Bình thường, đĩa đệm gồm 3 thành phần: Nhân nhầy, vòng sợi và mâm sụn. Đĩa đệm có thể đàn hồi và biến dạng khi bị nén, cho nên có khả năng làm giảm chấn động tới các thân đốt sống.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (TVĐĐCSC) là nhân nhầy đĩa đệm thoát khỏi vị trí bình thường do đứt rách vòng sợi. Hướng của thoát vị đĩa đệm có thể ra sau, lệch bên, vào lỗ ghép gây chèn ép rễ, dây thần kinh vùng cột sống cổ.
Biểu hiện lâm sàng thành từng đợt, tùy từng vị trí và giai đoạn của bệnh mà có các triệu chứng lâm sàng riêng lẻ hoặc phối hợp thành hội chứng khác nhau như: Hội chứng cột sống cổ, hội chứng rễ cổ, hội chứng tủy cổ, hội chứng rễ - tủy cổ và hội chứng rối loạn thần kinh thực vật.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chủ yếu do thoái hóa cột sống cổ và chấn thương, trong đó thoái hóa cột sống cổ đóng vai trò chính.
Tư thế không đúng khi ngồi, nằm hoặc làm việc.
Chuyển động đột ngột cột sống cổ.
Di truyền.
Lối sống không lành mạnh, chẳng hạn như ít rèn luyện thể chất, ăn uống thiếu dinh dưỡng, thói quen hút thuốc lá…
Ngoài ra, đôi khi rối loạn mô liên kết hoặc cột sống dị tật cũng góp phần dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Các yếu tố liên quan đến thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gồm: Tuổi thường từ 35 - 59, nam nhiều hơn nữ, nghề nghiệp, thoái hóa cột sống cổ, vị trí thoát vị đĩa đệm C5 - C6 chiếm tỉ lệ cao nhất.
Đột ngột cổ đau và căng cứng bên phải hoặc trái hoặc phía sau. Có thể đau nhẹ, vừa hoặc dữ dội. Những khu vực xung quanh cũng có thể nhanh chóng bị ảnh hưởng như: Bả vai, cánh tay, đầu, đặc biệt là phía sau đầu và hốc mắt. Kèm theo cảm giác đau - tê ở tứ chi, thường là ở cánh tay - bàn tay - ngón tay. Trong trường hợp tủy sống bị chèn bởi đĩa đệm thoát vị, cảm giác đau - tê sẽ xuất phát từ cổ rồi mau chóng lan đến tứ chi. Thậm chí, toàn thân cũng có thể chịu ảnh hưởng.
Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thì người bệnh có thể có biểu hiện một trong các hội chứng sau:
Hội chứng cột sống cổ: Đau khu tru vùng cổ gáy, lan lên chẩm hoặc xuống vai, đau rát, đau nóng, hoặc đau sâu trong cơ cổ gáy, đau tăng khi vận động, giảm đau khi nằm nghỉ, co cứng các cơ cạnh cột sống cổ, hạn chế vận động cột sống cổ.
Hội chứng rễ cổ: Đau vùng gáy lan xuống liên bả vai, xuống vai, cánh tay, cẳng tay và ngón tay (lan theo phân bố cảm giác rễ thần kinh cổ bị tổn thương); đau tăng khi đứng, đi, ngồi lâu; đau tăng khi ho, hắt hơi, khi vận động cột sống cổ, giảm đau khi nằm nghỉ. Dị cảm vùng da do rễ thần kinh bị tổn thương chi phối như cảm giác tê bì, kiến bò, đau cháy, tê bì đầu ngón tay, bại một số cơ chi trên, giảm hoặc mất phản xạ gân xương do rễ thần kinh chi phối như phẩn xạ gân cơ nhị đầu, phản xạ trâm quay, teo cơ chi trên.
Hội chứng tủy cổ: Đi bộ khó khăn, đứng trụ một chân bị ngã, mất khéo léo bàn tay, các triệu chứng chi trên có xu hướng ở một bên, ở chi dưới có xu hướng ở cả hai bên, tê bì ngọn chi trên, dị cảm kiểu đau cháy, cảm giác đau thân mình và tứ chi, tăng phản xạ gân xương ở tứ chi hoặc giảm phản xạ gân xương ở hai chi trên kèm tăng phản xạ gân xương ở hai chi dưới, đái dầm cách hồi hoặc mót đái không thể nhịn được, teo cơ chi trên chiếm khoảng 14,28% trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có hội chứng tủy cổ.
Hội chứng rễ - tủy cổ: Gồm hội chứng cột sống cổ và các triệu chứng rễ, các triệu chứng tủy nhưng hội chứng tủy thường rõ hơn triệu chứng rễ. Rối loạn vận động và phản xạ rõ hơn rối loạn cảm giác. Trong rối loạn cảm giác thì kiểu dị cảm đau cháy là thường gặp nhất ở hội chứng rễ - tủy cổ, rồi đến nhóm có hội chứng tủy cổ, sau cùng là hội chứng rễ cổ.
Hội chứng rối loạn thần kinh thực vật: Chóng mặt, mất thăng bằng, ù tai, mờ mắt từng cơn, đâu phần sau hốc mắt, đỏ mắt đột ngột, cơn hạ huyết áp, vã mồ hôi và tăng nhu động ruột, cơn đau ngực (thường gặp trong thoát vị đĩa đệm C6-C7), nuốt khó do thoát vị đĩa đệm ra trước chèn ép thực quản...
Chẩn đoán lâm sàng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gồm: Có hội chứng cột sống cổ. Có một trong ba hội chứng sau: hội chứng rễ cổ, hội chứng tủy cổ, hội chứng rễ - tủy cổ. Đau có tính chất cơ học: đau tăng khi vận dộng cột sống cổ, khi đứng, khi đi, ngồi lâu và đau giảm khi nằm nghỉ.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ: Giúp chẩn đoán xác định, là phương pháp cận lâm sàng hàng đầu để đánh giá cột sống, tủy sống, rễ thần kinh, đĩa đệm, dịch não tủy, dây chằng, tổ chức mỡ và mạch máu. Đặc biệt trong chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, nhất là ở các bệnh nhân có biểu hiện thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đang cân nhắc điều trị phẫu thuật.
Các chấn thương vùng cột sống cổ gây tổn thương xương và đĩa đệm - Ung thư xương hoặc di căn, các bệnh lý tủy xương lành hoặc ác tính - Bệnh thoái hóa cột sống cổ - Viêm quanh khớp vai - Bệnh xơ cứng rải rác - Các bệnh thần kinh ngoại biên.
Nếu người bệnh mang tâm lý chủ quan, dẫn đến việc điều trị chậm trễ. Điều này có nguy cơ gây phát sinh hàng loạt biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như: Đầu tiên, rõ ràng nhất là hẹp ống sống cổ dẩn đến thiếu máu não và hội chứng chèn ép tủy, nếu chèn ép tủy nặng sẽ có nguy cơ dẩn đến liệt tứ chi vĩnh viễn.
Bất động cột sống cổ: Nằm nghỉ ngơi tại giường và đeo đai cổ khi ngồi, khi đi lại 5 - 7 ngày trong giai đoạn cấp tính, đau nhiều.
Tránh ngửa, nghiêng hoặc xoay đầu quá mức sang bên tổn thương, nằm có kê gối vùng cổ gáy trong trường hợp mất ưỡn sinh lý cột sống cổ.
Đeo đai cổ: thời gian đeo không quá lâu để tránh phụ thuộc vào đai cổ giảm trương lực cơ cổ.
Dùng thuốc: thuốc giảm đau, kháng viêm steroid và không steroid, thuốc giãn cơ, thuốc tác động vào cơ chế bệnh sinh của thoái hóa cột sống như glucosamin sulfate...
Các phương pháp phong bế: ngoài màng cứng cột sống cổ, các điểm xuất phát điểm đau, cơ bậc thang trước.
Vật lý trị liêu: bó parafin, khay nhiệt điện, tia hồng ngoại, túi chườm nước nóng, chườm nóng bằng muối rang, lá lốt, lá ngãi cứu rang, dòng điện xung,...
Điều trị tia laser.
Xoa bóp bấm huyệt: giai đoạn cấp tính sau 5-7 ngày bất động có thể xoa bóp nhẹ nhàng bằng tay hoặc dụng cụ xoa bóp.
Kéo giãn cột sống cổ.
Đĩa đệm sau khi thoát vị có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Thêm vào đó, quá trình phục hồi cũng không dễ dàng. Đồng thời, bệnh còn có nhiều khả năng tái phát, kể cả sau khi điều trị thành công. Thoát vị đĩa đệm có nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là do xung đột của đĩa đệm và rễ thần kinh. Đây là điểm quan trọng cần chú ý để phòng ngừa:
Trong lao động chân tay, cần chú ý không đội vật nặng trên đầu, vác trên vai trọng lượng lớn - Điều trị kịp thời các bệnh thoái hóa cột sống cổ.
Thay đổi thói quen xấu trong sinh hoạt, công việc, học tập và các hoạt động thể dục thể thao.
Tránh những động tác gập cổ, ưỡn cổ hoặc xoay cổ đột ngột hoặc quá mức kéo dài.
Thực hiện các bài tập vận động cột sống cổ thích hợp để tăng cường sự dẻo dai.
Sử dụng thực phẩm chức năng: Glucosamine, Collagen, Omega-3, Tinh dầu thông đỏ, Đông trùng hạ thảo, Hồng sâm, Hắc sâm…
Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, điều quan trọng là thông qua thăm khám lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của bác sĩ để đánh giá được tình trạng hiện tại của bệnh, để từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, vì vậy người bệnh cần được thăm khám cẩn thận tại các cơ sở y tế uy tín.
Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ tại: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Theo BS. Âu Văn Khê - Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược - Cơ sở 3
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com