Cứ 20 giây trôi qua, thế giới lại có 1 người phải cắt cụt chi vì biến chứng tiểu đường. Chỉ có bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đã từng trải qua mới thấm thía những đau đớn, nhức nhối mà biến chứng của căn bệnh nan y tiểu đường gây ra.
Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) là một bệnh lý nơi cơ thể không sản xuất hoặc không sử dụng insulin đúng cách, dẫn đến tăng đường huyết. Bệnh này có thể gây nhiều vấn đề đến bàn chân, bao gồm:
Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng dây thần kinh ở chân làm mất cảm giác, các cơ bàn chân không hoạt động đúng tạo quá nhiều áp lực lên một điểm ở bàn chân.
Bệnh cũng gây ảnh hưởng đến lưu lượng máu được nuôi dưỡng kém, sẽ mất nhiều thời gian hơn để vết đau hoặc vết cắt lành lại, nguy cơ bị loét hoặc hoại tử.
Cảm thấy tê, ngứa ran, phồng rộp hoặc mất cảm giác ở bàn chân.
Bàn chân bị xuất hiện các vệt đỏ, thay đổi sắc tố da hoặc nhiệt độ, có hoặc không chảy dịch tiết, đau nhói.
Khi nhiễm trùng lan rộng, bệnh nhân có thể xuất hiện các dấu hiệu như sốt, ớn lạnh, sốc, tay chân tấy đỏ, khó kiểm soát đường trong máu.
Biến chứng thần kinh: Biến chứng thần kinh, làm giảm khả năng cảm nhận đau, nóng hay lạnh, đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể cảm nhận được chân đã bị tổn thương. Bạn có thể dẫm lên 1 cái đinh hoặc 1 hòn sỏi nhưng vẫn đi suốt cả ngày mà không hề hay biết, tương tự chân bạn cũng có thể bị 1 vết xước hoặc vết rách nhưng không biết nên không được điều trị kịp thời và chỉ khi chân bạn sưng to lên hoặc có nhiễm trùng nặng thì bạn mới biết, khi đó là đã ở giai đoạn muộn, điều trị thường không đạt kết quả tốt.
Mạch máu: Các bệnh nhân đái tháo đường dễ bị xơ vữa động mạch, các mạch máu bị hẹp hoặc tắc sẽ làm giảm lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể. Hiện tượng kém nuôi dưỡng do máu đến ít sẽ hạn chế khả năng điều trị khỏi nhiễm trùng và lành các vết loét. Trường hợp bị tắc hoàn toàn động mạch, bàn chân và các ngón chân có thể bị hoại tử toàn bộ.
Nhiễm trùng: Các bệnh nhân đái tháo đường dễ bị nhiễm trùng hơn người bình thường, lý do là đường máu cao và tuần hoàn máu kém làm cho các phản ứng bảo vệ chống nhiễm trùng ở các bệnh nhân này diễn ra chậm hơn và kém hiệu quả hơn. Đa số các bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam là những người sản xuất trực tiếp tại các cánh đồng hoặc nhà máy, họ tiếp xúc trực tiếp với các nguồn vi khuẩn rất lớn, vì vậy nếu có bất kỳ một vết loét nào thì nguy cơ bị nhiễm trùng cũng như nguy cơ ổ nhiễm trùng lan rộng là rất lớn.
Không chăm sóc vệ sinh bàn chân.
Thói quen đi chân trần dễ giẫm đạp dị vật.
Cắt móng chân, cắt da không đúng cách gây tổn thương ngón chân tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng.
Mang giày dép chật, cứng dễ cọ sát, gây tổn thương chân.
Các can thiệp không đúng cách trên bàn chân như: bôi dầu nóng, ngâm nước nóng, sử dụng các thiết bị tạo nhiệt làm giảm đau.
Thói quen hút thuốc lá.
Tình trạng kiểm soát đường huyết kém.
Bản thân bàn chân đái tháo đường đã là một dạng biến chứng của căn bệnh này. Tuy nhiên khi người bệnh bị bàn chân đái tháo đường còn gây nên hàng loạt các biến chứng nghiêm trọng khác như sau:
Biến đổi ngoài da: Bệnh đái tháo đường có thể gây những biến đổi ngoài da ở chân như làm da khô, bong da hoặc nứt nẻ, nguyên nhân là do dây thần kinh chỉ huy các hoạt động làm ẩm da đã bị tổn thương.
Chai chân: Chai chân hình thành nhiều do tăng áp lực ở gan bàn chân ở các bệnh nhân đái tháo đường. Các chai chân này cũng có thể gặp nhiều ở người bình thường nên các bệnh nhân đái tháo đường thường chủ quan và không quan tâm, chính vì vậy các chai chân này có điều kiện phát triển nhiều hơn, dễ bị nứt, loét rồi trở thành ổ nhiễm trùng.
Biến dạng bàn chân: Do biến chứng thần kinh nên bàn chân bị mất cảm giác, khi đó mỗi khi đứng thì người bệnh sẽ không thể điều chỉnh tư thế bàn chân, các vị trí chịu áp lực nhiều sẽ có những biến đổi của cơ và da kéo theo những thay đổi của các khớp. Hậu quả là bàn chân bị biến dạng, điển hình được gọi là bàn chân Charcot (nhưng may mắn là rất ít gặp), và rất dễ bị loét tại các chỗ phải chịu áp lực cao.
Loét chân: Hay xảy ra ở mu bàn chân và ngón cái, và thường do đi giày dép chật. Lưu ý là các vết loét thường bắt đầu chỉ là những vết xước hoặc phồng da rất nhỏ nhưng do không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách nên đã bị nhiễm trùng, tiếp sau đó nhiễm trùng ngày càng lan rộng ra toàn bộ bàn chân. Đến lúc này thì mọi biện pháp điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc cắt lọc đều thường không có kết quả. Vì vậy, các bệnh nhân đái tháo đường cần báo ngay cho bác sĩ điều trị khi phát hiện bất cứ tổn thương hoặc bất thường nào ở chân.
Ở người bệnh tiểu đường, khi đường huyết tăng cao, độ nhớt của máu tăng sẽ làm chậm quá trình lưu thông của máu, tăng sự lắng đọng và bám dính của tế bào mỡ vào thành mạch, tạo nên các mảng xơ vữa. Điều đó làm cho mạch máu hẹp lại, khiến cho tốc độ dẫn truyền của máu đến chân giảm đi, nhất là ở các mạch máu nhỏ. Nếu đường huyết không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến tắc động mạch chi khiến cho các tế bào được nuôi dưỡng bởi những mạch máu này không hô hấp được sẽ chết dần, lâu ngày dẫn đến loét, hoại tử và phải cắt cụt chi.
Ở người bệnh tiểu đường thời gian bình phục vết thương sẽ lâu hơn, nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn. Đặc biệt, chứng tê bì chân tay thường gặp ở người tiểu đường lâu ngày sẽ nặng lên, khiến người tiểu đường mất đi cảm giác nóng, lạnh, đau… làm cho việc phát hiện vết thương và kịp thời chữa trị cũng trở nên khó khăn, lâu dần dẫn đến lở loét, hoại tử…
Ngoài việc không kiểm soát tốt đường máu, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc biến chứng thần kinh ở các bệnh nhân đái tháo đường đó là: thời gian mắc bệnh, tuổi cao, có mắc thêm các bệnh (tim mạch, tăng huyết áp, béo phì, rối loạn mỡ máu…), người hút thuốc lá, dinh dưỡng kém, có biến chứng thận…
Cách tốt nhất để bảo vệ đôi chân là kiểm soát lượng đường trong máu mỗi ngày, bước tiếp theo là chăm sóc giữ cho da chân của bạn khỏe mạnh.
Kiểm tra những thay đổi trên bàn chân, móng chân mỗi ngày.
Sử dụng nước ấm và xà phòng rửa sạch, lau khô chân tránh nhiễm trùng.
Hỏi bác sĩ của bạn cách loại bỏ các vết chai an toàn, cắt móng chân mỗi tuần nhưng lưu ý không gây tổn thương.
Luôn mang giày và tất hoặc dép vừa vặn để bảo vệ chân khi đi bộ.
Bảo vệ đôi chân của bạn khỏi nóng và lạnh, hãy sử dụng kem chống nắng trên vùng da hở và khi thời tiết lạnh, hãy đi tất ấm.
Làm sạch mạch máu, giữ cho máu trong bàn chân lưu thông tốt với sản phẩm Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule.
Theo các chuyên gia, việc chủ động phòng ngừa nguy cơ và biến chứng bàn chân đái tháo đường bằng Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule là vô cùng cần thiết để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Ngoài ra, khi bệnh nhân có vết thương, vết loét cần phải thăm khám và đánh giá đúng để điều trị tích cực, hạn chế tiến triển, trả lại chức năng.
Tìm hiểu thêm về sản phẩm viên uống Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule nhập khẩu chính hãng:
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm Tinh Dầu Thông Đỏ Hàn Quốc Edally BH và Thương hiệu Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Edally BH Hàn Quốc xin vui lòng liên hệ tới Trung Tâm Tinh Dầu Thông Đỏ Hàn Quốc Edally BH theo Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com