Hotline

0902158663
MENU
0
26/07/2024 - 9:47 PMedallyhanquoc.vn 374 Lượt xem

Mùa hè chính là mùa thiên đường cho chúng ta thỏa thích và tham gia các hoạt động ngoài trời, dã ngoại, du lịch, đi biển, đi bơi,... Cũng đồng nghĩa với làn da phải chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ ánh nắng gay gắt kèm theo lượng tia UV cao. Nếu da không được bảo vệ tốt thì cháy nắng sẽ là hiện tượng mà làn da dễ dàng gặp phải.

Để mùa hè không biến thành "kẻ hủy diệt" làn da, áp dụng việc nên và không nên làm khi làn da bị cháy nắng để cứu trợ làn da khỏi cháy nắng và chăm sóc phục hồi da sau nắng hữu hiệu.

Những điều nên và không nên làm khi da bị cháy nắng

Những điều nên và không nên làm khi da bị cháy nắng trong mùa hè

1. Da bị cháy nắng là như thế nào?

Cháy nắng (hay còn gọi là sunburn) là tình trạng da bị tổn thương do tiếp xúc quá mức với tia tử ngoại (UV) từ ánh nắng mặt trời. Đây là hiện tượng phổ biến, đặc biệt là vào mùa hè khi cường độ tia UV mạnh nhất và thời gian hoạt động ngoài trời tăng cao. Cháy nắng không chỉ gây ra các triệu chứng tạm thời như đỏ da và đau rát mà còn có thể dẫn đến các tổn thương da lâu dài và tăng nguy cơ ung thư da.

2. Nguyên nhân gây cháy nắng

Tia tử ngoại (UV): Ánh nắng mặt trời chứa hai loại tia UV chính gây hại cho da: Tia UVA: Xâm nhập sâu vào da, gây lão hóa da sớm và làm tăng nguy cơ ung thư da. Tia UVB: Tác động chủ yếu lên lớp ngoài của da, gây cháy nắng và có thể dẫn đến ung thư da.

Thời gian tiếp xúc với nắng: Khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều: Đây là thời gian tia UV mạnh nhất và có khả năng gây cháy nắng cao nhất. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài mà không có biện pháp bảo vệ có thể gây cháy nắng.

Thiếu biện pháp bảo vệ: Không sử dụng kem chống nắng: Không bôi kem chống nắng hoặc sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF thấp không đủ để bảo vệ da. Không mặc quần áo bảo vệ: Quần áo không che kín hoặc không sử dụng mũ, kính râm khi ra ngoài trời nắng.

3. Triệu chứng của cháy nắng

Cháy nắng có thể gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng, ảnh hưởng đến lớp ngoài của da và đôi khi xâm nhập sâu hơn. Dưới đây là các triệu chứng phổ biến của cháy nắng, được chia thành các giai đoạn sớm và muộn.

3.1. Triệu chứng sớm của cháy nắng:

Đỏ da: Vùng da tiếp xúc với nắng trở nên đỏ và có cảm giác nóng.

Đau rát: Cảm giác đau rát, nhức nhối tại vùng da bị cháy nắng.

3.2. Triệu chứng muộn của cháy nắng:

Phồng rộp: Da có thể xuất hiện các mụn nước nhỏ hoặc phồng rộp lớn hơn.

Bong tróc: Sau vài ngày, vùng da bị cháy nắng bắt đầu bong tróc, để lộ lớp da mới.

Ngứa và khô: Da có thể cảm thấy khô và ngứa trong quá trình hồi phục.

4. Hậu quả lâu dài của cháy nắng

Ung thư da: Cháy nắng làm tăng nguy cơ phát triển các loại ung thư da, bao gồm ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai và ung thư hắc tố (melanoma).

Nếp nhăn và đốm nâu: Tiếp xúc với tia UV gây lão hóa da sớm, xuất hiện nếp nhăn và đốm nâu (đốm tuổi).

Da khô và sạm: Da có thể trở nên khô, sạm màu và mất đi độ đàn hồi tự nhiên.

5. Những điều nên làm khi da bị cháy nắng

Cháy nắng là tình trạng da bị tổn thương do tiếp xúc quá mức với tia tử ngoại (UV) từ ánh nắng mặt trời. Da bị cháy nắng thường đỏ, đau rát và có thể bong tróc sau vài ngày. Việc xử lý đúng cách khi da bị cháy nắng không chỉ giúp giảm đau và khó chịu mà còn ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng hơn. Dưới đây là những điều nên làm khi da bị cháy nắng.

5.1. Cấp ẩm, làm dịu da khi da bị cháy nắng:

Khi làn da gặp phải tình trạng bị cháy nắng, lúc này da  sẽ gặp tình trạng nóng rát, da khô mất nước vì thể sử dụng ngay các loại kem dưỡng cấp ẩm đồng thời giúp làm dịu da cấp tốc để làn da có thể quay trở về trạng thái ban đầu và duy trì độ ẩm cho làn da.

Mặt nạ cung cấp khoáng chất Edally EX của Mỹ phẩm Edally EX được bào chế đặc biệt để làm dịu tức thì làn da bị cháy nắng, kích ứng và ngứa. Mang lại hiệu quả mềm mại, mịn màng và săn chắc cho làn da sau khi lột tẩy bằng hóa chất, điều trị bằng laser hoặc liệu trình triệt lông.

5.2. Phục hồi, tái tạo da bị cháy nắng:

Sử dụng các loại kem dưỡng, tinh chất có tính chất phục hồi như Huyết thanh tổ yến Edally EXKem dưỡng tái sinh phục hồi cao cấp Edally EX để tránh tình trạng da trở nên suy yếu, nhanh lão hóa và dễ bị kích ứng,…

5.3. Thoa kem chống nắng, che chắn bảo vệ da kỹ lưỡng tránh da bị cháy nắng:

Tia UV là tác nhân gây ra 95% các vấn đề của da. Do đó, cần sử dụng kem chống nắng thường xuyên, lựa chọn kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF từ 30 - 50 là lựa chọn tốt nhất cho làn da. Đồng thời, thoa kem 30 phút trước, che chắn kỹ lưỡng khi ra ngoài và thoa nhắc lại sau 3-4 tiếng khi kem chống nắng hết tác dụng.

Những việc nên làm khi da bị cháy nắng

Những việc nên làm khi da bị cháy nắng

Kem chống nắng ngừa nám The Nature Book của Mỹ phẩm thuần chay The Nature Book giúp bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, làm đều màu da và khôi phục cấu trúc da đem lại làn da rạng rỡ tự nhiên.

Kem chống nắng ngừa nám Edally EX cũng là sản phẩm tạo một lớp hàng rào vững chắc chặn đứng sự xâm nhập của tia UVA, UVB, ánh sáng xanh… ngăn ngừa cháy nắng, lão hóa, nám sạm và hạn chế ung thư da. Kem chống nắng ngừa nám Edally EX chứa Hexylresorcinol được biết đến nhiều nhất với công dụng làm mờ thâm và sáng da, ngoài ra còn đóng vai trò như một chất chống oxy hóa, giúp trẻ hóa làn da, làm chậm qua trình lão hóa.

5.4. Uống đủ nước khi da bị cháy nắng:

Để hạn chế tình trạng thô ráp, bong tróc, phục hồi những tổn thương sau cháy nắng, cần phải uống nhiều nước mỗi ngày. Bên cạnh đó cơ thể cần được bổ sung thêm các loại nước ép giàu vitamin và chất khoáng như cam, bưởi, cà rốt, táo… để tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên hơn cho da.

6. Những điều không nên làm khi da bị cháy nắng

Khi da bị cháy nắng, việc chăm sóc đúng cách là rất quan trọng để giảm thiểu đau rát, sưng tấy và nguy cơ tổn thương lâu dài. Bên cạnh những biện pháp cần thực hiện, có một số điều cần tránh để không làm tình trạng da tồi tệ hơn. Dưới đây là những điều không nên làm khi da bị cháy nắng.

6.1. Không tẩy da chết quá mức khi da bị cháy nắng:

Làn da bị cháy nắng chính là làn da đang tổn thương và cần được đối xử nhẹ nhàng nhất có thể. Cháy nắng có thể khiến da bong tróc và bạn cảm thấy nó sần hơn. Tuy nhiên, khi da hồi phục, chúng sẽ bình thường trở lại. Việc tẩy da chết quá mức vào thời điểm này chỉ càng khiến da kích ứng nặng hơn và tổn thương nặng hơn.

6.2. Không sử dụng các sản phẩm làm trắng, làm sáng da khi chưa cấp đủ ẩm và da chưa khỏe khi da bị cháy nắng:

Khi da bị cháy nắng, da sẽ mất đi độ pH ở ngưỡng an toàn. Lúc này nếu sử dụng các sản phẩm làm trắng chứa vitamin C (một loại axit) sẽ gây ra sự chênh lệch giữa hai độ pH. Độ chênh lệch này sẽ gây ra phản ứng khiến da dễ bị châm chích kích ứng và dễ nổi mụn hơn.

6.3. Không trang điểm để che các vết cháy nắng khi da bị cháy nắng:

Điều tối kị khi bị cháy nắng là make-up để che đậy vết bỏng. Làn da cần được thông thoáng thì việc phục hồi mới mau lành. Lớp trang điểm cùng với các vi khuẩn từ cọ trang điểm và mút trang điểm sẽ khiến da dễ dị kích ứng hơn.

Những việc không nên làm khi da bị cháy nắng

Những việc không nên làm khi da bị cháy nắng

Hãy lưu lại những tips này để làn da có thể phục hồi sau khi cháy nắng nhé!

Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/cach-giai-cuu-lan-da-bi-chay-nang-man-do-sau-khi-di-nang.html

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Tin liên quan

Dấu Hiệu Sớm Báo Hiệu Bệnh Tiểu Đường Dấu Hiệu Sớm Báo Hiệu Bệnh Tiểu Đường
Bệnh tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa và có những diễn biến khó lường. Các dấu hiệu cảnh báo bệnh có thể từ rất nhẹ thậm chí không có triệu chứng...
3 Công Thức Bữa Sáng Dưỡng Da Đơn Giản Tại Nhà 3 Công Thức Bữa Sáng Dưỡng Da Đơn Giản Tại Nhà
Trong cuốn sách “Bạn là những gì bạn ăn sáu tháng trước”, tác giả người Nhật Aya Murayama đã viết: “Tay, chân, xương, hệ thần kinh và kể cả não, tất cả...
Hướng Dẫn Chăm Sóc Người Bệnh Nuôi Ăn Qua Ống Thông Dạ Dày Hướng Dẫn Chăm Sóc Người Bệnh Nuôi Ăn Qua Ống Thông Dạ Dày
Nuôi ăn qua ống thông dạ dày là một biện pháp hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh không thể tự ăn uống bằng đường miệng. Việc chăm sóc người bệnh nuôi ăn...
Tắm Nước Lạnh Ngay Sau Khi Đi Nắng Về Cẩn Trọng Đột Quỵ Tắm Nước Lạnh Ngay Sau Khi Đi Nắng Về Cẩn Trọng Đột Quỵ
Vào mùa nắng nóng, nhiều người có thói quen sau khi đi nắng về thích tắm ngay bằng nước lạnh cho mát. Nhưng đây là một thói quen tiềm ẩn nhiều nguy cơ, có thể...
Tê Tay Chân Và Mối Liên Quan Đến Sử Dụng Bóng Cười Tê Tay Chân Và Mối Liên Quan Đến Sử Dụng Bóng Cười
Thời gian gần đây, số lượng người trẻ đến khám bệnh với triệu chứng tê tay chân ngày càng tăng. Trong số đó, một nguyên nhân đáng báo động là việc lạm...
Edally - Hành Trình 10 Năm Xóa Mù Mỹ Phẩm & Bảo Vệ Dòng Máu Sạch Người Việt Nam Edally - Hành Trình 10 Năm Xóa Mù Mỹ Phẩm & Bảo Vệ Dòng Máu Sạch Người Việt Nam
Mười năm trước, với khát vọng mang đến vẻ đẹp trường tồn cho phụ nữ Việt Nam, Edally chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam vào ngày 21/04/2016 với một...
Cúm Mùa Và Phương Pháp Điều Trị Bằng Thuốc Y học Cổ Truyền Cúm Mùa Và Phương Pháp Điều Trị Bằng Thuốc Y học Cổ Truyền
Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra, thường gặp vào các thời điểm giao mùa. Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng qua đường...
Vật Lý Trị Liệu Phục Hồi Chức Năng Sau Gãy Mâm Chày Vật Lý Trị Liệu Phục Hồi Chức Năng Sau Gãy Mâm Chày
Mâm chày là phần xương xốp có bề mặt sụn cấu tạo nên một phần khớp gối. Khi đứng hoặc đi lồi cầu xương đùi đè lên mâm chày và trọng lượng của cơ...
Gà Ác Hầm Thuốc Bắc - Món Ăn Bổ Dưỡng Cho Mọi Người Gà Ác Hầm Thuốc Bắc - Món Ăn Bổ Dưỡng Cho Mọi Người
Gà ác hầm thuốc Bắc là một trong những món ăn - bài thuốc cổ truyền điển hình, vừa mang giá trị dinh dưỡng cao vừa đóng vai trò điều hòa khí huyết, hỗ trợ...
Đông Bệnh Hạ Trị - Phương Pháp Phòng Bệnh Trong Y Học Cổ Truyền Đông Bệnh Hạ Trị - Phương Pháp Phòng Bệnh Trong Y Học Cổ Truyền
Trong cuốn “Hoàng đế nội kinh”, một cuốn y thư kinh điển của y học cổ truyền phương Đông, đã đề cập các nguyên lý cơ bản của sức khỏe như: Người xưa...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa? Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa?
Lão hóa da là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng bạn có thể làm chậm và cải thiện tình trạng này bằng các biện pháp chăm sóc da đúng cách.

Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám? Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám?
Tăng sắc tố da, bao gồm nám, tàn nhang và đốm đồi mồi, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và chủng tộc. Các phương pháp điều trị hiện tại thường...

Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da
Hàng rào sinh học là lớp phòng thủ đầu tiên của hàng rào bảo vệ da. Đây là một quần thể các vi sinh vật sinh sống trên da bao gồm lợi khuẩn, hại khuẩn, nấm,......

Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe? Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe?
Hormone tuyến giáp duy trì sức khỏe tốt bằng cách giữ cho cơ thể hoạt động bình thường bằng cách điều chỉnh mức năng lượng, sự trao đổi chất, nhiệt độ...

Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào? Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào?
Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là một tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon