Chăm sóc đúng cách sau mổ giúp bệnh nhân phục hồi nhanh, tránh biến chứng và sớm trở lại cuộc sống bình thường. Nếu bạn hoặc người thân sắp trải qua phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm cột sống thoát ra ngoài, chèn ép lên rễ thần kinh và gây đau. Dưới đây là các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ phổ biến dẫn đến tình trạng này:
Tiền sử mắc bệnh lý về cột sống.
Vận động, tập luyện quá sức, sai tư thế trong thời gian dài.
Sử dụng thường xuyên một số thuốc.
Bị sang chấn trong qúa trình vận động, tai nạn.
Đứng hay ngồi lâu (nghề nghiệp).
Tuổi: ≥35, đặc biệt trong độ tuổi lao động.
Môi trường sống ẩm lạnh kéo dài.
Ăn uống thực phẩm giàu đạm, béo.
Di truyền. Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm cột sống bị thoát ra ngoài, chèn ép lên dây thần kinh và gây ra các triệu chứng khó chịu. Tùy vào vị trí thoát vị (cổ, thắt lưng) mà các triệu chứng có thể khác nhau.
Khi thoát vị đĩa đệm cổ thì người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như: Đau cổ, đau vai gáy lan xuống cánh tay, bàn tay, dọc cánh tay bị tê bì, cảm giác bàn tay, ngón tay mất dần.
Đau nhức vùng thắt lưng đột ngột hoặc từng cơn.
Đau lan xuống mông, đùi, chân, bàn chân, cột sống thắt lưng.
Yếu, tê các chi, tê có thể ở bàn chân hoặc tê dọc từ vùng đùi xuống chân.
Rối loạn hoạt động tiêu tiểu không tự chủ.
Các cơn đau nhức liên tục tái phát, gây khó khăn trong vận động, sinh hoạt.
Nếu bạn có triệu chứng nghi ngờ thoát vị đĩa đệm, hãy đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Thoát vị đĩa đệm gây đau đớn và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, thậm chí là gây liệt, tàn phế…. Việc điều trị đúng cách giúp kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Dùng thuốc.
Tập vật lý trị liệu.
Nội khoa thất bại sau 2 hoặc 4 tuần.
Yếu liệt chi.
Rối loạn tiêu tiểu.
Điều trị thoát vị đĩa đệm cần kết hợp nhiều phương pháp để đạt hiệu quả cao nhất. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp, giúp cột sống luôn khỏe mạnh và tránh tái phát.
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là giải pháp cuối cùng khi các phương pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả. Chăm sóc đúng cách trước và sau mổ giúp giảm nguy cơ biến chứng, rút ngắn thời gian phục hồi và đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất.
Xét nghiệm tiền phẫu: Người bệnh sè được chỉ định làm xét nghiệm máu, siêu âm bụng, X-Quang phổi + X-Quang cột sống, MRI cột sống…
Khám chu phẫu, tiền mê.
Khám các chuyên khoa Tim mạch, Nội tiết,… (nếu cần).
Nhịn ăn 8 tiếng (bắt đầu từ 22 giờ đêm hôm trước đến lúc phẫu thuật).
Vệ sinh da: NB sẽ được phát dung dịch xà phòng sát khuẩn để tắm trước mổ (thường tắm hai lần tối trước mổ và sáng sớm ngày đi mổ).
Người bệnh sẽ được bơm thuốc để làm sạch phân vào chiều ngày trước hôm mổ.
Người bệnh sẽ được chuyển từ phòng hồi tỉnh về khoa điều trị ngay sau khi ổn định (tùy theo tình trạng).
Vận động:
Ngày thứ nhất sau mổ người bệnh vận động tại giường: xoay trở, vận động chủ động tay, chân.
Bắt đầu ngày thứ hai sau mổ người bệnh có thể ngồi dậy, tập đứng tại giường và bước đi vài bước.
Những ngày tiếp theo người bệnh bắt đầu đi lại bình thường.
Người bệnh, người nhà cần theo dõi vấn đề gì sau mổ thoát vị đĩa đệm?
Tại vết mổ: băng vết mổ có thấm máu không, vùng da xung quanh vết mổ có sưng nề hay không (đặc biệt sau mổ thoát vị đĩa đệm cổ).
Theo dõi tình trạng sốt.
Tình trạng vận động chi: cảm giác tê, yếu, liệt chi có giảm hay tăng so với trước mổ.
Sau khi ra viện: Bổ sung thêm các sản phẩm như Hồng sâm, Hắc sâm hay Đông trùng hạ thảo để bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Người bệnh được ăn uống lại sau mổ 6 giờ (sữa, nước lọc, thức ăn lỏng, mềm).
Bắt đầu ngày thứ hai sau mổ có thể ăn uống lại bình thường, chú ý tăng cường chất xơ (rau, trái cây) tránh táo bón và cung cấp vitamin giúp vết mổ mau lành.
Sau mổ người bệnh có thể được đặt ống dẫn lưu vết mổ hoặc không có.
Cần theo dõi dẫn lưu: màu sắc, số lượng nếu lượng dịch ra quá nhiều cần báo ngay cho điều dưỡng chăm sóc. Thông thường dẫn lưu sẽ được rút 24 đến 48 giờ sau mổ.
Đa số người bệnh sau mổ sẽ được đặt thông tiểu, người bệnh người nhà cần chú ý báo nhân viên y tế xả khi túi chứa nước tiểu đầy. Thông tiểu sẽ được rút sớm khi người bệnh đi lại được.
Người bệnh, người nhà không tự ý rút ống dẫn lưu, ống thông tiểu.
Túi chứa hoặc bình chứa dịch luôn để thấp hơn vị trí đặt ống từ 50-60cm
Không để dây dẫn lưu bị gập khúc, khi vận động xoay trở chú ý không làm căng dây dẫn lưu (làm người bệnh đau, dễ tụt ống dẫn lưu, chảy máu..).
Giữ tư thế đúng khi sinh hoạt, làm việc: đảm bảo cột sống thẳng khi ngồi, vận động tránh khom lưng, quay cổ đột ngột. Khi cần lấy đồ vật dưới thấp nên khụy gối ngồi xuống lấy.
Giữ cân nặng cơ thể hợp lý.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ khoáng chất, canxi, vitamin (cá, tôm, cua, sữa, rau củ quả…)
Tập thể dục đều đặn: đi bộ, bơi lội, chạy xe đạp….
Bỏ thuốc lá.
Hạn chế mang giày cao, gót nhọn
Không khiêng vác vật nặng.
Tránh nằm nệm lún, hạn chế nằm võng.
Bổ sung thực phẩm chức năng: Collagen và Glucosamine…
Tham khảo thêm các sản phẩm khác tại: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Nguồn: Khoa Ngoại Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com