Trên thị trường hiện nay có 2 dạng thuốc điều trị tiểu đường chủ yếu: Insulin dạng tiêm và dạng loại thuốc uống giúp kiểm soát đường huyết. Dạng thuốc nào cũng có thể gây ra tác dụng không mong muốn.
Khi sử dụng Insulin dạng tiêm cho bệnh nhân tiểu đường type 1 (bắt buộc) hoặc tiểu đường thai kỳ thì tác dụng phụ thường gặp nhất là hạ đường huyết. Tình trạng này xảy ra khi sử dụng Insulin quá liều, người bệnh bỏ bữa ăn hay vận động quá sức. Biểu hiện khi bị tụt huyết áp: chóng mặt, run rẩy, vã mồ hôi, tim đập nhanh và da nhợt nhạt.
Tăng cân.
Loạn dưỡng mô mỡ (mô mỡ tại vị trí tiêm có thể teo nhỏ hoặc phì đại).
Dị ứng (biểu hiện phát ban, nổi mẩn đỏ khắp người gây ngứa)
Tuy nhiên, tỷ lệ gặp các tác dụng phụ này khá thấp.
Điều trị tiểu đường bằng thuốc cần duy trì trong một thời gian dài, dễ gây ra tác dụng không mong muốn trên gan, thận như suy gan, suy thận, tăng men gan… Ngoài ra, mỗi nhóm thuốc gây ra những tác dụng phụ khác:
Người bệnh cảm thấy chán ăn, buồn nôn, có khi tiêu chảy.
Miệng có vị kim loại.
Dùng kéo dài gây sụt cân.
Thuốc nhóm Sulfonylurea (Diamicron, Amaryl):
Hạ đường huyết quá mức.
Tăng cân.
Phát ban.
Rối loạn tiêu hóa.
Rối loạn tiêu hóa (Do ức chế enzym của quá trình hấp thu đường).
Phát ban.
Viêm đường hô hấp trên, nhất là viêm họng.
Đau khớp.
Ngứa, phát ban.
Viêm tụy cấp (hiếm).
Nhóm ức chế SGLT2 - giúp tăng đào thải glucose, làm giảm nồng độ glucose máu (Dapagliflozin, Empagliflozin)
Đi tiểu nhiều.
Nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục.
Nhóm thuốc Thiazolidinedione:
Phù nhẹ.
Dễ gãy xương.
Độc với gan, tim.
Sử dụng thuốc không tránh khỏi các tác dụng không mong muốn. Do đó, cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc phù hợp, giúp giảm tối đa tác dụng phụ.
Hầu hết các loại thuốc tiểu đường là thuốc tổng hợp, có nguồn gốc từ hóa dược, ngoại trừ nhóm Metformin (Glucophage), vì thế khi sử dụng lâu dài có thể gây ảnh hưởng xấu tới gan, thận. Một trong những tác dụng phụ khá phổ biến của nhóm Metformin là làm cho men gan của bệnh nhân tăng cao, tình trạng suy thận của người đang biến chứng thận diễn biến xấu đi. Vì vậy, ở giai đoạn này, người bệnh sẽ chuyển sang tiêm insulin để hạn chế tác dụng phụ của thuốc.
Ngoài ra, khi bệnh nhân dùng Metformin lâu dài có thể làm giảm lượng vitamin B12, tăng nguy cơ gặp các biến chứng thần kinh hoặc thiếu máu ở người tiểu đường. Vì vậy, trong chế độ ăn hàng ngày, nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm chứa nhiều vitamin này để bổ sung cho cơ thể.
Người bệnh tiểu đường nếu không có huyết áp cao, mỗi ngày nên uống tối thiểu 2 - 2.5 lít nước để tăng cường thải độc cho gan, thận.
Người bệnh khi được kê toa thuốc tiểu đường, nên tin tưởng vào bác sĩ điều trị và dùng thuốc theo đúng liều và đúng thời gian quy định. Trong quá trình uống thuốc, nếu có dấu hiệu bất thường nên báo ngay với bác sĩ để được hướng dẫn.
Khi bệnh nhân quên uống thuốc, cũng không nên cố gắng uống thêm liều vì có thể gây hạ đường huyết xuống thấp. Khi đó, bạn nên uống với liều bình thường và tốt nhất nên ghi chú và đặt chuông báo thức giờ uống thuốc để tránh tình trạng quên.
Uống thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Uống nhiều nước để đảm bảo quá trình chuyển hóa và đào thải độc tố của cơ thể.
Duy trì chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân tiểu đường.
Bổ sung Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng ổn định đường huyết, đào thải độc tố, làm sạch mạch máu, tăng cường sức đề kháng… như: Tinh dầu thông đỏ, Đông trùng hạ thảo, Hồng sâm và Hắc sâm…
Tìm hiểu thêm: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com