Suy tim ảnh hưởng đến hầu hết những người lớn tuổi, tuy nhiên những người trẻ tuổi cũng có thể bị suy tim. Vậy suy tim ảnh hưởng như thế nào với người trẻ? Hãy cùng edallyhanquoc.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Người bệnh có thể bị suy tim ngay sau khi sinh do các kết nối bất thường giữa bên trái và bên phải của tim, đôi khi do bệnh van tim. Những bệnh nhân này có thể phải phẫu thuật tim sớm và cần các phương pháp điều trị đặc biệt. Những đối tượng này được gọi là “Người lớn mắc bệnh tim bẩm sinh”.
Bệnh suy tim có ảnh hưởng đến khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội hoặc gặp gỡ cộng đồng. Một số người trẻ cảm thấy không an toàn trong việc thiết lập các mối quan hệ xã hội. Một số người chỉ thích giao lưu với người trẻ khác có tình trạng như mình. Một số người trẻ khác nữa lại không muốn chia sẻ những lo lắng và băn khoăn của mình với bạn bè.
Khi còn trẻ và sống chung với bệnh suy tim, tìm kiếm việc làm là cần thiết nhưng cũng là thách thức. Bạn cần tham khảo bác sĩ và người tư vấn việc làm để có một công việc thích hợp sẽ giúp bạn tiếp tục sống “bình thường”, năng động, hòa đồng và tận hưởng nhất.
Người mắc suy tim cần duy trì hoạt động nhưng điều chỉnh cho phù hợp với tình trạng bệnh cụ thể của mình. Khi còn trẻ, bạn có thể cân nhắc các hoạt động như đạp xe, chạy bộ chậm. còn các hoạt động như nhảy dù, leo núi, các môn thể thao chuyên nghiệp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ tim mạch.
Có con nhỏ là một thách thức trong việc sống chung với bệnh suy tim. Tình trạng thiếu ngủ vì bế con hoặc chơi với trẻ có thể làm tăng thêm sự mệt mỏi mà người bệnh suy tim cần phải đối phó. Khi có con nhỏ, người mắc suy tim cần sự trợ giúp từ gia đình và bạn bè khi làm việc năng. Bên cạnh đó, cần biết các thủ thuật tiết kiệm năng lượng khi giúp con chơi những trò chơi cộng đồng hay hoạt động thể chất.
Khi bạn băn khoăn về sinh hoạt tình dục, tránh thai hay kế hoạch sinh con, hay tham khảo ý kiến bác sĩ. Đừng cho rằng suy tim có nghĩa là bạn không thể mang thai hoặc không thể mang thai đủ tháng.
Duy trì lối sống lành mạnh, cùng với thói quen vận động và chế độ dinh dưỡng hợp lý là những biện pháp để có một trái tim khỏe mạnh.
Thói quen vận động: Vận động mọi lúc mọi nơi như: đi bộ 30 phút mỗi sáng sớm, đứng dậy đi bộ 2 phút sau khi ngồi liên tục 1 giờ, làm việc nhà, đi thang bộ thay cho thang máy. Tăng cường tập luyện thể dục thể thao 30 - 60p/ ngày.
Lối sống lành mạnh: Giảm lo âu và căng thẳng, không thức khuya, hạn chế uống rượu, bia, không hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc thụ động.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Giữ cân nặng lý tưởng, tránh thừa cân béo phì. Ăn vừa đủ theo nhu cầu cơ thể và mức độ lao động để tránh dư thừa năng lượng dẫn đến tăng cân quá mức. Nên hạn chế các thực phẩm quá béo, lựa chọn chất béo tốt. Dùng dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu phộng, dầu cải..) thay cho mỡ động vật. Hạn chế món ăn chiên xào, thay thế bằng cách hấp, luộc, nấu canh, kho,…
Loại bỏ chất béo xấu trong thực phẩm hàng ngày. Ăn thịt nạc hạn chế mỡ. Thịt gia cầm nên bỏ da. Ăn nhiều cá (mỡ cá chứa nhiều omega 3, tốt cho người bệnh tim mạch). Uống sữa không béo hoặc ít béo. Sử dụng các loại đậu hạt và các loại rau đậu (Đậu nành là thực phẩm có thể thay thế thực phẩm giàu đạm động vật).
Ăn rau quả và trái cây tươi mỗi ngày: Rau quả và trái cây giàu vitamin,khoáng chất và chất xơ. Chất xơ làm giảm hấp thu cholesterol từ ruột vào máu, chậm hấp thu đường sau bữa ăn, chống táo bón. Nên ăn những món rau hỗn hợp nhưng tránh trộn trong nước sốt nguyên kem hay bơ.
Chọn các loại hạt, ngũ cốc còn nguyên vỏ: Các loại hạt, ngũ cốc còn nguyên vỏ chứa nhiều chất xơ, vitamin (vitamin B1, B2, B3), chất khoáng (ma nhê, phốt pho, selen, kẽm và sắt). Các dưỡng chất này giúp điều hòa huyết áp và tim mạch. Nên chọn các loại hạt, ngũ cốc không chà xát kỹ (gạo lứt, gạo mầm), lúa mạch, bánh mì từ bột mì thô,…
Giảm muối và những thức ăn chứa nhiều muối: Chế độ ăn nhiều muối và đột quỵ có mối liên quan với nhau. Để phòng chống các tai biến do bệnh tim mạch, nên tập thói quen giảm ăn mặn bằng cách:
Giảm nêm muối, hạt nêm, nước mắm, nước tương trong bữa ăn. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều muối như: mắm, cá khô, tương chao, dưa cà, dưa cải muối, thực phẩm đóng hộp. Không dùng muối khi ăn trái cây.
Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Tinh dầu thông đỏ, Hồng sâm, Hắc sâm, Đông trùng hạ thảo và Omega-3…
Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn theo Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com