Bệnh trứng cá chiếm tỉ lệ khá cao ở độ tuổi thanh thiếu niên từ 13 đến 25 tuổi, đa số tập trung ở lứa tuổi 14 - 19, bệnh thường khởi đầu ở tuổi dậy thì, tăng dần theo tuổi và sau 20 tuổi thì bắt đầu thuyên giảm. Bệnh tuy không nguy hiểm, nhưng tiến triển dai dẳng từng đợt, thường biểu hiện ở mặt gây ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng sống của người bị bệnh.
Muốn điều trị mụn tận gốc và hiệu quả điều quan trọng là cần phải biết nguyên nhân gây ra mụn. Muốn biết nguyên nhân gây ra mụn ta cần phải tìm hiểu cơ chế hình thành mụn.
Trứng cá là bệnh nang lông tuyến bã, nguyên nhân sinh bệnh chủ yếu gổm 4 yếu tố: tăng sản xuất chất bã, tăng sừng hóa cổ nang lông tuyến bã, hiện diện của vi khuẩn (đặc biệt là P.acnes) và tình trạng viêm. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: gia đình, nghề nghiệp, tâm lý, thời tiết... làm ảnh hưởng đến phát sinh hay làm bệnh nặng thêm.
Đó là một cơ chế hình thành nên mụn, khi nội tiết tố androgen của cơ thể, đặc biệt là testosteron tiết ra nhiều (thường gặp ở tuổi dậy thì) sẽ kích thích tuyến bã phát triển, giãn rộng làm tăng bài tiết chất bã, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn P.Acne phát triển. P. acne là vi khuẩn thường trú trong tuyến bã phân hủy chất bã tạo các acid béo tự do, ngấm vào tổ chức xung quanh tạo nên các sẩn viêm. Chính vì thế mà những tuýp da dầu rất dễ nổi mụn.
Tiếp theo là sự tăng sừng nang lông, hiểu đơn giản là sự bít tắc lỗ chân lông ấy mà. Sự tăng sừng (lớp sừng là lớp ngoài cùng của da) tạo thành nút sừng chặn ở cổ nang lông không cho chất bã tiết ra. Tuyến bã nhờn không được đào thải ra ngoài do bít tắc sẽ làm chất nhờn tích tụ lại và phình tuyến bã, gây ra mụn.
Bên cạnh đó, nhiều vi khuẩn sống trên da tưởng chừng như vô hại có thể phát triển mạnh và thâm nhập các nang bị bịt kín, dẫn đến sự hình thành các nốt sần, mụn mủ, mụn bọc hoặc mụn nang.
Sự viêm nhiễm đây là hậu quả của những hiện tượng trên làm da ửng đỏ và viêm nhiễm. Chất béo, axit béo, tế bào sừng (đã chết), vi khuẩn và các mảnh tế bào được giải phóng, tạo thành các vết viêm nhiễm rộng và sâu ở các mô lân cận.
Như vậy chúng ta có 4 cơ chế chính hình thành nên mụn gồm có: sự tăng tiết bã nhờn, sự tăng sừng, quá trình xâm nhập của vi sinh vật và sự viêm nhiêm.
Bệnh trứng cá là một tình trạng da phổ biến, đặc biệt là ở lứa tuổi dậy thì. Nhiều yếu tố có thể làm khởi phát và nặng thêm tình trạng trứng cá của bạn:
Tuổi tác: Bệnh trứng cá thường khởi phát ở lứa tuổi thanh thiếu niên, 90% ở lứa tuổi 13-19, sau đó bệnh thuyên giảm dần. Đôi khi bệnh khởi phát muộn hơn.
Giới tính: nữ bị bệnh trứng cá nhiều hơn nhưng các hình thái lâm sàng biểu hiện ở nam nặng hơn so với nữ giới.
Yếu tố gia đình: có liên quan đến bệnh trứng cá. Nghiên cứu của Andrew và cộng sự chứng minh vai trò của yếu tố di truyền trong sinh bệnh học trứng cá. Theo nghiên cứu, nếu bố mẹ bị bệnh trứng cá thì 45% con trai của họ sẽ xuất hiện trứng cá ở tuổi đi học.
Yếu tố nghề nghiệp: làm việc trong môi trường nóng, tiếp xúc dầu mỡ làm bệnh nặng hơn.
Yếu tố thời tiết: liên quan đến bệnh với khí hậu nóng ẩm, hanh khô.
Yếu tố dinh dưỡng: thức ăn ngọt (socola, đường...), đồ uống có tính chất kích thích (rượu, bia, cafe...) có liên quan đến bệnh.
Yếu tố nội tiết: những người bị bệnh nội tiết như cường giáp, Cushing... thì hay bị bệnh trứng cá.
Yếu tố thần kinh: khi bị lo lắng, căng thẳng... thì làm trứng cá nặng lên.
Yếu tố thuốc: nhiều thuốc làm nặng thêm bệnh trứng cá như: corticoid, isoniazid, nhóm halogen (bromide...)...
Việc nhận biết chính xác mức độ mụn sẽ giúp người bệnh có phương pháp điều trị hiệu quả và tránh được những biến chứng ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Là thể thường gặp nhất, xuất hiện ở tuổi dậy thì và những người có hiện tượng tăng tiết bã nhờn như da mỡ, nhờn, trơn bóng, tóc nhờn, lỗ chân lông giãn rộng. Trên nền da nhờn xuất hiện các tổn thương nhân trứng cá (mụn đầu đen, đầu trắng), mụn mủ, sẩn mủ,...
Là một thể nặng, tổn thương là các nang, áp xe, đau. Ngoài ra có các sẩn mủ, mụn mủ, sẹo,...
Tổn thương xuất hiện cấp tín, vớ, loét, đau, sốt cao. Bệnh hay gặp ở trẻ em nam.
Trứng cá do thuốc được hiểu là những mụn nổi trên da và có mối liên quan đến sử dụng thuốc. Theo chuyên gia, các thuốc dùng toàn thân có thể gây nổi mụn như: glucocorticoid, steroid tăng đồng hóa (anabolic steroid như Durabolin), các vitamin nhóm B, thuốc chống động kinh, lithium, isoniazid, quinidin, azathioprin, cyclosporin, etretinat (thuốc trị bệnh vẩy nến)... Cần phân biệt chẩn đoán mụn trứng cá do thuốc với mụn trứng cá thông thường, viêm nang lông...
Gặp ở những người hay lạm dụng mỹ phẩm không phù hợp.
Có thể gặp ở người tiếp xúc lâu dài với các chất như dầu mỡ, bụi than, môi trường làm việc nóng, ẩm thấp,...
Trứng cá mạch lươn là một trong những thể nặng nhất. Triệu chứng kèm theo rỉ mủ như những hang ngoằn ngoèo nằm dưới da, khi một trong những lỗ đó bị tắc thì chúng sẽ hình thành thêm đường tiếp theo ở bên cạnh.
Bệnh trứng cá xuất hiện ở những vị trí có nhiều tuyến bã như mặt, cổ, ngực, lưng, vai, cánh tay và mông. Thương tổn mụn trứng cá có thể là: Mụn không viêm (mụn đầu trắng, mụn đầu đen) và Mụn viêm (sẩn, mụn mủ, nang, nốt).
Mụn đầu đen hình thành khi chất bã nhờn và tế bào chết làm tắc lỗ chân lông, bề mặt da hở làm nhân mụn bị oxy hóa tạo màu đen, nên gọi là mụn đầu đen hay “nhân mở”.
Mụn đầu trắng hình thành khi có quá nhiều chất dầu và tế bào chết gây bít tắc lỗ chân lông và không hở ra da, nên còn gọi là “nhân đóng”.
Mụn viêm: Vi khuẩn Propionibacteria acnes thường trú trên da, khi gặp điều kiện thuận lợi có nhiều chất bã nhờn sẽ tăng lên rõ rệt. Vi khuẩn nhân lên trong nang lông bị bít tắc làm cho nang lông viêm nhiều với biểu hiện là mụn mủ, sẩn mủ. Khi các tổn thương này lan rộng xuống sẽ hình thành nên các nang, nốt. Đây là những thể mụn nặng nhất và khi lành hay để lại sẹo xấu.
Dựa vào những thương tổn trên da có thể phân loại bệnh trứng cá theo 3 mức:
Nhẹ: ít hơn 20 mụn không viêm, hoặc ít hơn 15 sẩn viêm, hoặc tổng ít hơn 30 mụn.
Trung bình: có 20-100 mụn không viêm, hoặc 15-50 sẩn viêm, hoặc tổng 30-125 mụn.
Nặng: có 5 nốt/cục/nang, hoặc trến 100 mụn không viêm, hoặc trên 50 sẩn viêm, hoặc trên 125 mụn.
Tuỳ theo mức độ bệnh mà bác sỹ sẽ chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả, hạn chế tối đa các di chứng sau mụn.
Việc tìm kiếm sự tư vấn từ các Bác sĩ da liễu trong giai đoạn đầu bị mụn trứng cá là rất quan trọng, kể cả đối với những triệu chứng nhẹ, bởi các liệu pháp y tế hiệu quả có thể ngăn chặn sự phát triển của mụn và những hậu quả về sau: sẹo, vết thâm…
Nguyên tắc điều trị mụn sẽ dựa trên việc ngăn chặn và hạn chế sự phát triển của 4 cơ chế này, đó là: giảm sự tăng tiết bã nhờn; loại bỏ sự tăng sừng; ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật lên da và hạn chế sự viêm nhiễm.
Chính vì thế, các thuốc điều trị mụn hay Mỹ phẩm trị mụn hiện nay đều dựa trên việc ngăn chặn và hạn chế sự phát triển của 4 cơ chế này, đó là: giảm sự tăng tiết bã nhờn; loại bỏ sự tăng sừng; ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật lên da và hạn chế sự viêm nhiễm.
Một lưu ý khi trị mụn: cần điều trị mụn sớm và liên tục để kiểm soát tốt tình trạng mụn, tránh để mụn tiến triển nặng hơn sẽ rất dễ để lẹo sẹo lõm hay sẹo lồi về sau.
Tìm hiểu thêm: https://edallyhanquoc.vn/combo-anti-mun-edally-ex-cham-dut-loi-lo-ve-mun.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất từ chuyên gia.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com