Hotline

0902158663
MENU
0
23/11/2024 - 8:33 PMedallyhanquoc.vn 28 Lượt xem

Mỡ dưới góc nhìn của nhiều người, luôn là “thảm họa”. Tuy nhiên, dưới góc nhìn y học, Mỡ có thể là kẻ thù của sức khỏe nhưng đồng thời, Mỡ cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe. Tại sao?

Nhằm duy trì việc sản xuất đủ lượng chất béo cần thiết, cơ thể cần được cung cấp đầy đủ các thành phần, theo Viện dinh dưỡng quốc gia Bộ Y tế khuyến nghị, bữa ăn cân bằng cho người trưởng thành bao gồm 50% là tinh bột, 25% là chất béo, 20% là chất đạm, còn lại là các thành phần vitamin và khoáng chất.

Bạn có thực sự hiểu về mỡ trong cơ thể và sức khỏe?

Bạn có thực sự hiểu về mỡ trong cơ thể và sức khỏe?

1. Mỡ là gì và được hình thành như thế nào trong cơ thể?

Đơn vị cơ bản của chất béo là acid béo, có 2 loại là acid béo chưa no và acid béo no.

Acid béo chưa no, còn gọi là acid béo không bão hòa, thường là do thức ăn cung cấp, có nhiều trong dầu thực vật, rau, hạt và cá… Vai trò của các acid béo chưa no rất quan trọng và đa dạng, đặc biệt là đối với các tổ chức não, tim, gan, các tuyến sinh dục.

Acid béo no, còn gọi là acid béo bão hòa, chủ yếu có trong thành phần các mỡ động vật, có giá trị sinh học thấp hơn so với các acid béo chưa no.

Quá trình tiêu hóa - hấp thu chất béo trong cơ thể người được diễn ra từ miệng đến dạ dày và ruột non. Chất béo từ nguồn thức ăn được men tiêu hóa phân giải thành glycerol, acid béo, monoglyceride, cholesterol và phosphorlipid… trong điều kiện sinh lý, tái tổng hợp cholesterol trong toàn bộ cơ thể người vượt quá sự hấp thu cholesterol từ thực phẩm, do vậy tất cả tế bào của cơ thể người ngoại trừ hồng cầu đều có thể tái tổng hợp cholesterol và được sử dụng riêng cho nội bào, gọi là cholesterol nội sinh. Sau khi được hấp thu, mỡ trong máu tồn tại dưới hai dạng chính là Cholesterol và Triglycerid.

Cholesterol không thể hoà tan trong máu và trong quá trình hoạt động sinh học, nó phải được vận chuyển bằng một chất là lipoprotein. Tùy thuộc vào lipoprotein giúp di chuyển, cholesterol sẽ mang tên là LDL cholesterol (Low-density lipoprotein) hay còn gọi là một loại cholesterol “xấu”, và HDL cholesterol (High-density lipoprotein) còn gọi là cholesterol “tốt”. Cả hai loại cholesterol này cùng với triglycerides tạo nên các thành phần thông thường của mỡ máu, với các chỉ số bình thường như Cholesterol toàn phần trong giới hạn cho phép là 200 đến 239 mg/dl hay 5,1 - 6,2 mmol/L, HDL-c (mỡ tốt) phải trên 60 mg/dL (hay trên 1,5 mmol/L), LDL-c (mỡ xấu) phải thấp hơn 100 mg/dL hay thấp hơn 2,6 mmol/L, và Triglyceride phải thấp hơn 150 mg/dL hay thấp hơn 1,7 mmol/L. Tất cả được xác định bằng cách xét nghiệm máu.

Mỡ máu tham gia vào quá trình sinh học, tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động hằng ngày của cơ thể, một phần sẽ tích lũy dưới dạng mô mỡ và đây là chất béo dự trữ.

Các hạt mỡ li ti dư thừa trong quá trình hoạt động sẽ tích lũy dưới da, bám vào cơ bắp và cơ quan nội tạng tạo thành mô mỡ, tổng lượng mô mỡ này chiếm 20% trọng lượng cơ thể người, phân bố đều khắp, nhiều nhất ở cổ, lưng, bụng, mông, đùi, xung quanh các cơ quan nội tạng, trong tủy xương, mô vú và trong các tế bào nội mô mạch máu. Nếu lượng chất béo dự trữ vượt qua giới hạn cho phép, sẽ trở thành mỡ thừa gây nên tình trạng thừa cân béo phì.

2. Mỡ có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe

Khi mỡ là một thành phần trong cấu trúc cơ thể. Với hơn 20% trọng lượng cơ thể, mỡ phân bổ ở nhiều bộ phận như dưới da, xen kẽ giữa các tạng, xây dựng cấu trúc màng tế bào, màng nội mô mạch máu và ti thể trong tế bào, trong đó quan trọng như tế bào não và màng chất béo bao bọc quanh các dây thần kinh, màng chất béo quyết định độ nhanh của các tín hiệu lan truyền trong não. Mỡ góp phần không nhỏ trong phát triễn cả tinh thần lẫn thể chất cho trẻ sơ sinh đến trưởng thành.

2.1. Mỡ có tác dụng cung cấp năng lượng hoạt động cho cơ thể:

Cơ thể sống cần có năng lượng phục vụ cho mọi hoạt động. Năng lượng ấy được tạo ra từ nguyên liệu là thức ăn và không khí. Năng lượng dự trữ sẽ được sử dụng khi cần thiết cho hoạt động sinh học, ức chế quá trình viêm bệnh lý, bảo vệ cơ thể trước những thay đổi về nhiệt độ…

2.2. Mô mỡ là tuyến nội tiết quan trọng trong cơ thể:

Mô mỡ là một tuyến nội tiết thật sự với những chức năng phức tạp có đáp ứng tự động với kích thích cả trong lẫn ngoài, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển và hoạt động của cơ thể. Mô mỡ sinh tổng hợp và chế tiết các hormon adiponectin, leptin… và có nhiều liên quan đến adrenalin, cortisol, insulin, hormon tăng trưởng, là tiền đề duy trì hoạt động của hệ miễn dịch cơ thể người. Ở người thừa cân, béo phì, việc sản xuất adiponectin bị giảm hoặc mất hẳn, dẫn đến bệnh đái tháo đường. Ở người phụ nữ có lượng mỡ quá thấp có thể rối loạn kinh nguyệt hoặc không hành kinh. Ở người đàn ông mô mỡ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến tính dục nam.

2.3. Mỡ có tác dụng vận chuyển, hòa tan và giúp cơ thể hấp thu được các vitamin A, D, E, K:

Đây là những vitamin chỉ tan trong dầu mỡ. Các vitamin này có vai trò quan trọng đối với các chức năng thị giác, khả năng đáp ứng miễn dịch, tạo máu, giúp tăng trưởng tốt và chống lão hóa… Nói khác đi, nếu lượng chất béo trong khẩu phần ăn thấp sẽ dẫn đến giảm hấp thu các vitamin nói trên, có khả năng đưa đến rối loạn thị giác, quáng gà, các bệnh về mắt khác, hoặc loãng xương sớm, thiếu máu, máu không đông, hoặc cơ địa dễ nhiễm trùng, dễ cảm nhiễm với mọi nguyên nhân gây bệnh từ môi trường, lão hóa nhanh…

2.4. Mỡ có tác dụng duy trì sức kháng bệnh choc ơ thể:

Mỡ là một trong những nguyên liệu để tuyến thượng thận sản xuất ra cortisol giúp chống viêm, duy trì sức đề kháng của cơ thể, mô mỡ còn sản xuất ra các cytokine, adipokine, có liên quan đến nhiều quá trình sinh lý và bệnh lý.

2.5. Mỡ là người làm sạch môi trường trong cơ thể:

Đó là HDL.c là loại mỡ tốt trong máu. HDL cao trong máu giúp “dọn dẹp” và ức chế việc hình thành mảng xơ vữa do mỡ xấu (LDL) tạo nên. Ngoài ra khi được kích hoạt, mỡ “tốt” đốt cháy mỡ xấu, sinh ra năng lượng cho cơ thể, cho dù chất béo tốt ít hơn chất béo xấu, nó có thể đốt cháy 300-500 calo một ngày, đủ để giảm đến nửa kg cân nặng trong một tuần.

3. Mỡ gây bệnh - là kẻ thù của sức khỏe

Khi có rối loạn mỡ trong máu, đó là khi LDL.c và Triglycerid tăng cao hoặc HDL.c giảm quá thấp, hoặc tích tụ mỡ thừa gây thừa cân béo phì, không chỉ khiến ngoại hình xấu mà còn gây ra nhiều bệnh:

3.1. Mỡ gây bệnh thừa cân - béo phì:

Là tình trạng tích trữ quá nhiều chất béo, lượng mỡ dư thừa phân bố bất thường trong cơ thể. Có nhiều yếu tố tác động gây nên thừa cân béo phì, nhưng trong đó 2 yếu tố quan trọng là chế độ dinh dưỡng không hợp lý và lười vận động. Thừa cân - béo phì đang gia tăng và trở thành một vấn đề sức khỏe ở nước ta, mà hệ quả của nó dẫn tới các bệnh mãn tính không lây như tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường…

3.2. Mỡ gây bệnhđái tháo đường:

Mỡ máu tăng cao có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường type 2 và ngược lại. Mối liên hệ này đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh, đặc biệt là trong trường hợp người bệnh có huyết áp cao, tăng mỡ bụng, cholesterol tốt thấp và triglyceride cao, sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường. Tình trạng thừa cân - béo bụng trên người bệnh đái tháo đường type 2 có mức đường huyết không ổn định theo thời gian sẽ sinh nhiều biến chứng. Các biến chứng của tình trạng tăng đường huyết có thể làm tổn hại các mạch máu nhỏ đưa đến bệnh về mắt, thận, não, thần kinh… và các mạch máu lớn gây bệnh tim mạch, gây nên tình trạng dễ nhiễm trùng…

3.3. Mỡ gây bệnh đường tiêu hóa:

Béo phì làm cho lượng mỡ dư bám vào các quai ruột gây táo bón, dễ sinh ra bệnh trĩ. Sự ứ đọng phân và các chất thải độc hại sinh ra trong quá trình chuyển hóa dễ sinh bệnh ung thư đại tràng. Lượng mỡ dư tích tụ ở gan gây bệnh gan nhiễm mỡ, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh xơ gan… Rối loạn chuyển hóa mỡ sinh ra sỏi mật. Ngoài ra, lượng Triglyceride tăng cao gây viêm tuyến tụy là một trong những biến chứng nguy hiểm, người viêm tuyến tụy có thể có những biểu hiện như: đau bụng đi ngoài dữ dội, sốt, nôn, thở nhanh, nhịp tim nhanh, thậm chí tử vong.

3.4. Mỡ gây bệnh tim mạch:

Người béo phì thường đi kèm với rối loạn mỡ trong máu, là LDL.c và Triglycerid tăng. Loại mỡ xấu này, khi dư thừa trong máu nó sẽ tạo nên nững mãng xơ vữa bám vào nội mạc mạch máu, gây hẹp dòng máu luân lưu đến nuôi dưỡng các bộ phận cơ thể. Hẹp mạch vành tim đưa đến thiếu máu cơ tim, hoặc xấu hơn là nhồi máu cơ tim. Hẹp mạch máu lên não gây thiếu máu não, hoặc nhồi máu não hoặc xuất huyết não… gây đột quỵ có thể liệt 1/2 người hoặc tử vong. Hẹp mạch máu thận gây suy thận, tăng huyết áp… và vòng lẫn quẫn bệnh lý ảnh hưởng ngược lại Tim Mạch. Hiện nay, bệnh tim mạch đang đứng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong, rất nhiều trường hợp là biến chứng của bệnh béo phì.

3.5. Mỡ gây bệnh xương khớp:

Người thừa cân béo phì dễ bị thoái hóa khớp, loãng xương, đau nhức triền miên do trọng lượng cơ thể gây áp lực lên xương khớp. Khớp gối, cột sống thắt lưng tổn thương sớm nhất.

3.6. Mỡ gây bệnh đường hô hấp:

Hoạt động của cơ hoành, khí phế quản của người béo phì thường hạn chế do “mỡ bám”, người béo phì thường bị rối loạn nhịp thở, ngáy, ngừng thở khi ngủ, béo phì càng nặng rối loạn nhịp thở càng nhiều.

3.7. Mỡ gây rối loạn nội tiết:

Phụ nữ béo phì thường bị rối loạn kinh nguyệt, buồng trứng đa nang, khó có thai, nguy cơ vô sinh cao. Thai phụ béo phì có nguy cơ đẻ khó, dễ bị rối loạn chuyển hóa. Nam giới béo phì thường yếu sinh lý, nguy cơ vô sinh.

4. Làm thế nào để hạn chế sự tích tụ mỡ và đánh bay mỡ thừa trong cơ thể?

Chất béo tạo nên hương vị cho thức ăn, và ăn để cung cấp chất dinh dưỡng duy trì sức khỏe, đồng thời là một một niềm vui trong hưởng thụ cuộc sống. Tuy nhiên chất béo sẽ là người bạn tốt góp phần tạo nên và duy trì sức khỏe luôn tối ưu nếu lượng mỡ hợp lý với nhu cầu cơ thể. Còn ngược lại, nó sẽ là kẻ thù nếu được tổng hợp vượt quá giới hạn cho phép, dự trữ lượng mỡ thừa quá lớn, gây ra nhiều bệnh tật hủy hoại sức khỏe của mỗi chúng ta. Vậy thì hãy làm một người sống tích cực và có trách nhiệm với chính sức khỏe của mình, đó là:

Chọn thức ăn đúng và đủ, dinh dưỡng cân bằng tốt cho sức khỏe.

Luyện tập vừa sức - thường xuyên mỗi ngày ít nhất 30 phút, nhớ chủ động thở phình thóp bụng tăng dưỡng khí cho các hoạt động chuyển hóa, thãi các khí độc ra ngoài.

Ngủ đủ giấc 6 đến 8 giờ mỗi ngày, đảm bảo khi thức dậy tinh thần sảng khoái, cảm thấy khỏe mạnh.

Duy trì tinh thần lạc quan.

Theo dõi các chỉ số sức khỏe của bản thân, duy trì được nhịp thở trung bình 12 - 14 lần một phút, nhịp tim 60 đến 100 lần một phút, trọng lượng cơ thể phù hợp với chiều cao, vòng bụng của nam nên nhỏ hơn 100cm, vòng eo phụ nữ nên dưới 80cm. Mỗi năm nên kiểm tra các chỉ số máu một lần, nếu có rối loạn mỡ trong máu nên được tư vấn bởi thầy thuốc để chọn lựa giải pháp điều trị thích hợp.

Sử dụng Thực phẩm chức năng như: Tinh dầu thông đỏ Edally Pine Needle Capsule hay Omega-3 Edally để loại bỏ mỡ máu, mỡ gan và Cà phê thải độc giảm cân Edally Super Slimming Garcinia Coffee để loại bỏ mỡ thừa, dưới da, mỡ nội tạng…

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Tin liên quan

Lạm Dụng Thuốc Giảm Cân Coi Chừng Tổn Thương Thận Lạm Dụng Thuốc Giảm Cân Coi Chừng Tổn Thương Thận
Tăng cân mất kiểm soát, nhiều chị em rơi vào tình trạng béo phì, thừa cân, dẫn đến lo âu về hình thể của bản thân. Một số người tìm đến các sản phẩm...
Sỏi Túi Mật - Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa Sỏi Túi Mật - Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa
Sỏi túi mật là một vấn đề sức khỏe phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Đây là tình trạng hình thành các viên sỏi cứng trong...
Nên Bổ Sung Omega-3 Hay Omega-3-6-9 Sẽ Tốt Hơn Cho Cơ Thể? Nên Bổ Sung Omega-3 Hay Omega-3-6-9 Sẽ Tốt Hơn Cho Cơ Thể?
Omega-3, Omega-6, Omega-9 đều là acid béo không no tốt cho sức khỏe. Nhưng bạn có biết chúng khác nhau thế nào và đâu mới là dưỡng chất cần thiết hơn?
6 Dấu Hiệu Cơ Thể Lên Tiếng Khi Thiếu Omega-3 6 Dấu Hiệu Cơ Thể Lên Tiếng Khi Thiếu Omega-3
Omega-3 là “siêu dưỡng chất” giúp giữ gìn làn da, bảo vệ mắt, tăng cường trí nhớ và hỗ trợ tim mạch. Nếu bạn thường xuyên gặp các vấn đề sức khỏe...
Các Hoạt Chất Tăng Cường Trên Da Để Điều Trị Và Chăm Sóc Chuyên Biệt Các Hoạt Chất Tăng Cường Trên Da Để Điều Trị Và Chăm Sóc Chuyên Biệt
Khi da còn trẻ, làn da tự nhiên đã là 1 cấu trúc hoàn chỉnh, các tế bào hoàn thiện đầy đủ các chức năng và thực hiện việc trao đổi chất mạnh mẽ để cơ...
Giải Mã Nhóm Hoạt Chất Nền Tảng Bình Ổn Làn Da Giải Mã Nhóm Hoạt Chất Nền Tảng Bình Ổn Làn Da
Một làn da khỏe đẹp là làn da đảm bảo được cấu trúc trong nền da ổn định và các chức năng trong da hoạt động bình thường, các yếu tố trong cấu trúc nền...
Coi Chừng Đột Quỵ Khi Trời Lạnh, Hãy Chủ Động Phòng Ngừa Coi Chừng Đột Quỵ Khi Trời Lạnh, Hãy Chủ Động Phòng Ngừa
Giây trước còn đang cười nói, giây sau cơ thể đã trở nên bất động, đôi mắt bất lực trừng trừng nhìn vào khoảng không. Khi giây phút kim đồng hồ ngừng quay,...
Tắc Nghẽn Mạch Máu Là Gì Và Có Nguy Hiểm Không? Tắc Nghẽn Mạch Máu Là Gì Và Có Nguy Hiểm Không?
Tắc nghẽn mạch máu giống như một quả bom nổ chậm, âm thầm tích tụ trong cơ thể, thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, khiến nhiều người...
Đắp Mặt Nạ Giấy Mỗi Ngày: Nên Hay Không? Đắp Mặt Nạ Giấy Mỗi Ngày: Nên Hay Không?
Dạo gần đây, việc đăp mặt na giấy đã trở thành một trào lưu không thê bỏ qua trong giới làm đẹp. Nhưng liệu xu hướng này có thực sự tốt cho da, đặc biệt...
Xu Hướng Ngừa Mụn Thuần Chay Lên Ngôi Dịp Lễ Tết Xu Hướng Ngừa Mụn Thuần Chay Lên Ngôi Dịp Lễ Tết
Mụn không chỉ là vấn đề về da mà còn gây ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ, gây nên những ám ảnh về tâm lý. Những nốt mụn sưng đỏ, khó che giấu khiến nhiều...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa? Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa?
Lão hóa da là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng bạn có thể làm chậm và cải thiện tình trạng này bằng các biện pháp chăm sóc da đúng cách.

Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám? Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám?
Tăng sắc tố da, bao gồm nám, tàn nhang và đốm đồi mồi, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và chủng tộc. Các phương pháp điều trị hiện tại thường...

Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da
Hàng rào sinh học là lớp phòng thủ đầu tiên của hàng rào bảo vệ da. Đây là một quần thể các vi sinh vật sinh sống trên da bao gồm lợi khuẩn, hại khuẩn, nấm,......

Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe? Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe?
Hormone tuyến giáp duy trì sức khỏe tốt bằng cách giữ cho cơ thể hoạt động bình thường bằng cách điều chỉnh mức năng lượng, sự trao đổi chất, nhiệt độ...

Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào? Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào?
Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là một tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon