Tăng huyết áp là tình trạng áp lực máu tác động lên thành mạch kéo dài và vượt ngưỡng 130/80 mmHg, theo tiêu chuẩn của các tổ chức y khoa quốc tế. Đây không đơn thuần chỉ là một con số, mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, hoặc suy thận,...
Tăng huyết áp (huyết áp cao) là tình trạng máu lưu thông với áp lực tăng liên tục. Các triệu chứng của tăng huyết áp bao gồm:
Đau đầu, vật vã hốt hoảng.
Chóng mặt, buồn nôn, choáng.
Chảy máu cam, vết máu trong mắt.
Khó thở, đau ngực (đau tim).
Hôn mê bất tỉnh.
Ngoài ra, huyết áp có thể tăng lên mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Cần lưu ý, ở những người bình thường huyết áp trong khoảng 120/80 mmHg. Người có nguy cơ với huyết áp cao thì chỉ số này trong khoảng 120 - 139/80 - 89 mmHg, và có nguy cơ cao với huyết áp cao khi trong khoảng 140/90 mmHg.
Biểu hiện của huyết áp cao thường không rõ ràng, chính vì vậy dẫn đến tâm lý chủ quan không điều trị ở người bệnh. Huyết áp cao kéo dài có thể dẫn đến 1 số biến chứng nguy hiểm như:
Đột quỵ là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của huyết áp cao. Áp lực máu cao làm tổn thương mạch máu não, có thể dẫn đến tắc nghẽn hoặc vỡ mạch. Hậu quả là các tế bào não bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng, gây ra các triệu chứng đột quỵ như tê liệt, yếu cơ, khó nói, khó nhìn, mất ý thức,... Đối với những người có huyết áp cao, nguy cơ bị đột quỵ sẽ tăng theo thời gian. Nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, đột quỵ có thể gây tàn tật vĩnh viễn và thậm chí không qua khỏi.
Đau tim xảy ra khi dòng máu đến tim bị chặn lại. Huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến các động mạch vành, gây ra những biến đổi bất thường trong cấu trúc và chức năng của tim.
Khi huyết áp tăng cao, nó tác động lên các thành của tim, làm cho trái tim phải làm việc nhiều hơn để đẩy máu đi khắp cơ thể. Điều này dẫn đến việc tăng kích thước và dày hơn của trái tim, từ đó làm giảm khả năng hoạt động hiệu quả của nó. Suy tim có thể xảy ra nhanh chóng trong trường hợp đau tim cấp tính, hoặc có thể kéo dài trong nhiều năm trong trường hợp đau tim mãn tính. Tình trạng này có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như suy tim mạn tính, khiến trái tim hoàn toàn không còn hoạt động.
Khi huyết áp tăng cao, các động mạch và tế bào trong thận có thể bị tổn thương, dẫn đến suy giảm chức năng của thận.Suy thận có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như suy thận mãn tính, khiến thận không còn hoạt động. Khi đó, việc điều trị căn bệnh này sẽ trở nên khó khăn hơn và có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng khác như suy gan hay suy tim.
Một số biến chứng khác của huyết áp cao: Ngoài các biến chứng nguy hiểm trên, huyết áp cao còn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác như thiếu máu não, bệnh động mạch vành, rối loạn nhịp tim, bệnh thận,...
Có rất nhiều cách để xử lý khi huyết áp tăng đột ngột. Điều quan trọng hơn hết là cần bình tĩnh và tình ra giải pháp hợp lý nhất. Khi gặp bệnh nhân có triệu chứng của tăng huyết áp, cần gọi ngay trung tâm cấp cứu 115, trong khi chờ đợi cấp cứu, bạn có thể tiến hành những biện pháp sơ cứu như sau:
Đặt bệnh nhân nằm ở nơi không khí thoáng đãng.
Để bệnh nhân ở tư thế ngồi và đỡ sau lưng nếu bệnh nhân có triệu chứng khó thở.
Thực hiện hô hấp nhân tạo nếu bệnh nhân ngưng hô hấp tuần hoàn.
Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng nếu bệnh nhân có triệu chứng nôn ói để tránh tắc nghẽn đường hô hấp.
Không dắt hoặc đề bệnh nhân đi lại vì dễ ngất xỉu.
Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn, uống cafe hay các loại thức uống có cồn.
Việc nắm vững các bước sơ cứu cho bệnh nhân tăng huyết áp là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong những tình huống khẩn cấp. Bằng cách thực hiện đúng các bước sơ cứu, bạn có thể giúp giảm bớt nguy cơ biến chứng nghiêm trọng và ổn định tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trước khi được đưa đến cơ sở y tế.
Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc sơ cứu, điều quan trọng là bệnh nhân cần được theo dõi và điều trị bởi các chuyên gia y tế.
Nếu đang đi ngoài đường, đang làm việc ngoài trời, ở nơi đông người thì nhanh chóng đưa vào nơi mát mẻ, có bóng râm, thoáng khí, tránh kích động, yên tĩnh, tránh âm thanh, ánh sáng mạnh. Cởi bớt quần áo, nón mũ để người bệnh được thoải mái hơn và sau đó tiến hành đo lặp lại huyết áp (nếu có máy đo huyết áp).
Có thể giữ người bệnh theo dõi tại nhà nếu huyết áp tâm thu vẫn cao trên 140 mmHg nhưng dưới 160 mmHg, chủ yếu nghỉ ngơi và hạn chế đi lại. Bệnh nhân cần tiếp tục dùng thuốc huyết áp trong ngày theo toa điều trị. Nếu vẫn còn bất thường, nên đi tái khám sớm hơn ngày hẹn để bác sĩ điều chỉnh thuốc cho phù hợp.
Nếu huyết áp tâm thu cao trên 160mmHg, cần sử dụng thuốc hạ áp có sẵn tại nhà đã được tham khảo bác sĩ từ trước. Đây là các loại thuốc khống chế huyết áp khởi đầu tác dụng nhanh, thời gian tác dụng ngắn và thường có dạng bào chế là viên ngậm hoặc nhỏ giọt dưới lưỡi. Trong thời gian này, bệnh nhân cần nghỉ ngơi tuyệt đối và đo lại huyết áp. Trong trường hợp huyết áp vẫn còn cao hoặc tại nhà không có thuốc kiểm soát huyết áp tức thời thì nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện sớm.
Trong bất cứ tình huống nào, bệnh nhân vừa có tăng huyết áp đột ngột và vừa có các triệu chứng như yếu liệt, đau ngực, khó thở, nhìn mờ, lừ đừ, mê man, chảy máu thì cần đưa đến khoa cấp cứu của các bệnh viện gần nhất để được can thiệp kịp thời.
Hãy luôn nhớ rằng phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc duy trì lối sống lành mạnh, kiểm tra huyết áp định kỳ và tuân thủ đúng phác đồ điều trị sẽ giúp kiểm soát tốt tình trạng tăng huyết áp và bảo vệ sức khỏe tim mạch lâu dài. Chúng ta hoàn toàn có thể chủ động kiểm soát được tình trạng này thông qua các phương pháp khoa học và hiệu quả như:
Tập thể dục: Việc duy trì hoạt động thể chất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kiểm soát huyết áp. Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rõ ràng: hoạt động thể chất thường xuyên có khả năng làm giảm 5-8 mmHg huyết áp. Người bệnh nên lựa chọn các bài tập phù hợp như đi bộ nhanh 30-45 phút mỗi ngày, bơi lội với cường độ vừa phải, tập yoga, thiền định hoặc đạp xe, chạy bộ nhẹ nhàng.
Ăn uống lành mạnh: Chế độ dinh dưỡng DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension) được cộng đồng y khoa quốc tế công nhận như một phương pháp điều trị không dùng thuốc hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy DASH có thể giảm đến 11 mmHg huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp. Chế độ này đề cao việc tăng cường rau xanh, trái cây tươi, ưu tiên ngũ cốc nguyên hạt, lựa chọn các sản phẩm sữa ít béo và bổ sung protein từ cá cùng thịt nạc.
Hạn chế muối: Theo khuyến cáo mới nhất từ Hiệp Hội Tim Mạch Mỹ (AHA), lượng muối không nên vượt quá 1.500-2.300 mg/ngày. Trong quá trình điều trị, việc giảm muối có thể làm giảm 5-6 mmHg huyết áp. Người bệnh cần đọc kỹ nhãn thực phẩm đóng gói, sử dụng gia vị tự nhiên thay thế muối và hạn chế đồ ăn chế biến sẵn.
Ngừng hút thuốc lá: Qua nhiều ca lâm sàng, việc từ bỏ thuốc lá được chứng minh là vô cùng cần thiết bởi mỗi điếu thuốc không chỉ gây tăng huyết áp tức thời mà về lâu dài còn làm tổn thương mạch máu. Việc cai thuốc lá sẽ giúp ổn định huyết áp, giảm nguy cơ bệnh tim mạch và cải thiện sức khỏe tổng thể một cách đáng kể.
Hạn chế rượu bia: Dựa trên các nghiên cứu y khoa, nam giới nên giới hạn ở mức tối đa 2 đơn vị cồn/ngày, trong khi nữ giới là 1 đơn vị cồn/ngày. Việc tuân thủ này có thể giúp giảm 4-5 mmHg huyết áp một cách hiệu quả.
Tránh căng thẳng: Việc quản lý stress cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng khi stress mạn tính được xác định là một yếu tố nguy cơ cao gây tăng huyết áp. Các phương pháp giảm stress như thiền, yoga có thể giúp giảm 5-7 mmHg huyết áp. Người bệnh nên duy trì thời gian thư giãn đều đặn, tập các bài tập thở sâu và tham gia các hoạt động giải trí lành mạnh.
Bên cạnh đó, hãy sử dụng mỗi ngày 2 viên Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule giúp làm sạch mạch máu, tăng cường sức bền thành mạch từ đó ổn định huyết áp hiệu quả.
Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com