Hotline

0902158663
MENU
0
08/11/2023 - 2:22 PMedallyhanquoc.vn 618 Lượt xem

Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm và thường xảy ra đột ngột, khiến cho việc tầm soát trở nên vô cùng quan trọng. Tầm soát đột quỵ là một quá trình quan trọng để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Theo thống kê, trung bình mỗi 45 giây có 1 người bị đột quỵ và mỗi 3 phút có một người tử vong. Mỗi năm trên thế giới có hơn 10 triệu người đột quỵ. Trong đó, Việt Nam có gần hơn 200.000 người bị đột quỵ và tỉ lệ tử vong chiếm 20% con số này.

Ngoài ra, số người trẻ bị đột quỵ đang ngày càng tăng cao so với trước đây. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến khích mọi người nên Tầm soát đột quỵ càng sớm càng tốt, đặc biệt là những người trên 40 tuổi.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao cần phải tầm soát đột quỵ, những cách để phát hiện sớm, và tại sao đây là vấn đề quan trọng đối với sức khỏe của mọi người.

Tại sao chúng ta cần phải tầm soát đột quỵ?

Tại sao chúng ta cần phải tầm soát đột quỵ?

1. Tầm soát đột quỵ là gì?

Tầm soát đột quỵ là tìm kiếm, phát hiện và chẩn đoán các tổn thương, bệnh lý và các yếu tố nguy cơ có thể gây ra cơn đột quỵ trong tương lai để từ đó co giải pháp ngăn ngừa từ sớm.

2. Tại sao cần tầm soát đột quỵ?

Đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) là một tình trạng cấp cứu khẩn cấp, xảy ra khi máu mang oxy không thể đến não do cục máu đông, mảng xơ vữa làm tắc nghẽn mạch máu hoặc mạch máu bị vỡ. Tế bào não bị thiếu oxy và bắt đầu chết đi, có thể gây rối loạn chức năng thần kinh về kỹ năng ngôn ngữ, nhận thức, vận động và giác quan.

Đột quỵ có hai loại chính là đột quỵ thiếu máu cục bộ và đột quỵ xuất huyết. Đột quỵ thiếu máu cục bộ (hay còn gọi là đột quỵ nhồi máu não) chiếm đa số các trường hợp đột quỵ, xảy ra khi cục máu đông hoặc các mảng xơ vữa cắt đứt dòng máu lên não. Đột quỵ xuất huyết xảy ra khi mạch máu não bị vỡ, máu tràn ra khu vực xung quanh gây tổn thương.

Ngoài ra, tình trạng TIA - cơn thiếu máu não thoáng qua, tương tự như đột quỵ nhồi máu não, nhưng nó chỉ là cơn tắc nghẽn tạm thời và hồi phục trong 24 giờ.

Đột quỵ đứng đầu về nguyên nhân gây tàn tật, đứng thứ ba về nguyên nhân tử vong sau bệnh lý tim mạch và ung thư. Tỷ lệ mắc đột quỵ và tỷ lệ tử vong do đột quỵ ngày càng tăng cao và có xu hướng trẻ hóa. Tuy nhiên, nhờ nâng cao hiểu biết cho cộng đồng cùng với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật trong y khoa, đột quỵ có thể dự phòng được. Để dự phòng đột quỵ, các chuyên gia khuyến khích mọi người, đặc biệt là người trên 45 tuổi, nên tầm soát các yếu tố nguy cơ đột quỵ.

Tầm soát yếu tố nguy cơ đột quỵ tập trung vào các nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quy như: rối loạn lipid máu, đái tháo đường, tăng huyết áp; các bệnh lý tim mạch như bệnh van tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim; các bệnh lý mạch máu não như hẹp xơ vữa động mạch cung cấp máu cho não và các dị dạng mạch máu não.

Sau khi tầm soát, bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa đưa ra các lời khuyên, phương pháp điều trị để có thể thay đổi được các yếu tố nguy cơ này và lên kế hoạch theo dõi để có thể hạn chế tối đa những nguy cơ của bạn có thể dẫn đến đột quỵ.

3. Tầm soát đột quỵ khám những gì?

Đầu tiên, bạn sẽ được đánh giá chỉ số khối cơ thể (BMI = kg/m2), đo huyết áp và lắng nghe nhịp tim bằng ống nghe để đánh giá sơ bộ xem bạn có bị thừa cân, bị tăng huyết áp hoặc nhịp tim bất thường hay không.

Bác sĩ sẽ hỏi bạn về những yếu tố nguy cơ mà bạn đang có. Nếu bạn bị đột quỵ không lâu trước đó, bạn có thể cần kiểm tra khả năng giữ thăng bằng, sự phối hợp, yếu cơ, tê ở cánh tay, mặt hoặc chân và vấn đề tầm nhìn.

Tiếp theo, bạn sẽ được lấy máu để xét nghiệm công thức máu toàn phần và xét nghiệm sinh hóa máu để kiểm tra các tình trạng:

  • Bất thường trong tế bào máu

  • Tình trạng thiếu máu và nhiễm trùng.

  • Bất thường về hồng cầu.

  • Rối loạn đông máu.

  • Men gan cao và các tổn thương gan.

  • Độ lọc cầu thận và tình trạng suy thận.

  • Lượng đường trong máu.

  • Cholesterol toàn phần, chỉ số HDL-Cholesterol và LDL- Cholesterol.

  • Phát hiện rối loạn điện giải.

Cuối cùng, các chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng cận lâm sàng sẽ giúp đánh giá chuyên sâu các vấn đề tim mạch, mạch não và các bệnh lý về não.

Lý do chúng ta phải chủ động tầm soát và phòng chống đột quỵ

Lý do chúng ta phải chủ động tầm soát và phòng chống đột quỵ

4. Các kỹ thuật tầm soát đột quỵ

Chụp MRI: Chụp cộng hưởng từ não và mạch máu não là phương pháp đặc biệt có giá trị trong tầm soát đột quỵ não. Với độ tương phản và phân giải cao, MRI cho ra hình ảnh chụp chi tiết não và mạch não một cách rõ nét, giúp phát hiện ra các điểm bất thường ẩn sau xương sọ mà các phương pháp khác khó có thể chụp được và ít ảnh hưởng đến sức khỏe.

Soi đáy mắt trực tiếp: Giúp đánh giá tổn thương đáy mắt do bệnh lý mạch máu của tăng huyết ápđái tháo đường, kiểm tra vấn đề về tầm nhìn.

Điện tim thường (ECG): ECG ghi lại hoạt động điện trong tim, đo số nhịp tim và ghi lại nhịp đập của tim. Nó có thể xác định xem bạn có bất kỳ bệnh tim nào có thể dẫn đến đột quỵ không, ví dụ như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, rung tâm nhĩ, rối loạn nhịp tim…

Chụp X-quang Ngực thẳng số hóa 1 phim: X-quang là kỹ thuật chụp lại hình ảnh của tim, phổi và đường thở bằng tia X để tìm kiếm các bất thường ở vùng lồng ngực và tim mạch.

Siêu âm bụng tổng quát (màu): Siêu âm phát hiện một số hình ảnh bất thường của các tạng trong ổ bụng như gan mật, tụy, lách, thận, tử cung, buồng trứng, tiền liệt tuyến…

Siêu âm Doppler tim: Siêu âm doppler tim để phát hiện một số bất thường ở buồng tim, các bệnh lý van tim bẩm sinh và bệnh lý mạch vành. Nó cũng có thể tìm thấy cục máu đông trong tim trước khi chúng di chuyển đến não và gây ra đột quỵ.

Siêu âm Doppler động mạch cảnh (động mạch sống nền): Siêu âm động mạch cảnh là phương pháp đánh giá không xâm lấn đoạn ngoài sọ của động mạch cảnh và động mạch đốt sống cung cấp máu lên mặt, cổ và não. Nó cho thấy các mảng xơ vữa bám trên thành mạch máu và mức độ hẹp của động mạch.

Qua đó, bạn sẽ được xác định các cơn đột quỵ thầm lặng mà không có biểu hiện triệu chứng trước đây, các tổn thương não khác như u não, áp xe não, bất thường bẩm sinh của nhu mô não và các bệnh lý về mạch máu não bao gồm: dị dạng mạch máu não, túi phình mạch máu não và các đoạn tắc nghẽn của mạch máu não.

5. Ai nên tầm soát nguy cơ đột quỵ?

Vì mức độ nguy hiểm và tình trạng trẻ hóa của các bệnh lý có thể gây ra đột quỵ, các chuyên gia khuyến cáo tất cả mọi người trên 15 tuổi đều nên tầm soát nguy cơ đột quỵ.

Tần suất tầm soát sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý và yếu tố nguy cơ của mỗi người. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng càng có nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng bị đột quỵ càng cao. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ đột quỵ được xem là biện pháp phòng ngừa đột quỵ tốt nhất hiện nay.

Các yếu tố dẫn đột quỵ bao gồm các yếu tố có thể thay đổi được và không thay đổi được. Việc tầm soát nguy cơ đột quỵ định kỳ sẽ giúp cho bạn xác định được những yếu tố có thể dẫn đến đột quỵ trong tương lai.

5.1. Các yếu tố bệnh lý có nguy cơ gây đột quỵ là:

  • Huyết áp cao.

  • Tăng cholesterol trong máu.

  • Bệnh tiểu đường (đái tháo đường).

  • Bệnh tim: Rung nhĩ, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, hẹp van hai lá, buồng tim mở rộng và rối loạn nhịp tim.

  • Hẹp động mạch cảnh.

  • Bệnh động mạch ngoại vi.

  • Phình động mạch hoặc dị dạng mạch máu.

  • Bệnh hồng cầu hình liềm.

  • Chứng ngưng thở lúc ngủ.

  • Đau nửa đầu Migraine.

  • Các cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA).

  • Béo phì.

5.2. Các yếu tố lối sống có thể dẫn đến các bệnh lý làm tăng nguy cơ đột quỵ, bao gồm:

  • Uống rượu.

  • Hút thuốc lá.

  • Sử dụng ma túy và lạm dụng các chất kích thích khác.

  • Làm việc quá sức (mệt mỏi kéo dài, căng thẳng strees).

  • Ít hoặc lười vận động.

  • Chế độ ăn nhiều muối, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.

  • Sử dụng viên uống tránh thai.

  • Sử dụng hormone sau mãn kinh.

5.3. Ngoài các yếu tố có thể thay đổi và can thiệp ở trên, một số yếu tố không thể tác động, có thể liên quan đến đột quỵ là:

  • Lịch sử gia đình có người bị huyết áp cao, mỡ máu, tiểu đường, các vấn đề tim mạch khác và đột quỵ.

  • Nam giới có tỷ lệ bị đột quỵ cao hơn nữ giới ở mọi lứa tuổi (tỷ lệ 2,2:1), tuy nhiên nữ giới có tỷ lệ tử vong cao hơn.

  • Tuổi càng lớn, nguy cơ đột quỵ càng cao.

  • Người da trắng có ít nguy cơ đột quỵ hơn người da vàng, người da đen có tỷ lệ đột quỵ cao nhất.

  • Cư dân châu Á bị đột quỵ nhiều hơn khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ, dân thành phố bị đột quỵ nhiều hơn ở nông thôn.

Với những ai khỏe mạnh cũng nên Tầm soát đột quỵ để bảo vệ sức khỏe của bản thân vì nguy cơ đột quỵ là “không của riêng ai”, phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Bằng cách tầm soát, đánh giá, lên kế hoạch thay đổi, kiểm soát và cải thiện các yếu tố nguy cơ tỷ lệ đột quỵ có thể được giảm bớt. Tầm soát và phòng ngừa đột quỵ nên được thực hiện càng sớm càng tốt, nhất là khi bạn có nhiều yếu tố nguy cơ, từng bị một cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua hoặc đã từng bị đột quỵ trước đó.

Ngoài tầm soát nguy cơ đột quỵ, mỗi chúng ta cần chủ động phòng chống đột quỵ bằng việc sử dụng mỗi ngày 1-2 viên Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc. Sản phẩm này cũng có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, tiểu đường, ổn định huyết áp, tăng sức đề kháng, làm sạch mạch máu, thông huyết mạch… đây đều là các yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule - Khắc tinh số 1 của đột quỵ

Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule - Khắc tinh số 1 của đột quỵ

Tìm hiểu thêm về sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Tin liên quan

Dùng An Cung Ngưu Hoàng Hoàn Có Thực Sự Giúp Phòng Ngừa Đột Quỵ Không? Dùng An Cung Ngưu Hoàng Hoàn Có Thực Sự Giúp Phòng Ngừa Đột Quỵ Không?
Đột quỵ, hay còn gọi theo dân gian là trúng gió, trúng phong, tai biến. Bệnh có thể xảy ra đột ngột và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và...
Cảnh Giác Với Các Bệnh Lý Lây Nhiễm Trong Mùa Mưa Để Chủ Động Bảo Vệ Sức Khỏe Cảnh Giác Với Các Bệnh Lý Lây Nhiễm Trong Mùa Mưa Để Chủ Động Bảo Vệ Sức Khỏe
Mùa mưa không chỉ mang lại không khí dịu mát sau những ngày nắng gắt, mà còn là thời điểm các bệnh lý lây nhiễm bùng phát mạnh do điều kiện môi trường ẩm...
Cách Kiểm Soát Tăng Huyết Áp Hiệu Quả Tại Nhà Cách Kiểm Soát Tăng Huyết Áp Hiệu Quả Tại Nhà
Bạn có thể thấy mình khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường, không triệu chứng - nhưng huyết áp có thể đang âm thầm tăng cao.
Tăng Huyết Áp Ẩn Giấu Và Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết Tăng Huyết Áp Ẩn Giấu Và Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết
Không ít người cho rằng huyết áp của mình bình thường, chỉ vì khi đo tại nhà không thấy cao. Thế nhưng, Tăng huyết áp ẩn giấu - một căn bệnh âm thầm không...
Rối Loạn Lipid Máu: Bản Chất, Nguy Cơ Và Hướng Xử Trí Ban Đầu Rối Loạn Lipid Máu: Bản Chất, Nguy Cơ Và Hướng Xử Trí Ban Đầu
Rối loạn lipid máu còn được gọi là rối loạn mỡ máu là tên của một bệnh lý mà dân gian thường gọi là cao mỡ trong máu hoặc dư mỡ trong máu.
Lipid Là Gì Và Mức Độ Nguy Hiểm Của Rối Loạn Lipid Máu Trong Cơ Thể? Lipid Là Gì Và Mức Độ Nguy Hiểm Của Rối Loạn Lipid Máu Trong Cơ Thể?
Bệnh mỡ máu (rối loạn lipid máu) là tình trạng chỉ số thành phần mỡ có trong máu vượt quá mức giới hạn do các nguyên nhân dẫn đến rối loạn chức năng chuyển...
Dày Thất Trái - Căn Bệnh Nguy Hiểm Nhưng Ít Người Biết Dày Thất Trái - Căn Bệnh Nguy Hiểm Nhưng Ít Người Biết
Phì đại tâm thất ở tim, trong đó dày thất trái được coi như một mối nguy thường trực đối với sức khỏe tim mạch của người bệnh tăng huyết áp.
Phân Biệt Cường Giáp Và Suy Giáp Dễ Hiểu, Dễ Nhớ Có Thể Bạn Chưa Biết Phân Biệt Cường Giáp Và Suy Giáp Dễ Hiểu, Dễ Nhớ Có Thể Bạn Chưa Biết
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ, hình con bướm nằm ở trước và chính giữa cổ. Tuyến giáp sản xuất các hormone thyroxine (còn được gọi là T4) và triiodothyronine (còn...
Tips Cấp Cứu Làn Da Bị Bỏng Nắng Khi Đi Du Lịch Tips Cấp Cứu Làn Da Bị Bỏng Nắng Khi Đi Du Lịch
Mùa du lịch với những ngày nắng như đổ lửa, đừng để những chuyến du lịch vui vẻ phải đánh đổi bằng làn da bị bỏng nắng nghiêm trọng.
Biến Chứng Tiểu Đường Nguy Hiểm Như Thế Nào? Biến Chứng Tiểu Đường Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường) là bệnh lý rối loạn chuyển hóa rất phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa do lối sống và môi trường hiện đại....

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa? Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa?
Lão hóa da là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng bạn có thể làm chậm và cải thiện tình trạng này bằng các biện pháp chăm sóc da đúng cách.

Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám? Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám?
Tăng sắc tố da, bao gồm nám, tàn nhang và đốm đồi mồi, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và chủng tộc. Các phương pháp điều trị hiện tại thường...

Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da
Hàng rào sinh học là lớp phòng thủ đầu tiên của hàng rào bảo vệ da. Đây là một quần thể các vi sinh vật sinh sống trên da bao gồm lợi khuẩn, hại khuẩn, nấm,......

Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe? Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe?
Hormone tuyến giáp duy trì sức khỏe tốt bằng cách giữ cho cơ thể hoạt động bình thường bằng cách điều chỉnh mức năng lượng, sự trao đổi chất, nhiệt độ...

Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào? Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào?
Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là một tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon