Hotline

0902158663
MENU
0
15/02/2024 - 8:57 PMedallyhanquoc.vn 86 Lượt xem

Có nhiều phương pháp trị - cải thiện mụn khác nhau, nhưng với tâm lý muốn sạch mụn nhanh, đại đa số bạn đang bị mụn thường ưu tiên lựa chọn những phương pháp có tính “tìm diệt” các nguyên nhân gây mụn như: vi khuẩn, tế bào sừng chế.t, ức chế bằng mọi giá biểu hiện phản ứng viêm…

Tuy phương pháp tìm diệt này mang lại hiệu quả cao và thời gian cải thiện có phần nhanh hơn (một vài ngày hay vài tuần có khi đã thấy kết quả) nhưng nếu quá lạm dụng, bạn có thể đối mặt với những hậu quả lâm sàng từ tác dụng phụ của phương pháp này.

Hãy cùng edallyhanquoc.vn đi cụ thể vào một vài phương pháp “tìm diệt” được sử dụng phổ biến nhất hiện nay để làm rõ liệu rằng hậu quả lâm sàng cũng như điểm hạn chế của chúng sẽ tác động nghiêm trọng đến sức khoẻ làn da và cả sức khoẻ tổng thể như thế nào nhé (nhớ đọc đến cuối bài vì sẽ có bật mí về lời giải).

Hậu quả lâm sàng từ các phương pháp trị mụn tìm diệt kiểu truyền thống

Hậu quả lâm sàng từ các phương pháp trị mụn tìm diệt kiểu truyền thống

1. Sử dụng kháng sinh trị mụn tìm diệt

Dùng kháng sinh để trị mụn là liệu pháp rất phổ biến, không chỉ trong phác đồ điều trị mụn trứng cá do bác sĩ da liễu kê đơn với những bệnh nhân có tình trạng mụn nặng, mà còn được nhiều bạn tự mua về sử dụng không có kiểm soát bởi các chuyên gia... Kháng sinh khi vào da sẽ trực tiếp tiêu diệ.t vi khuẩn gây mụn C.acnes, ức chế các yếu tố hoá học do vi khuẩn này gây ra và làm giảm sự xâm chiếm của chúng, từ đó làm giảm mụn, sưng, viêm.

Hiệu quả điều trị cao và nhanh chóng là lý do khiến nhiều bạn lựa chọn phương pháp này. Các kháng sinh thường được sử dụng phổ biến như: Tetracycline, Macrolide, Penicillin, Cephalosporin…

Kháng sinh được chỉ định điều trị với mụn ở mức độ từ trung bình cho đến rất nặng, cần được kiểm soát các phản ứng viêm nhanh chóng để không gây những hậu quả nặng nề cho làn da. Việc sử dụng kháng sinh cần có sự giám sát chặt chẽ của các bác sĩ có chuyên môn chứ không được tự ý sử dụng.

Tuy nhiên, trong thực tế, việc lạm dụng kháng sinh, tự ý mua sử dụng hoặc sử dụng không đúng theo chỉ định liều lượng của bác sĩ, sử dụng kéo dài đang diễn ra rất phổ biến ở Việt Nam. Điều này sẽ  dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh, kéo theo nhiều hệ lụy trong điều trị, thậm chí là ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể.

1.1. Đối với kháng sinh đường bôi trị mụn tìm diệt:

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng kháng sinh ngày càng lâu sẽ dẫn đến tỷ lệ càng cao chủng C. Acnes kháng thuốc. Các chủng kháng thuốc này có thể xuất hiện sau 12 - 24 tuần kể từ khi bắt đầu điều trị mụn bằng kháng sinh và vẫn duy trì sự sống kể cả khi bạn đã kết thúc liệu trình điều trị của mình (Vì trên thực tế C. acnes là một chủng thuộc hệ vi sinh vật bình thường trên da chúng ta).

Vi khuẩn hình thành màng sinh học kháng thuốc với các hình thức như:

  • Bơm phun thuốc ngược trở ra.

  • Hạn chế hấp thu thuốc.

  • Vô hiệu hóa thuốc.

  • Làm thay đổi mục tiêu thuốc.

Theo đó, kháng sinh sẽ dần giảm đi tác dụng và không còn tác dụng đối với những lần điều trị sau. Thực tế đã ghi nhận rất nhiều trường hợp càng bôi kháng sinh, thì  mụn càng bùng dữ dội hơn cả về số lượng mụn lẫn độ nặng của các vùng mụn.

Hơn 10 năm về trước, việc sử dụng kháng sinh theo đường bôi hay đường uống để điều trị mụn đều đã không còn được ưa chuộng vì khả năng đáp ứng điều trị ngày càng giảm dần hay dễ hiểu hơn thì nhiều người thường gọi là tình trạng kháng thuốc, lờn thuốc.

Mặc khác, kháng sinh tuy tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn mà chúng ta xem là có hại nhưng đồng thời cũng “cướp đi đi sự sống” của các vi sinh vật có lợi. Điều này sẽ làm phá vỡ tính cân bằng vốn có của hệ vi sinh vật trên da.

Mà bạn biết rồi đó, sự cân bằng của hệ vi sinh có mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống miễn dịch của da. Khi có vi khuẩn xâm nhập từ môi trường ngoài vào trong da, da sẽ dần mất đi khả năng tự miễn dịch, để mặc cho vi khuẩn “tung hoành ngang dọc”. Đó là lý do vì sao sau khi bạn sử dụng kháng sinh để điều trị mụn (đối với trường hợp lạm dụng, không theo chỉ dẫn của bác sĩ), tình trạng mụn sẽ ngày càng nặng thêm, da bùng viêm mất kiểm soát hay thậm chí là nhiễm trùng nặng nề hơn.

Lạm dụng kháng sinh khi trị mụn có thể gây kháng kháng sinh và một số tác dụng phụ có hại cho sức khỏe làn da cũng như sức khỏe tổng thể

Lạm dụng kháng sinh khi trị mụn có thể gây kháng kháng sinh và một số tác dụng phụ có hại cho sức khỏe làn da cũng như sức khỏe tổng thể

Ngoài ra, những người được điều trị bằng kháng sinh tại chỗ hoặc uống trong ít nhất 6 tuần có khả năng bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm họng cao hơn 2 - 4 lần so với những bệnh nhân không dùng kháng sinh trong một năm theo dõi.

1.2. Đối với kháng sinh đường uống trị mụn tìm diệt:

Riêng với kháng sinh đường uống, người điều trị mụn bằng kháng sinh có thể gặp một số tình trạng kháng thuốc nặng hơn đường bôi, biểu hiện ở các tình trạng như:

Các bác sĩ thường chọn từ 3 nhóm thuốc (tetracycline, macrolide và clindamycin) khi chỉ định dùng kháng sinh đường uống để điều trị mụn trứng cá. Những tác hại tiềm ẩn hoặc tác dụng phụ của việc sử dụng kháng sinh này được mô tả dưới đây.

Đối với nhóm kháng sinh Tetracycline (tetracycline, oxytetracycline, lymecycline, doxycycline, minocycline), một đánh giá có hệ thống năm 2012 về các nghiên cứu về tác dụng phụ chủ yếu liên quan đến minocycline đã chia các loại tác dụng phụ thành 3 loại:

  • Tác dụng sớm liên quan đến liều lượng trên các hệ cơ quan đơn lẻ (tiền đình, đường tiêu hóa, da liễu).

  • Phản ứng quá mẫn (viêm phổi, viêm thận tăng bạch cầu ái toan, bệnh huyết thanh).

  • Các rối loạn tự miễn dịch (SLE, viêm gan tự miễn, viêm đa động mạch nút).

Nhóm Macrolide (Erythromycin, Azithromycin): Các triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, nôn và đau bụng là tác dụng phụ phổ biến nhất khi sử dụng Erythromycin.

Nhóm Clindamycin: Có nghiên cứu chỉ ra rằng dùng Clindamycin bị tiêu chả.y nhẹ hơn so với nhóm dùng giả dược. Ngoài ra cũng có bệnh nhân bị viêm đại tràng màng giả.

Tựu trung, nhiều bác sĩ đã khuyên rằng không bên lựa chọn kháng sinh là giải pháp “đầu tay” trong điều trị mụn trứng cá vì những tác dụng phụ mà nó mang lại như edallyhanquoc.vn vừa trình bày ở trên. Thay vào đó, bạn nên ưu tiên lựa chọn các biện pháp thay thế giảm thiểu tối đa tác dụng phụ và ít tổn hại đến sức khỏe của da hơn.

2. Dùng benzoyl peroxide (BPO) mạnh để diệt khuẩn, trị mụn tìm diệt

Benzoyl Peroxide (BPO) được biết đến là một phương pháp cải thiện mụn nổi bật. Chắc hẳn trên dưới một vài lần bạn đã từng nghe qua câu “bị mụn hả, chấm BPO đi”. Chấm có kỹ năng thì mụn lặn hẳn còn không kỹ năng thì da bạn sẽ đối mặt với nhiều tình hệ luỵ không mong muốn.

BPO sau khi hấp thụ vào da sẽ phân hủy thành 2 hợp chất:

  • Benzoyl Radicals (Các gốc Benzoyl)

  • Axit Benzoic

Gốc Benzoyl có khả năng gây ra phản ứng oxy hóa cực kỳ cao. Nó sẽ tạo ra rất nhiều gốc tự do, dẫn đến phá hủy, làm tổn thương tế bào và lão hóa da. Cũng nhờ đặc tính này mà khi bôi BPO, vi khuẩn gây mụn sẽ bị oxy hóa hàng loạt (vì bị cướp electron), từ đó giảm mụn.

Tuy nhiên, Benzoyl là kẻ “huỷ diệt không chọn lựa”, chúng phản ứng với cả tế bào/ vi khuẩn xấu và tốt. Tất nhiên tế bào tốt ở trạng thái khỏe mạnh sẽ có độ “kháng” tốt hơn nên các tế bào ở vùng da bị mụn sẽ bị “ưu tiên” phản ứng trước.

Dùng benzoyl peroxide (BPO) mạnh để diệt khuẩn, trị mụn có thể diệt luôn cả vi khuẩn có lợi và có hại, gây rối loạn hệ vi sinh trên da

Dùng benzoyl peroxide (BPO) mạnh để diệt khuẩn, trị mụn có thể diệt luôn cả vi khuẩn có lợi và có hại, gây rối loạn hệ vi sinh trên da

Do đó, nếu dùng quá liều (thời gian lâu, bôi lượng lớn), khả năng các vùng da khoẻ mạnh cũng sẽ bị tấn công là không thể tránh khỏi. Và với khả năng oxi hoá cực mạnh của BPO, vùng da bị thoa sản phẩm sẽ mất đi độ ẩm tự nhiên và các vi khuẩn tốt bảo vệ lớp ngoài của da. Dùng nhiều ngày liên tục da sẽ bị thô ráp và đẩy nhanh quá trình lão hoá, chai mụn, thâm mụn dai dẳng, da dày sừng, rối loạn hệ vi sinh và kích thích hệ miễn dịch da quá đà, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của da.

3. Tẩy tế bào chết quá đà (dùng hoạt chất nồng độ cao, tần suất dày) để trị mụn tìm diệt

Tẩy da chết không có hại cho da nhưng việc tẩy da ch.ết quá đà (dùng hoạt chất ở nồng độ cao, tần suất dày, hoặc dùng những loại có hạt thô ráp để massage da mặt) là một trong những nguyên nhân dẫn đến phá huỷ hàng rào bảo vệ da.

Chúng ta thường dùng các axit như BHA, AHA cho mục đích thanh tẩy da chết hoá học. Vì:

BHA có khả năng bẻ gãy cầu nối gian bào desmosome, từ đó làm cho các tế bào sừng đang kết dính với nhau dễ dàng được bong ra, nhân mụn theo đó trồi lên và được loại bỏ.

AHA thì làm mềm các keratin cấu thành nên tế bào sừng, từ đó làm cho chúng nhũn ra và bong ra dễ dàng.

Trên cơ chế đó, bạn cứ tưởng tượng nếu sử dụng BHA, AHA ở tần suất cao, đồng nghĩa với việc tần suất bong sừng của da cũng tăng lên, lâu dần làm đổi loạn quy trình sinh sừng - tiêu sừng tự nhiên của da. Sừng mới không kịp sinh ra, sừng già đã rụng hết.

Mà tế lớp sừng cũng là thành phần cấu thành nên hàng rào bảo vệ da khỏi nguy cơ mất nước và sự xâm nhập của các tác nhân ngoại lai. Do đó, việc tẩy da chết với tần suất cao cũng sẽ làm cho da bị mất nước xuyên biểu bì, tác nhân ngoại lai dễ xâm nhập vào da, gây tổn hại đến cấu trúc của tế bào biểu bì sống, tạo ra phản ứng viêm tại chỗ trên da.

Tẩy da chết quá đà khi trị mụn gây mất cân bằng hệ vi sinh và độ pH khiến hàng rào bảo vệ da bị suy thoái

Tẩy da chết quá đà khi trị mụn gây mất cân bằng hệ vi sinh và độ pH khiến hàng rào bảo vệ da bị suy thoái

Cụ thể, quá trình này làm giải phóng các chất trung gian gây viêm từ tế bào, bao gồm các cytokine tiền viêm khác nhau như interleukin 1 (IL-1), IL-6, IL-8 và các yếu tố hoại tử khối u (TNF).

