Hotline

0902158663
MENU
0
17/03/2024 - 10:32 PMedallyhanquoc.vn 296 Lượt xem

Toner chắc hẳn không còn xa lạ với các tín đồ đam mê dưỡng da.  Hôm trước mình đã lên một bài viết để phân biệt giữa toner - lotion và essence (link bài viết: https://edallyhanquoc.vn/su-khac-biet-giua-toner-lotion-essence.html).

Ở bài viết lần này mình xin phép nhắc lại chút về toner. Toner là sản phẩm dưỡng da được sử dụng ngay sau bước làm sạch. Chúng ở dạng solution - một hợp chất có ít nhất hai chất cùng bản chất có thể trộn lẫn, hòa tan với nhau.

Từ lâu vấn đề “Toner có thực sự cần thiết trong chu trình dưỡng da?” luôn là đề tài tranh luận trên các diễn đàn làm đẹp. Các bạn nghĩ sao về “Toner”? Hôm nay các bạn thử nghe mình trình bày xem có hợp lý không nhé!

Trước khi mổ xẻ vấn đề, mình xin phép nói sơ qua chút chút về bản chất và thành phần tạo nên một sản phẩm toner. Trong ngành bào chế mỹ phẩm, toner được xếp vào nhóm solution - hợp chất có ít nhất từ hai đến nhiều chất có cùng bản chất, hoà tan được lẫn nhau. Ví dụ đơn giản, nước với giấm hoà tan thêm chút nước mắm chúng ta có được bát nước chấm đậm đà. Tuy nhiên nước và dầu không thể hoà tan với nhau vì dầu nhẹ hơn.

Toner có cần hay không trong quy trình các bước chăm sóc da?

Toner có cần hay không trong quy trình các bước chăm sóc da?

1. Bản chất và thành phần tạo lên toner

Kết cấu của toner khá đơn giản, đa phần các sản phần toner đều có:

  • Dung môi: đa phần dung môi của toner là nước (có thể có cồn nhưng hiện giờ ít được đưa vào làm dung môi vì khả năng gây kích ứng cao).

  • Hoạt chất (actif): chiết xuất từ thực vật như lô hội, hoa cúc, cây liễu…

  • Một số chất hút ẩm, giữ ẩm quen thuộc như: glycerin, propylene glycol, butylene glycol, HA, panthenol…

  • Chất hoạt động bề mặt (surfactant): là các hợp chất đa năng có thể có chức năng làm sạch dịu nhẹ, ổn định sản phẩm (stabilizer) hoặc làm giảm sức căng bề mặt.

Có thêm thắt các chất tạo độ dính nhớt (adjuvant), chất bảo quản (chủ yếu các chất chống sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm vì toner ở thể nước), hương liệu.

Hiện nay toner xuất hiện đa dạng chức năng, kết cấu trên thị trường tuy nhiên chủ yếu gồm 3 nhóm chính: toner dưỡng ẩm, toner có axit thanh tẩy tế bào chết, chống lão hoá. Tuỳ thuộc định hướng chức năng, đối tượng khách hàng, giá bán sản phẩm nhà sản xuất sẽ cân đối các hoạt chất trong công thức phù hợp với tiêu chí họ đặt ra.

Thành phần cấu tạo của toner

Thành phần cấu tạo của toner

2. Các loại toner trên thị trường

Toner trên thị trường được chia thành hai nhóm chính:

  • Nhóm treatment - điều trị (AHA, BHA…)

  • Nhóm chức năng thông thường: cân bằng độ pH, dưỡng ẩm, chống lão hóa…

Gần đây mình vô tình xem một vlog của hai bác sỹ da liễu lại đưa ra nhận định “Toner không cần thiết trong một quy trình dưỡng da” nên đã manh nha ngay ý tưởng cho bài viết này. Là một sinh viên ngành làm đẹp, mình xin phép đưa ra một số lý do tại sao cần và không cần toner trong chu trình dưỡng da.

3. Tại sao toner không thực sự cần thiết theo một số bác sỹ da liễu?

Có hai lý do chính quan điểm “toner không cần thiết” là hợp lý. Đầu tiên mình muốn bàn tới các sản phẩm làm sạch (sản phẩm tẩy trangsữa rửa mặt). Hiện nay các nhà sản xuất mỹ phẩm đều nắm bắt đc xu hướng của người tiêu dùng, định hướng sản phẩm tẩy rửa dịu nhẹ, an toàn cho da ở nồng độ pH lý tưởng (pH 5.5). Phần lớn các sản phẩm đã được lược bỏ các thành phần tẩy rửa gây hại cho da, nhiều tính kiềm hoặc khéo léo thêm thắt các chất hoạt động bề mặt trung tính để giảm nguy cơ kích ứng, tôn trọng màng bảo vệ da.

Lý do thứ hai đó là serum và kem dưỡng có thể thay thế các công dụng thông thường của toner như dưỡng ẩm, chống lão hóa... Nếu nhu cầu cá nhân chỉ đang tìm kiếm một sản phẩm dưỡng ẩm, cân bằng pH đơn giản sau bước làm sạch thì thực sự không quá cần thiết. Nó như một bước đệm hỗ trợ các bước dưỡng tiếp theo khi bạn chưa kịp thực hiện chúng ngay sau đó. Thực tế trong serumkem dưỡng có đủ các dưỡng chất để đáp ứng những nhu cầu này.

Lắng nghe nhu cầu khách hàng, các nhãn hàng tập trung phát triển sản phẩm tẩy rửa dịu nhẹ hơn nhiều so với công thức sữa rửa mặt truyền thống. Đa phần sữa rửa mặt sử dụng chất hoạt động bề mặt có tính tẩy rửa dịu nhẹ và thêm một số chất làm dịu, phục hồi, cấp ẩm như Niacinamide, Ceramide, chiết xuất hoa cúc…để pH của da ở môi trường trung tính (pH = 5 - 6). Một khi độ pH của da ở môi trường lý tưởng quả thật chúng ta không cần bổ sung toner trong quy trình dưỡng da.

Mặt khác, khi sử dụng các hoạt chất treatment (AHA, Retinol, Vitamin C…) nếu dùng trần tức là bôi trực tiếp sản phẩm khi nồng độ pH trên da < 5, các hoạt chất này sẽ tác động mạnh hơn, hiệu quả hơn. Nên đây cũng là một lý do hợp lý để gạt em toner qua một bên. Tuy nhiên khi sử dụng sản phẩm treatment trần trên các bạn nên cân nhắc vì có nguy cơ gây kích ứng khá cao đặc biệt với các bạn có da nhạy cảm hoặc chưa từng sử dụng sản phẩm treatment.

Lý do toner không cần thiết nữa trong quy trình chăm sóc da

Lý do toner không cần thiết nữa trong quy trình chăm sóc da

Một số toner cải thiện lỗ chân lông chứa cồn khô khiến da chúng ta bị mất nước, khô, đỏ rát, ngứa, lâu dài dẫn đến các bệnh lý phổ biến về da như, eczema, đỏ da (rosacea), dày sừng nang lông (keratosis pilaris).

Túm cái quần toner cần thiết hay không tùy thuộc vào nhu cầu làn da và nhu cầu sử dụng của mỗi cá nhân. Đối với mình toner đơn giản là bước đệm để loại bỏ cặn nước sinh hoạt hoàn toàn không phải “nút thắt giúp đưa các dưỡng chất vào sâu hơn” như nhiều người vẫn nghĩ. Nếu bạn đang tìm kiếm một chai toner với mục đích đơn giản như mình nên lựa chọn sản phẩm vừa tiền đỡ nặng ví, giảm stress. Nếu hầu bao rủng rỉnh đầu tư toner có các thành phần tẩy tế bào chết tớ thấy đáng đồng tiền bát gạo hơn nha. Nếu tài chính không cho phép thêm stress thì cho toner ra khỏi cuộc chơi.

4. Lý do tiếp tục sử dụng toner trong quy trình chăm sóc da?

Như mình đã nói ở trên, toner chính xác là một sản phẩm đệm trước các bước dưỡng quan trọng như serum và kem dưỡng. Sau khi làm sạch, da của chúng ta cơ bản sẽ bị lấy đi một chút dầu tự nhiên. Bạn có thể thấy hơi căng tức khó chịu đặc biệt vào thời điểm giao mùa và mùa đông. Lúc này toner sẽ giảm tốc độ bay hơi, mất nước của da, tạo ẩm kịp thời. 

Một lý do khác khá quan trọng là nước sinh hoạt hàng ngày. Dù đã qua nhiều quy trình lọc chặt chẽ tuy nhiên khi đi qua đường ống nước vẫn có rất nhiều vi khuẩn và cặn đá vội (CaCO3). Bạn có thể dễ dàng thấy cặn đá vôi ở vòi nước, lavabo, bình nước…xuất hiện nếu không vệ sinh định kỳ. Nếu nước sinh hoạt đọng lại trên da, ngày qua ngày là một trong những nguyên nhân lão hóa da.

Thông thường toner được sử dụng sau bước làm sạch và trước các bước dưỡng. Da sau khi làm sạch sẽ mất đi một lượng dầu tự nhiên tương đối lớn đồng thời tăng khả năng mất nước xuyên biểu bì (Transepidermal water loss). Lúc này toner là trợ thủ đắc lực giúp làn da được cấp ẩm tạm thời, cân bằng lại độ pH lý tưởng. Lớp biểu bì không có pH nhưng màng bảo vệ có độ pH các cậu nhớ nhé, còn lăn tăn thì mời xem các bài viết tiếp theo của page. Nhờ khả năng cấp ẩm, làm dịu, kết cấu lỏng nhẹ dễ thấm nên phương pháp “mặt nạ lotion” được rất nhiều tín đồ skincare ưa chuộng.

Trong nước sinh hoạt hàng ngày tồn tại các ion kim loại. Hiện tượng này nếu bạn quan sát vòi nước một thời gian không vệ sinh xuất hiện mảng vôi trắng, đáy bình đun/đựng nước có những cặn trắng li ti đó chính là CaCO3/MgCO3 hay còn gọi là nước cứng. Sau khi rửa mặt cặn vôi vẫn bám trên mặt tiếp đến phản ứng với oxy tạo ra các gốc tự do - 1 phân tử/nguyên tử bị ăn cắp electron từ 1 phân tử/nguyên tử khác. Nếu phản ứng này diễn ra theo chuỗi nhiều tế bào dẫn đến cấu trúc da bị lỏng lẻo, mất đàn hồi gây lão hoá da.

Nếu bạn đã từng sống hoặc du lịch trải nghiệm các nước ở châu Âu đều nhận thấy nguồn nước ở đây rất nhiều cặn kim loại. Đặc biệt vào mùa lạnh phải sử dụng nước nóng thì số lượng cặn đá vôi lại càng nhiều. Vì vậy đây là nguyên nhân chính khiến mình buộc phải sử dụng toner trong chu trình dưỡng da.

Lý do tiếp tục sử dụng toner trong quy trình chăm sóc da

Lý do tiếp tục sử dụng toner trong quy trình chăm sóc da

Như vậy, nói toner không cần thiết không đúng, nhưng bắt buộc phải có trong chu trình dưỡng da cũng không hẳn. Câu trả lời nằm ở nhu cầu sử dụng của mỗi người. Tuy nhiên mình có một vài lời gợi ý nho nhỏ đến các bạn.

Vì toner là một bước đệm nhẹ giữa quy trình làm sạch và quy trình dưỡng, nếu nhu cầu của bạn đang tìm kiếm một sản phẩm dưỡng ẩm, cân bằng pH không cần đầu tư toner quá đắt tiền. Đây là khoản đầu tư lãng phí không cần thiết.

Thay vào đó bạn có thể đầu tư một loại toner treatment như AHA, BHA, Retinol… hoặc toner có chứa các hợp chất lên men (ví dụ: galactomyces) để cải thiện nền da, sáng da, làm sạch lỗ chân lông…

5. Một số sản phẩm toner tốt nhất hiện nay

  1. Toner tái sinh phục hồi Edally EX

  2. Toner dưỡng trắng và tái tạo da The Nature Book

  3. Toner placenta The Nature Book

  4. Toner dưỡng trắng ngừa nám The Nature Book

  5. Toner dưỡng da ngừa mụn The Nature Book

Các bạn đọc bài viết của mình, nếu thấy cùng quan điểm các bạn comment cho mình biết nhé. Lệch pha cũng không sao bởi mỗi chúng ta đều có lăng kính nhìn nhận sự vật sự việc khác nhau và tớ tôn trọng điều đó. Không ai đúng hoàn toàn, không ai sai 100%. Mỗi người chúng ta đều có lý lẽ của riêng mình.

Chúc các bạn thật nhiều sức khoẻ và có một làn da khỏe đẹp.

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.

Tin liên quan

Thời Điểm Nào Nên Và Không Nên Bổ Sung Lợi Khuẩn Cho Da? Thời Điểm Nào Nên Và Không Nên Bổ Sung Lợi Khuẩn Cho Da?
Bổ sung lợi khuẩn cho da là một phương pháp dưỡng da ngày càng được quan tâm nhờ vào khả năng cân bằng hệ vi sinh, cải thiện sức khỏe và vẻ đẹp của làn...
Thứ Tự Ưu Tiên Các Bước Dưỡng Da Cơ Bản Thứ Tự Ưu Tiên Các Bước Dưỡng Da Cơ Bản
Một quy trình dưỡng da đúng cách không chỉ giúp da khỏe mạnh, mà còn tối ưu hóa hiệu quả của các sản phẩm chăm sóc. Thứ tự các bước dưỡng da cơ bản được...
Cơ Chế Xử Lý Các Loại Mụn, Liệu Bạn Đã Chăm Sóc Da Đúng Cách? Cơ Chế Xử Lý Các Loại Mụn, Liệu Bạn Đã Chăm Sóc Da Đúng Cách?
Mụn là tình trạng da phổ biến xuất hiện do nhiều nguyên nhân, từ yếu tố nội tiết, chế độ chăm sóc da không đúng cách, đến môi trường.
6 Dấu Hiệu Của Thiếu Máu Não, Dẫn Đột Quỵ Đến Gần Đừng Bỏ Qua 6 Dấu Hiệu Của Thiếu Máu Não, Dẫn Đột Quỵ Đến Gần Đừng Bỏ Qua
Thiếu máu não là tình trạng lưu lượng máu tới não bị giảm, từ đó, lượng oxy và dưỡng chất cung cấp cho não bộ bị giảm, các tế bào thần kinh thiếu năng...
Vì Sao Da Dầu Cần Dưỡng Ẩm Và Cách Dưỡng Ẩm Không Gây Bí Da? Vì Sao Da Dầu Cần Dưỡng Ẩm Và Cách Dưỡng Ẩm Không Gây Bí Da?
Vì sao da dầu cần dưỡng ẩm? Kem dưỡng ẩm đem lại lợi ích gì cho làn da? Đây là những thắc mắc chung của nhiều cô nàng nhưng cho tới hiện tại chưa có câu...
Lạm Dụng Thuốc Giảm Cân Coi Chừng Tổn Thương Thận Lạm Dụng Thuốc Giảm Cân Coi Chừng Tổn Thương Thận
Tăng cân mất kiểm soát, nhiều chị em rơi vào tình trạng béo phì, thừa cân, dẫn đến lo âu về hình thể của bản thân. Một số người tìm đến các sản phẩm...
Sỏi Túi Mật - Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa Sỏi Túi Mật - Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa
Sỏi túi mật là một vấn đề sức khỏe phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Đây là tình trạng hình thành các viên sỏi cứng trong...
Bạn Có Thực Sự Hiểu Về Mỡ Trong Cơ Thể Và Sức Khỏe? Bạn Có Thực Sự Hiểu Về Mỡ Trong Cơ Thể Và Sức Khỏe?
Mỡ dưới góc nhìn của nhiều người, luôn là “thảm họa”. Tuy nhiên, dưới góc nhìn y học, Mỡ có thể là kẻ thù của sức khỏe nhưng đồng thời, Mỡ cũng có...
Nên Bổ Sung Omega-3 Hay Omega-3-6-9 Sẽ Tốt Hơn Cho Cơ Thể? Nên Bổ Sung Omega-3 Hay Omega-3-6-9 Sẽ Tốt Hơn Cho Cơ Thể?
Omega-3, Omega-6, Omega-9 đều là acid béo không no tốt cho sức khỏe. Nhưng bạn có biết chúng khác nhau thế nào và đâu mới là dưỡng chất cần thiết hơn?
6 Dấu Hiệu Cơ Thể Lên Tiếng Khi Thiếu Omega-3 6 Dấu Hiệu Cơ Thể Lên Tiếng Khi Thiếu Omega-3
Omega-3 là “siêu dưỡng chất” giúp giữ gìn làn da, bảo vệ mắt, tăng cường trí nhớ và hỗ trợ tim mạch. Nếu bạn thường xuyên gặp các vấn đề sức khỏe...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa? Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa?
Lão hóa da là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng bạn có thể làm chậm và cải thiện tình trạng này bằng các biện pháp chăm sóc da đúng cách.

Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám? Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám?
Tăng sắc tố da, bao gồm nám, tàn nhang và đốm đồi mồi, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và chủng tộc. Các phương pháp điều trị hiện tại thường...

Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da
Hàng rào sinh học là lớp phòng thủ đầu tiên của hàng rào bảo vệ da. Đây là một quần thể các vi sinh vật sinh sống trên da bao gồm lợi khuẩn, hại khuẩn, nấm,......

Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe? Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe?
Hormone tuyến giáp duy trì sức khỏe tốt bằng cách giữ cho cơ thể hoạt động bình thường bằng cách điều chỉnh mức năng lượng, sự trao đổi chất, nhiệt độ...

Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào? Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào?
Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là một tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon