướng hới.

  • Vàng mắt, vàng da. Da, móng tay, lòng trắng mắt sẽ chuyển sang màu vàng, màu vàng đậm hay nhạt sẽ tùy theo mức độ tổn thương của gan.

  • Bên cạnh đó tiểu cầu bị giảm và thiếu hụt khiến xuất hiện các vết bầm tím trên da, tóc bị rụng, đau hạ sườn phải…

6. Chế độ dinh dưỡng khi bị bệnh gan cấp

Viêm gan cấp là tình trạng các tế bào trong mô gan bị viêm khiến gan tổn thương. Đây là bệnh lý phát triển đột ngột và kéo dài trong thời gian ngắn dưới 6 tháng.

6.1. Những nguyên nhân gây ra viêm gan cấp điển hình có thể kể đến như:

Do virus : Đây là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất.

Do rượu bia: Rượu bia làm cho gan sưng phồng và bị viêm nhiễm. Khi người bệnh nạp rượu bia vào cơ thể, ban đầu có thể dẫn tới gan nhiễm mỡ, rồi đến viêm gan cấp, sau đó hình thành nên xơ gan, ung thư gan.

Do lạm dụng thuốc: Việc lạm dụng kháng sinh, thuốc giảm đau có thể làm suy yếu chức năng chuyển hóa và giải độc của gan, gây hoại tử tế bào gan, ngăn chặn sự bài tiết của mật.

Nguyên nhân viêm gan cấp do vi khuẩn, ký sinh trùng: Ký sinh trùng sốt rét P. Falciparum trong giai đoạn ký sinh có thể gây tổn thương tế bào gan. Ngoài ra, các ký sinh trùng khác như giun, sán chó, sán lá gan, các loại xoắn khuẩn,... có trong gỏi cá, thịt tái, rau sống, thịt chó, tiết canh... cũng có thể xâm nhập vào cơ thể con người và hình thành nên bệnh.

6.2. Chế độ dinh dưỡng khi bị bệnh gan cấp:

Giai đoạn đầu: thời kỳ này bệnh nhân có thể sốt, nôn mửa, đau nhức hoặc biếng ăn. Vì gan vẫn phải làm việc khi tế bào gan bị tổn thương do đó phải áp dụng chế độ nương nhẹ gan và nương nhẹ dạ dày, ruột.

Chế độ ăn như sau: Chủ yếu cung cấp năng lượng bằng đường đơn:(truyền glucose, acid amin, uống nước đường, nước hoa quả, sữa tươi, nước cơm, nước cháo….)

Khi sốt đã giảm, lượng nước tiểu tang lên, áp dụng chế độ ăn sữa với khoảng 1000 Kcalo (1000-1500ml sữa)/ngày. Sữa là một loại thức ăn tốt vì nó không có nhiều cặn bã, không độc và còn có khả năng chống độc, lợi tiểu, có thể dung sữa tách bơ hoặc sữa đã rút kem pha thêm đường hoặc dùng các sản phẩm dinh dưỡng.

  • Đủ vitamin và chất khoáng theo nhu cầu.

  • Số bữa ăn 6-8 bữa/ ngày.

  • Nước 2-2,5l/ngày.

Giai đoạn tiếp theo: Cuối giai đoạn cấp tính này có thể cho bệnh nhận ăn thêm ngũ cốc dưới dạng bột, cháo và khi đã hết sốt áp dụng chế độ ăn có nhiều protid và nhiều methionine như sữa tách bơ, thịt nạc, cá nạc cùng với tăng cường calo, tăng cường chất bột.

  • Đủ vitamin chất khoáng và nước.

  • Không dung thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng.

  • Số bữa ăn 4-6 bữa/ngày.

Khi thời gian chán ăn, các triệu chứng buồn nôn, nôn giảm có thể dùng chế độ sữa + bột + rau củ, nghĩa là cùng với sữa cho ăn thêm cháo, phở, quả chín, rau tươi nấu chín (trừ cải, đậu đỗ).

Giai đoạn hồi sức: Cần chú ý tăng protid (chất đạm), ngoài sữa cần làm thêm thịt, cá, trứng. Trong giai đoạn hồi sức thường dùng trong 3 tháng.

Cùng với chế độ ăn, bổ sung thêm vitamin nhóm B (đặc biệt vitamin B1, B12), vitamin K (nếu có xu hướng chảy máu), vitamin C, kẽm để cải thiện sự thèm ăn.

7. Chế độ dinh dưỡng khi bị bệnh gan mãn tính

Viêm gan mãn là tổn thương mãn tính ở gan có đặc trưng là xâm nhập tế bào viêm và hoại tử tế bào gan kéo dài trên 6 tháng. Có nhiều nguyên nhân gây viêm gan mãn tính nhưng nguyên nhân do virus viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu.