Sự hiện diện của các cytokine dẫn đến sự giãn nở của các mạch máu. Khi đó, các dòng tế bào miễn dịch (chủ yếu là bạch cầu hạt trung tính, tế bào lympho T và B) sẽ tràn vào, gây ra quá trình viêm.

Ngoài ra, sử dụng axit tẩy da chết ở nồng độ cao có thể làm làm thay đổi độ pH vốn có của da vì axit nồng độ càng cao thì độ pH càng thấp, trong khi đó độ pH trung bình của da là từ 4.5 - 5.5. Mà khi pH thay đổi cũng sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh da, gây ra các phản ứng bất lợi cho da như edallyhanquoc.vn đã nhắc đến ở trên.

Cứ thế, trị mụn “tìm diệt” - Da yếu đi - Lại dễ tái mụn và khó điều trị hơn. Quá trình này không khác gì việc bạn đang lạc trong một mê cung không có rối thoát. Thật ra, chúng ta có thể lựa chọn những phương pháp giảm mụn an toàn hơn, hạn chế tác động tiêu cực đến sức khỏe làn da hơn là chọn sự trắc trở, lo sợ trên con đường chông gai nhiều tác dụng phụ từ kháng sinh, BPO, tẩy da chết quá đà…

Xuất phát từ những điều này, bên cạnh những hướng dẫn an toàn cho khách hàng trong việc lựa chọn các hoạt chất để xử lý mụn hiệu quả, edallyhanquoc.vn không ngừng tìm kiếm cách giải pháp thực sự có tính thân thiện với sức khỏe làn da, xử lý từ nguyên nhân gốc rễ hình thành mụn.

Mời bạn đón đọc những bài biết tiếp theo để cùng edallyhanquoc.vn hiểu cụ thể về những phát hiện mới về nguyên nhân hình thành mụn từ gốc mà không nhiều người nói đến và cách giải quyết mụn cho êm đẹp khi đã biết được nguyên nhân gốc là từ đâu nhé.

Routine skincare trị mụn trên da

Routine skincare trị mụn trên da đến từ thương hiệu Mỹ phẩm Edally EX Hàn Quốc

Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/giai-phap-cham-soc-toan-dien-cho-lan-da-dau-mun.html

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Tin liên quan

Chiết Xuất Lô Hội - Thần Dược Da Di Năng Cho Làn Da Chiết Xuất Lô Hội - Thần Dược Da Di Năng Cho Làn Da
Từ 6.000 năm về thời kỳ đầu của Ai Cập, nơi mà loài cây lô hội này được khắc họa trên các bức chạm khắc trên đá. Vào năm 1820, lô hội chính thức được...
Citric Acid Có Tác Dụng Gì Với Làn Da? Citric Acid Có Tác Dụng Gì Với Làn Da?
Citric Acid/Axit Citric là một loại axit hữu cơ yếu và là một dạng của AHA. Vì axit có vị chua được chiết xuất từ các loại trái cây như chanh, cam, quýt và bưởi,...
Tế Bào Lympho T - Chiến Binh Thầm Lặng Của Làn Da Tế Bào Lympho T - Chiến Binh Thầm Lặng Của Làn Da
Tế bào lympho T hay còn gọi là tế bào T - là một loại bạch cầu chính thuộc dòng tế bào lympho trong hệ miễn dịch của cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong hệ...
Tranexamic Acid Là Gì Và Có Tác Dụng Gì Với Làn Da? Tranexamic Acid Là Gì Và Có Tác Dụng Gì Với Làn Da?
Tranexamic Acid là một dạng amino acid có tên là Lysine. Trước đây, các nhà bào chế thường dùng thành phần này với tác dụng cầm máu ở đường uống. Từ sau năm...
Quá Trình Tái Tạo Da Diễn Ra Như Thế Nào? Quá Trình Tái Tạo Da Diễn Ra Như Thế Nào?
Bạn có bao giờ để ý những chiếc mụn thâm vào một ngày đẹp trời bỗng nhiên biến mất mặc dù mình không tác động gì vào nó cả....
Lớp Biểu Bì - Tấm Khiên Bảo Vệ Làn Da Lớp Biểu Bì - Tấm Khiên Bảo Vệ Làn Da
Biểu bì là một hàng rào chống lại các tác nhân từ môi trường hóa học, vật lý và vi sinh vật. Ngoài vai trò cơ học của nó, lớp biểu bì còn bảo vệ các mô...
Tầm Quan Trọng Của Việc Xây Dựng Chu Trình Chăm Sóc Da Tại Nhà Tầm Quan Trọng Của Việc Xây Dựng Chu Trình Chăm Sóc Da Tại Nhà
Theo số liệu được ghi nhận trên những case lâm sàng tại các cơ sở sau khi sử dụng liệu trình chuyên nghiệp, có khoảng 60% ca thành công nhờ việc kết hợp cả...
Khó Khăn Trong Việc Điều Trị Mụn Trên Nền Da Yếu Khó Khăn Trong Việc Điều Trị Mụn Trên Nền Da Yếu
Da yếu, nhạy cảm dễ kích ứng là case bệnh khiến bất kì chủ spa/clinic nào cũng phải ngần ngại mỗi khi đưa ra phác đồ trị liệu. Nay nền da yếu ấy còn xuất...
Hệ Bạch Huyết Ảnh Hưởng Thế Nào Đến Sức Khỏe Của Làn Da? Hệ Bạch Huyết Ảnh Hưởng Thế Nào Đến Sức Khỏe Của Làn Da?
Trong cơ thể con người có đến gần 600 hạch bạch huyết, nhưng các bạn đã biết chức năng của những hạch bạch huyết này là gì chưa?
Ceramide Là Gì Và Có Tác Dụng Gì Đối Với Làn Da? Ceramide Là Gì Và Có Tác Dụng Gì Đối Với Làn Da?
Tìm hiểu và bắt kịp các liệu trình để trẻ hóa làn da trên diện rộng là một trong những thử thách với toàn bộ với các chủ cơ sở da liễu, spa, clinic,... Bởi...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

5 Thành Phần Acid Vàng Trong Mỹ Phẩm Giữ Gìn Làn Da Không Tuổi 5 Thành Phần Acid Vàng Trong Mỹ Phẩm Giữ Gìn Làn Da Không Tuổi
Với các tín đồ làm đẹp, trong quy trình skincare chống lão hóa thì việc hiểu rõ về các thành phần Acid tự nhiên trong mỹ phẩm sẽ giúp bạn đạt được làn da...

10 Lý Do Bạn Nên Thoa Kem Chống Nắng Mỗi Ngày 10 Lý Do Bạn Nên Thoa Kem Chống Nắng Mỗi Ngày
Da sạm nám, lão hóa nhanh, dễ kích ứng và nổi mụn phần lớn cũng đến từ việc chúng ta không bảo vệ hằng ngày với kem chống nắng.

Cách Chăm Sóc Da Theo Từng Độ Tuổi Cách Chăm Sóc Da Theo Từng Độ Tuổi
Trong hành trình chăm sóc sắc đẹp, việc hiểu rõ và áp dụng các bí kíp chăm sóc da phù hợp với từng độ tuổi là chìa khóa để có làn da mịn màng, rạng rỡ...

3 Biến Chứng Tiểu Đường Thường Gặp Trong Mùa Lạnh Và Cách Phòng Ngừa 3 Biến Chứng Tiểu Đường Thường Gặp Trong Mùa Lạnh Và Cách Phòng Ngừa
Thời tiết chuyển lạnh khiến cơ thể cần nhiều năng lượng hơn để giữ ấm, do vậy người bệnh tiểu đường thường có cảm giác đói và thèm ăn nhanh hơn, dẫn...

Thực Phẩm Tốt Cho Người Bệnh Lý Tuyến Giáp Ngày Lễ Tết Thực Phẩm Tốt Cho Người Bệnh Lý Tuyến Giáp Ngày Lễ Tết
Với những người mắc các bệnh về tuyến giáp như suy tuyến giáp, u tuyến giáp, rối loạn tuyến giáp, hay ung thư tuyến giáp... thường mất nhiều thời gian điều...

5 Nguyên Tắc Chăm Sóc Sức Khỏe Cho Bà Bầu Trong Kỳ Nghỉ Lễ Dài Ngày 5 Nguyên Tắc Chăm Sóc Sức Khỏe Cho Bà Bầu Trong Kỳ Nghỉ Lễ Dài Ngày
Trong dịp nghỉ lễ Tết Nguyên đán dài ngày, phụ nữ Việt thường phải bận rộn với công việc dọn dẹp nhà cửa, bếp núc và nhiều việc không tên khác... Tuy...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon