Tại khoa Ngoại Thần kinh cột sống - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, quy trình chăm sóc bệnh nhân trước và sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đang được tiến hành như sau:
Hoàn thiện bilan mổ gồm bộ xét nghiệm cơ bản: sinh hóa, đông máu, công thức máu, nhóm máu, miễn dịch, chụp X-quang tim phổi, điện tâm đồ (với bệnh nhân trên 60 tuổi có chỉ định đo chức năng hô hấp hoặc làm khí máu động mạch) khi có chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Khám mê: đánh giá có đủ điều kiện để gây mê/gây tê trước phẫu thuật hay không?
Viết cam kết đồng ý mổ.
Khai thác tiền sử dị ứng, các bệnh mạn tính kèm theo? Có đang điều trị thường xuyên hay không, và điều trị như thế nào? Các rối loạn tiêu hóa, chu kỳ kinh nguyệt của bệnh nhân để có biện pháp xử trí kịp thời.
Bệnh nhân được phát thuốc kháng sinh dự phòng, váy, mũ phẫu thuật, mua đai đeo lưng để mang vào phòng mổ.
Hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Tẩy trang, tháo bỏ răng giả, cắt sạch móng tay, móng chân, bệnh nhân được tắm 2 lần bằng dung dịch Clohexadine gluconate 2%, đánh sạch lưỡi khi vệ sinh răng miệng.
Hướng dẫn bệnh nhân nhịn ăn uống hoàn toàn từ 22h ngày trước phẫu thuật, với bệnh nhân có thuốc bắt buộc phải uống sáng hôm phẫu thuật thì chỉ được uống với ngụm nước rất nhỏ, đủ để trôi viên thuốc. Trong thời gian chờ mổ, nếu thấy có biểu hiện đói mệt, chóng mặt, tụt đường huyết phải báo điều dưỡng để được truyền dịch hỗ trợ.
Đánh giá dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân.
Bệnh nhân được đưa từ phòng mổ về phòng lưu theo dõi, đánh giá toàn trạng bao gồm: hô hấp, tuần hoàn, tình trạng đau, vết mổ, dấu hiệu sinh tồn,…Chăm sóc được chia ra làm 2 loại:
Thay băng vết mổ: Bảo vệ vết mổ bằng băng vô trùng trong 24 - 48h sau mổ.
Chăm sóc ống dẫn lưu: Dẫn lưu hút liên tục, khi dịch đầy chai hứng dịch cần kẹp ống dẫn lưu và đổ hết dịch sau đó bóp xẹp chai hứng dịch để tạo áp suất chân không. Theo dõi số lượng, màu sắc dịch dẫn lưu, chân chỉ ống dẫn lưu. Rút dẫn lưu theo y lệnh của bác sĩ.
Nhiễm trùng vết mổ: Đối với bệnh nhân mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thì vết mổ ở lưng và bệnh nhân thường nằm theo tư thế ngửa sẽ thường xuyên đè lên vết mổ. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu thì tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ rất thấp, chỉ khoảng 2,33%. Sử dụng kháng sinh dự phòng, theo dõi nhiệt độ, dấu hiệu sinh tồn. Sử dụng định nghĩa của CDC (Centers for disease control) không cải biên để nhận định bệnh nhân nhiễm trùng vết mổ.
Chảy máu: Ngay sau mổ, điều dưỡng phải đo mạch, huyết áp và ghi thành biểu đồ để dễ so sánh. Để phát hiện sớm biến chứng chảy máu, cần thăm khám qua theo dõi băng thấm máu, tình trạng vết mổ, qua dẫn lưu. Các biểu hiện thiếu máu trên lâm sàng như: bệnh nhân mệt nhiều, da niêm mạc nhợt, mạch nhanh, huyết áp tụt.
Sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, việc chăm sóc đúng cách đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục, giúp bệnh nhân giảm đau, ngăn ngừa biến chứng và nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:
Bệnh nhân mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường được gây mê qua ống nội khí quản, sau rút ống, bệnh nhân thường đau rát họng, nề nhẹ vùng thanh quản, ứ đọng đờm và sợ ho vì gây đau vết mổ mỗi lần ho. Vì vậy, để đảm bảo đường thở thông thoáng cho hô hấp hiệu quả, cần hướng dẫn bệnh nhân nằm đầu cao, uống nước ấm, súc họng bằng nước muối 0,9% và cho bệnh nhân uống thuốc long đờm khi cần.
Theo dõi mạch, huyết áp: Tần suất theo dõi tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân.
Theo dõi cân bằng dịch và các xét nghiệm điện giải cần thiết.
Tránh viêm tắc tĩnh mạch sâu do nằm lâu: Tăng cường các biện pháp vận động chủ động, hỗ trợ vận động chủ động cho bệnh nhân. Thực hiện y lệnh thuốc chống đông máu (nếu có).
Đánh giá đau theo thang điểm VAS (Visual Analog Scale), thực hiện y lệnh thuốc giảm đau theo giờ chứ không đợi đến lúc xuất hiện cảm giác đau mới thực hiện.
Đánh giá tình trạng tê bì xuống mông, đùi, chân so với trước phẫu thuật.
Đánh giá các dấu hiệu về rối loạn cơ tròn qua đại, tiểu tiện.
Nguyên tắc là làm cho máu dễ lưu thông, đề phòng loét.
Tránh sự đè ép liên tục lên những vùng da dễ bị tổn thương, thay đổi tư thế thường xuyên.
Vệ sinh, giữ gìn da khô, sạch nhất là các vùng dễ bị tỳ đè.
Chăm sóc ống thông niệu đạo là việc rất cần thiết để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu bằng cách: treo túi tiểu đúng vị trí, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý.
Tập phản xạ cho bàng quang giúp bệnh nhân sớm phục hồi chức năng tiểu tiện.
Đặc biệt việc vận động sớm giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu và phục hồi chức năng tiểu tiện sau rút sonde tiểu.
Thể trạng bên ngoài có thể không phản ánh chính xác tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân, đặc biệt với thời gian ngắn sau phẫu thuật. Những xét nghiệm có giá trị giúp đánh giá tình trạng dinh dưỡng là: Protein toàn phần, albumin, dung tích hồng cầu,…
Dinh dưỡng cung cấp cho bệnh nhân càng sớm càng tốt: thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa và chia ra làm nhiều bữa nhỏ.
Với bệnh nhân phẫu thuật cột sống thắt lưng thường hay gặp các vấn đề về đại tiện như táo bón, cần hướng dẫn bệnh nhân ăn nhiều chất xơ qua rau quả, uống nhiều nước và vận động sớm.
Cân nhắc nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch khi bệnh nhân không ăn uống được.
Sau khi ra viện nên bổ sung thêm các sản phẩm như Hồng sâm, Hắc sâm hay Đông trùng hạ thảo để bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe và bổ sung thêm Collagen, Glucosamine để ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm.
Tham khảo thêm các sản phẩm khác tại: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Nguồn: CNĐD. Phạm Văn Hiệp - Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com