7.1. Bệnh gan mãn tính lâm sàng và cận lâm sàng:

  • Lâm sàng: Bệnh nhân có thể không có triệu chứng như mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, có thể đau nhẹ hoặc tức nặng vùng gan.

  • Giai đoạn tiến triển: Vàng da, vàng mắt, da sạm, sao mạch, long bàn tay son, sút cân, xuất huyết dưới da, gan to, lá lách có thể to, sốt kéo dài.

  • Giai đoạn muộn có thể phù, cổ chướng. Xét nghiệm: Tăng biliburin máu, men gan và tăng mức gamma-globulin.

7.2. Nguyên tắc chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gan mãn tính:

  • Cần chọn thực phẩm tươi, tránh thức ăn dễ gây dị ứng như đồ biển, tôm, ốc, tránh nấu nướng cầu kỳ.

  • Cần ăn nhiều bữa để cơ thể hấp thụ tốt.

  • Dùng thịt nạc, trứng phải đun chín, sữa dùng rất tốt.

  • Các chất béo chỉ nên dùng dầu thực vật, bơ và ăn sống, tránh xào rán.

  • Nên uống nước đun sôi.

  • Không nên uống rượu, dùng gia vị.

  • Tránh ăn các loại sò, hến, cá song.

8. Chế độ dinh dưỡng khi bị bệnh Viêm gan do rượu

Viêm gan do rượu có thể xảy ra ở những người uống rất nhiều rượu trong nhiều năm nhưng không phải tất cả những người nghiện rượu nặng phát triển viêm gan do rượu, bệnh có thể xảy ra ở nhưng người uống rượu vừa phải. Nếu được chuẩn đoán viêm gan do rượu, phải ngừng uống rượu.

8.1. Triệu chứng Viêm gan do rượu:

  • Mất cảm giác ngon miệng.

  • Buồn nôn và ói mửa.

  • Đau bụng, vàng da và long trắng măt.

  • Sốt, bụng trướng do tích tụ dịch (cổ trướng ).

  • Rối loạn tinh thần, mệt mỏi.

8.2. Nguyên tắc chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Viêm gan do rượu:

  • Tránh sử dụng rượu để gan tái tạo, dung đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng.

  • Chế độ ăn cung cấp đủ vitamin C, E, K, Phospho, Kali, Selen, Magie, Kẽm và Kali.

  • Trường hợp có cổ chướng nên sử dụng dung dịch muối có độ đậm, độ năng lượng cao để hạn chế dịch đưa vào.

  • Bổ sung acid amin mạch nhánh (BCCA) cho bệnh nhân có tiến triển hội chứng não gan.

9. Chế độ dinh dưỡng khi bị bệnh Xơ gan

Xơ gan là giai đoạn muộn của quá trình xơ hóa (tạo sẹo) ở gan do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, chẳng hạn như viêm gan virus và nghiện rượu mãn tính. Gan sẽ cố gắng tự phục hồi sau mỗi lần bị tổn thương. Quá trình phục hồi này sẽ hình thành các mô sẹo, tổn thương càng kéo dài, càng nhiều mô sẹo được hình thành.

Sự xơ hóa làm cản trở hoạt động bình thường của gan. Mô sẹo ngăn chặn dòng chảy của máu qua gan và làm chậm quá trình xử lý các chất dinh dưỡng, hormone, thuốc và chất độc tại gan. Nó cũng làm giảm sản xuất protein và các chất khác do gan tạo ra. Xơ gan giai đoạn cuối có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Giải pháp dinh dưỡng cho người bệnh xơ gan: https://edallyhanquoc.vn/giai-phap-dinh-duong-cho-nguoi-mac-benh-xo-gan.html

Giải pháp dinh dưỡng cho người mắc bệnh xơ gan

Giải pháp dinh dưỡng cho người mắc bệnh xơ gan

10. Lời khuyên dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo hoạt động bình thường, phòng bệnh gan

Muốn gan khỏe mạnh cần có chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện thể dục, cẩn thận khi dung một số thuốc, kiểm tra sức khỏe định kỳ, tiêm phòng vacxin.

Không uống nhiểu rượu. Thói quen này có thể phá hủy tế bào gan và dẫn tới tình trạng xơ gan có thể gây tử vong. Vậy uống bao nhiêu là nhiều? Chính phủ Mỹ đưa ra hướng dẫn rằng đàn ông nên uống không quá 2ly/ngày, còn phụ nữ chỉ nên uống 1ly/ngày.

Chế độ ăn lành mạnh: tăng cường thực phẩm tốt cho gan như rau sạch, nên dùng rau lá có khả năng giải độc gan, có thể ăn sống hoặc nấu chín hoặc ép nước uống, rau nhiều vitamin, giá trị dinh dưỡng cao đặc biệt là chất diệp lục trong rau xanh cực kỳ tốt cho gan như:

  • Mướp đắng: có công dụng giải độc rất tốt.

  • Cà rốt: nhiều beta-carotene giúp tăng cường sức khỏe cho gan.

  • Tỏi: có chứa hàm lượng allcin và selenium giúp giải độc gan rất tốt bên cạnh đó tỏi còn kích hoạt enzyme của gan, giúp tăng cường thải độc tố cho gan.

  • Cam, quýt, bưởi, chanh: nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa giúp tăng quá trình thanh lọc chất độc của gan, quả bơ cũng tốt cho gan…

  • Actiso: sẽ giúp tăng cường quá trình lọc các chất độc giúp mát gan, gan luôn khỏe mạnh.

Hạn chế sử dụng rượu bia: uống quá nhiều rượu bia khiến cho gan hoạt động nhiều hơn, gan bị tổn thương lâu ngày nếu không được điều trị sẽ dẫn đến xơ gan, ung thư gan.

Hạn chế: dùng quá nhiều thực phẩm protein, phù tạng, đồ ăn chiên xào, cay nóng, không hút thuốc lá….

Tập thể dục: đều đặn, kiểm soát cân nặng ở mức cho phép, tránh mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và từ đó không bị xơ gan

Cẩn thận: với một số loại thuốc nhất định, một số loại thuốc hạ cholesterol, thuốc giảm đau acetaminophen (Tylenol) có thể làm tổn thương gan do uống quá nhiều, tránh lạm dụng thuốc bổ có thể làm chức năng gan bị mất cân bằng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Phòng bệnh viên gan virus: viêm gan A có thể lây từ ăn hoặc uống nước có virus gây bệnh. Có thể tiêm vacxin phòng nếu tới vùng đang xảy ra dịch bệnh. Viêm gan B và C lây lan qua đường máu và dịch chảy ra từ cơ thể để giảm nguy cơ thì không nên dùng chung đồ vật như bàn chải đánh răng, dao cạo hoặc kim tiêm, hạn chế số bạn tình và luôn sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục. Không có vacxin phòng ngừa viêm gan C nhưng có 1 loại phòng ngừa viêm gan B. Tránh tiếp xúc với một số sản phẩm làm sạch, sản phẩm xịt và thuốc trừ sâu có chứa các hóa chất có thể làm hỏng gan của bạn.

10.1. Top thực phẩm tốt cho gan:

  • Bông cải xanh.

  • Cà phê.

  • Trà xanh.

  • Nước.

  • Yến mạch.

  • Hạnh nhân.

  • Rau chân vịt.

10.2. Top thực phẩm không tốt cho gan:

  • Thức uống có cồn.

  • Đồ ăn nấm mốc.

  • Thức ăn nhanh.

  • Dữa chua muối, cà muối.

  • Thịt đỏ.

  • Thịt nướng.

  • Măng tương.

10.3. Thực đơn 7 ngày cho lá gan khỏe mạnh

Tuần

Bữa chính

Bữa trưa

Bữa tối

Thứ 2, thứ 5

  • Cơm 2 bát

  • Thịt đậu sốt cà chua

  • Rau cải bắp luộc

  • 1 quả trứng luộc

  • 1 quả hồng xiêm

Thứ 3, thứ 6, chủ nhật

  • Cơm 2 bát

  • Canh chua,dứa,ngao

  • Su su,cà rốt luộc chấm muối vừng

  • Thịt chân giò luộc

  • 1 quả chuối

Thứ 4, thứ 7

  • Uống 200ml Cà phê thải độc Edally BH

  • Edally Healthy Meal

  • ½ quả lê

  • Hồng sâm lát tẩm mật ong Edally BH

  • Cơm 2 bát

  • Trứng kho thịt

  • Rau cải luộc

  • Đậu rán

  • Lạc rang

  • ½ quả thanh long

Sức khỏe lá gan là quan trọng cho sự cân bằng và sức khỏe tổng thể của cơ thể. Bằng cách tuân thủ các giải pháp toàn diện như chế độ ăn uống cân đối, bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe, kiểm soát cân nặng, và hạn chế các yếu tố gây hại, bạn có thể bảo vệ và duy trì lá gan khỏe mạnh suốt đời.

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Tin liên quan

Thời Điểm Nào Nên Và Không Nên Bổ Sung Lợi Khuẩn Cho Da? Thời Điểm Nào Nên Và Không Nên Bổ Sung Lợi Khuẩn Cho Da?
Bổ sung lợi khuẩn cho da là một phương pháp dưỡng da ngày càng được quan tâm nhờ vào khả năng cân bằng hệ vi sinh, cải thiện sức khỏe và vẻ đẹp của làn...
Thứ Tự Ưu Tiên Các Bước Dưỡng Da Cơ Bản Thứ Tự Ưu Tiên Các Bước Dưỡng Da Cơ Bản
Một quy trình dưỡng da đúng cách không chỉ giúp da khỏe mạnh, mà còn tối ưu hóa hiệu quả của các sản phẩm chăm sóc. Thứ tự các bước dưỡng da cơ bản được...
Cơ Chế Xử Lý Các Loại Mụn, Liệu Bạn Đã Chăm Sóc Da Đúng Cách? Cơ Chế Xử Lý Các Loại Mụn, Liệu Bạn Đã Chăm Sóc Da Đúng Cách?
Mụn là tình trạng da phổ biến xuất hiện do nhiều nguyên nhân, từ yếu tố nội tiết, chế độ chăm sóc da không đúng cách, đến môi trường.
6 Dấu Hiệu Của Thiếu Máu Não, Dẫn Đột Quỵ Đến Gần Đừng Bỏ Qua 6 Dấu Hiệu Của Thiếu Máu Não, Dẫn Đột Quỵ Đến Gần Đừng Bỏ Qua
Thiếu máu não là tình trạng lưu lượng máu tới não bị giảm, từ đó, lượng oxy và dưỡng chất cung cấp cho não bộ bị giảm, các tế bào thần kinh thiếu năng...
Vì Sao Da Dầu Cần Dưỡng Ẩm Và Cách Dưỡng Ẩm Không Gây Bí Da? Vì Sao Da Dầu Cần Dưỡng Ẩm Và Cách Dưỡng Ẩm Không Gây Bí Da?
Vì sao da dầu cần dưỡng ẩm? Kem dưỡng ẩm đem lại lợi ích gì cho làn da? Đây là những thắc mắc chung của nhiều cô nàng nhưng cho tới hiện tại chưa có câu...
Lạm Dụng Thuốc Giảm Cân Coi Chừng Tổn Thương Thận Lạm Dụng Thuốc Giảm Cân Coi Chừng Tổn Thương Thận
Tăng cân mất kiểm soát, nhiều chị em rơi vào tình trạng béo phì, thừa cân, dẫn đến lo âu về hình thể của bản thân. Một số người tìm đến các sản phẩm...
Sỏi Túi Mật - Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa Sỏi Túi Mật - Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa
Sỏi túi mật là một vấn đề sức khỏe phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Đây là tình trạng hình thành các viên sỏi cứng trong...
Bạn Có Thực Sự Hiểu Về Mỡ Trong Cơ Thể Và Sức Khỏe? Bạn Có Thực Sự Hiểu Về Mỡ Trong Cơ Thể Và Sức Khỏe?
Mỡ dưới góc nhìn của nhiều người, luôn là “thảm họa”. Tuy nhiên, dưới góc nhìn y học, Mỡ có thể là kẻ thù của sức khỏe nhưng đồng thời, Mỡ cũng có...
Nên Bổ Sung Omega-3 Hay Omega-3-6-9 Sẽ Tốt Hơn Cho Cơ Thể? Nên Bổ Sung Omega-3 Hay Omega-3-6-9 Sẽ Tốt Hơn Cho Cơ Thể?
Omega-3, Omega-6, Omega-9 đều là acid béo không no tốt cho sức khỏe. Nhưng bạn có biết chúng khác nhau thế nào và đâu mới là dưỡng chất cần thiết hơn?
6 Dấu Hiệu Cơ Thể Lên Tiếng Khi Thiếu Omega-3 6 Dấu Hiệu Cơ Thể Lên Tiếng Khi Thiếu Omega-3
Omega-3 là “siêu dưỡng chất” giúp giữ gìn làn da, bảo vệ mắt, tăng cường trí nhớ và hỗ trợ tim mạch. Nếu bạn thường xuyên gặp các vấn đề sức khỏe...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa? Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa?
Lão hóa da là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng bạn có thể làm chậm và cải thiện tình trạng này bằng các biện pháp chăm sóc da đúng cách.

Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám? Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám?
Tăng sắc tố da, bao gồm nám, tàn nhang và đốm đồi mồi, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và chủng tộc. Các phương pháp điều trị hiện tại thường...

Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da
Hàng rào sinh học là lớp phòng thủ đầu tiên của hàng rào bảo vệ da. Đây là một quần thể các vi sinh vật sinh sống trên da bao gồm lợi khuẩn, hại khuẩn, nấm,......

Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe? Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe?
Hormone tuyến giáp duy trì sức khỏe tốt bằng cách giữ cho cơ thể hoạt động bình thường bằng cách điều chỉnh mức năng lượng, sự trao đổi chất, nhiệt độ...

Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào? Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào?
Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là một tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon