Bản thân là một người đã sử dụng và trung thành với tretinoin trong thời gian hơn 7 năm qua (có những giai đoạn mình ngừng và chuyển sang Retinol nhưng thật sự chưa cắt các phái sinh của Retinoids trong suốt thời gian qua), mình vẫn không ghi nhận tác dụng phụ gì khác thường trong suốt quá trình sử dụng, mà chỉ xoay quanh những tác dụng phụ thông thường như khô, đỏ và bong tróc mà thôi.
Tuy nhiên, để các bạn có một cái nhìn khách quan, bài viết này mình xin được tổng hợp các kết quả nghiên cứu khoa học về sự an toàn của tretinoin để bạn an tâm khi sử dụng hơn nhé.
Tretinoin (Retinoic acid) là phái sinh mạnh mẽ nhất của các dẫn xuất vitamin A. Không thể bàn cãi về hiệu quả của tretinoin trong điều trị rất nhiều các vấn đề da liễu, bao gồm cả mụn, lão hoá và làm đều màu da. Đối với một số bạn, khi da đã cải thiện với tretinoin thì có thể cân nhắc giảm xuống các phái sinh nhẹ hơn như retinol để sử dụng kéo dài. Tuy nhiên, trong quá trình 6 năm tư vấn da, các bạn chuyên viên tại edallyhanquoc.vn gặp không ít các ca bùng phát mụn trở lại hoặc da xấu đi rõ khi bắt đầu xuống thang điều trị. Điều này dẫn đến nhu cầu sử dụng tretinoin kéo dài.
Là một hoạt chất đã được chứng minh hiệu quả bởi hàng loạt các nghiên cứu từ thế kỉ trước, do đó các nghiên cứu trong những năm gần đây không còn được thực hiện nhiều, gần như do không còn khoảng trống nghiên cứu. Theo mình tìm hiểu thì các thử nghiệm lâm sàng (TNLS) kéo dài trên 2 năm cũng vẫn rất hạn chế, một phần do chi phí theo dõi tốn kém và khả năng thấm vào máu và gây tác dụng phụ toàn thân là không đáng kể.
Trong hầu hết các thử nghiệm lâm sàng, tretinoin đều cho thấy khả năng duy trì tác động chống lão hoá và cải thiện nếp nhăn sau suốt thời gian dài sử dụng, với nghiên cứu lâu nhất hiện nay lên đến 4 năm của Bhawan và cộng sự (1996). Mặc dù không mang lại cải thiện vượt trội như từ khi bắt đầu sử dụng, tác động của tretinoin vẫn có thể duy trì hiệu quả trẻ hoá, cải thiện nếp nhăn, làm sáng da và điều trị mụn trong thời gian dài.
Một trong những quan ngại về đặc tính an toàn của tretinoin đến từ khả năng thấm của chúng từ trên bề mặt da vào tuần hoàn thông qua con đường máu. Các nghiên cứu cho thấy khả năng thấm của tretinoin bôi sử dụng mỗi ngày trong thời gian hơn 1 năm là từ 1 đến 2%, và có thể xem là không đáng kể khi nồng độ sử dụng thông thường không quá 0.1%, đấy là còn chưa kể việc ta không cần dùng nồng độ cao nhất và dùng liên tục mỗi ngày. Trong trường hợp bạn phát hiện mang thai trong thời gian sử dụng tretinoin thì cũng đừng quá hoang mang, bình tĩnh, biết rồi thì mình ngưng thôi, tìm một hoạt chất khác thay thế thôi nè. Một số bác sĩ da liễu sau khi đánh giá cân nhắc giữa lợi ích và tác hại còn có thể kê đơn các retinoid đường bôi hay ở các phái sinh nhẹ như retinol cho phụ nữ mang thai cho thấy khả năng gây hại là không quá đáng lo ngại (dĩ nhiên vẫn nên thận trọng).
Như trước đó mình đã thông tin đến bạn, khả năng gây ra tác dụng phụ toàn thân hay tác dụng phụ nguy hiểm khác đa phần phụ thuộc vào khả năng thấm của tretinoin vào máu và vận chuyển đến các cơ quan khác. Trong một tổng quan hệ thống đăng trên tạp chí của Hội Da liễu Hoa Kỳ (JAAD) năm 2011 để đánh giá các tác dụng phụ của tretinoin trong y văn trước nghiên cứu VATTC* (một nghiên cứu đặc biệt mà mình sẽ nói riêng ở phía sau), các tác dụng phụ toàn thân cũng chỉ diễn ra với tần suất thấp và không quá nghiêm trọng. Bỏ ra kết quả của thử nghiệm VATTC, không có tác dụng phụ nghiêm trọng và ca tử vong nào do sử dụng tretinoin trong suốt 40 năm kể từ khi được ra mắt trên thị trường.
VATTC là một TNLS đánh giá tác dụng của tretinoin 0.1% trong cải thiện lão hoá ở các cựu chiến binh được thực hiện tại Mỹ với thời gian theo dõi dự kiến lên đến 6 năm. Tuy nhiên, nghiên cứu đã phải dừng sớm hơn dự kiến 6 tháng do tỉ lệ tử vong tăng cao có ý nghĩa thống kê ở nhóm có sử dụng tretinoin so với nhóm dùng giả dược (tương ứng 82 và 53 người). Điều này dấy lên sự lo ngại về đặc tính an toàn của tretinoin, đặc biệt trên các đối tượng cao tuổi. Mặc dù một số chuyên gia suy luận có thể có sự liên quan giữa việc dùng tretinoin bôi và tỉ lệ tử vong do bệnh đường hô hấp, nhóm tác giả thực hiện bác bỏ ý kiến trên do một số luận điểm sau:
Khả năng hấp thu của tretinoin là không đáng kể;
Không tìm được mối tương quan của liều - hệ quả khi sử dụng;
Nguyên nhân tử vong không đặc hiệu;
Vẫn chưa khảo sát sự tương quan thống kê giữa dùng tretinoin, hút thuốc và nguyên nhân tử vong.
Đặc biệt, 97% đối tượng thử nghiệm là nam giới, với độ tuổi trung bình lên đến 71 tuổi (một lứa tuổi khá cao). Bên cạnh đó, các bệnh nhân cũng được thử nghiệm sử dụng tretinoin liều 0.1% với tần suất lên đến 2 lần/ngày mỗi ngày một liều rất cao và không phải ai cũng cần dùng đến liều như thế!
Là một người đã tin dùng và sử dụng Tretinoin trong suốt 7 năm vừa qua và mình vẫn luôn đặt niềm tin cho em nó. Tối ưu thì nếu bạn lo ngại và tình trạng da cho phép, xuống thang Retinol sẽ là một lựa chọn dịu nhẹ hơn cho bạn. Các Retinol với công nghệ mới hiện nay tính ra dùng cũng phê lắm (Ví dụ: Kem Retinol của Mỹ phẩm Edally EX với công nghệ kép là Công nghệ Bọc phân tử Encapsulated và Công nghệ Thẩm thấu tế bào Neocell Science). Nhưng nếu duy trì sử dụng thì bạn cũng đừng lo ngại quá nha, 40 năm nghiên cứu đã chứng minh cho hiệu quả và tính an toàn của các em nó. Nếu tình trạng da bạn ổn thì cứ an tâm dùng thôi nè.
Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/kem-duong-retinol-edally-ex-intensive-care-retinol-cream.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất từ chuyên gia.
1. Shapiro, S., Heremans, A., Mays, D. A., Martin, A. L., Hernandez-Medina, M., & Lanes, S. (2011). Use of topical tretinoin and the development of noncutaneous adverse events: evidence from a systematic review of the literature. Journal of the American Academy of Dermatology, 65(6), 1194-1201.
2. Bhawan, J., Olsen, E., Lufrano, L., Thorne, E. G., Schwab, B., & Gilchrest, B. A. (1996). Histologic evaluation of the long term effects of tretinoin on photodamaged skin. Journal of dermatological science, 11(3), 177-182.
3. Kang, S., Bergfeld, W., Gottlieb, A. B., Hickman, J., Humeniuk, J., Kempers, S., ... & Nyirady, J. (2005). Long-term efficacy and safety of tretinoin emollient cream 0.05% in the treatment of photodamaged facial skin. American journal of clinical dermatology, 6(4), 245-253.
4. Weinstock, M. A., Bingham, S. F., Lew, R. A., Hall, R., Eilers, D., Kirsner, R., Naylor, M., Kalivas, J., Cole, G., Marcolivio, K., Collins, J., Digiovanna, J. J., Vertrees, J. E., & Veterans Affairs Topical Tretinoin Chemoprevention (VATTC) Trial Group (2009). Topical tretinoin therapy and all-cause mortality. Archives of dermatology, 145(1), 18-24.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com