Cao huyết áp thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng, vì vậy cách duy nhất để biết nếu bạn bị cao huyết áp là đo huyết áp. Tuy nhiên, số đo cao, không nhất thiết có nghĩa là bạn bị cao huyết áp. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến huyết áp của bạn, do đó bác sĩ cần theo dõi số đo nhiều ngày để theo dõi xem, liệu số đo huyết áp đó có cao kéo dài theo thời gian, hay chỉ là trong ngày.
Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ những người có tính cách nóng nảy, căng thẳng, lo lắng hay bồn chồn là thì mới bị cao huyết áp. Sự thật là, cao huyết áp không không phụ thuộc vào đặc điểm tính cách, dù là bạn có thể là một người bình tĩnh và luôn cảm thấy thoải mái, thì vẫn có thể bị cao huyết áp. Và dưới đây là 5 biến chứng nguy hiểm do huyết áp cao gây ra, mọi người cần chú ý để phòng ngừa từ sớm.
Các động mạch khỏe mạnh, linh hoạt, mạnh mẽ và đàn hồi. Lớp lót bên trong của chúng trơn nhẵn để máu lưu thông tự do, cung cấp oxy, chất dinh dưỡng cho các cơ quan, mô quan trọng.
Huyết áp cao làm tăng dần áp lực của máu chảy qua các động mạch, có thể làm động mạch bị tổn thương và thu hẹp.
Huyết áp cao còn làm phình mạch. Theo thời gian, áp lực liên tục của máu di chuyển qua động mạch bị suy yếu có thể khiến một phần thành của nó mở rộng, tạo thành một chỗ phình (chứng phình động mạch). Phình mạch có khả năng bị vỡ và gây chảy máu trong, đe dọa tính mạng
Huyết áp cao có thể gây ra nhiều vấn đề về tim. Các động mạch bị thu hẹp và tổn thương do huyết áp cao gặp khó khăn trong việc cung cấp máu cho tim. Lượng máu đến tim quá ít có thể dẫn đến đau ngực (đau thắt ngực), nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim) hoặc đau tim.
Bộ não phụ thuộc vào nguồn cung cấp máu nuôi dưỡng để hoạt động bình thường. Huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến não theo nhiều cách.
Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) đôi khi còn được gọi là chứng mất máu, là quá trình cung cấp máu cho não bị gián đoạn ngắn, tạm thời
Đột quỵ xảy ra khi một phần não không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng, khiến các tế bào não bị chết. Các mạch máu bị tổn thương do huyết áp cao có thể bị thu hẹp, vỡ hoặc rò rỉ. Huyết áp cao cũng có thể gây ra các cục máu đông hình thành trong động mạch dẫn đến não, ngăn chặn lưu lượng máu và có khả năng gây đột quỵ.
Thận lọc chất lỏng dư thừa và chất thải ra khỏi máu. Quá trình này đòi hỏi các mạch máu khỏe mạnh. Huyết áp cao có thể gây tổn thương, phá hủy các mạch máu trong cơ thể, làm giảm lượng máu cung cấp đến thận. Bệnh tiểu đường cùng với huyết áp cao có thể làm tổn thương này thêm trầm trọng.
Huyết áp cao cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của suy thận. Các mạch máu bị tổn thương khiến thận không thể lọc chất thải ra khỏi máu một cách hiệu quả, tạo điều kiện cho chất lỏng, chất thải tích tụ ở mức độ nguy hiểm.
Huyết áp cao có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ, mong manh cung cấp máu cho mắt. Tổn thương mạch máu trong mô nhạy cảm với ánh sáng ở phía sau của mắt (võng mạc) có thể dẫn đến chảy máu trong mắt, mờ mắt và mất thị lực hoàn toàn. Mắc bệnh tiểu đường cùng với huyết áp cao càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh võng mạc.
Cao huyết áp là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và bất kì ai cũng có thể mắc phải. Dưới đây là 6 dấu hiệu cơ thể cảnh báo tăng huyết áp:
Đau đầu liên tục: Nếu bạn thường xuyên gặp những cơn đau đầu bất thường thì tốt nhất hãy đi kiểm tra sức khỏe ngay lập tức bởi có thể bạn đã bị huyết áp cao. Đau đầu do tăng huyết áp thường xuất hiện vào buổi sáng và giảm dần trong ngày về cường độ.
Khó thở: Huyết áp cao kéo dài có thể dẫn đến mệt mỏi và khó thở. Những người bị tăng áp động mạch phổi thường cảm thấy khó thở và khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày. Ngoài ra khó thở đột ngột cũng có thể là dấu hiệu của đột quỵ và đau tim.
Chóng mặt: Chóng mặt đột ngột và mất thăng bằng là những dấu hiệu thường gặp của bệnh huyết áp cao. Nó cũng cho thấy lượng oxy cung cấp cho não đang bị thiếu hụt.
Nhịp tim không đều: Khi bị cao huyết áp, người bệnh thường bị rối loạn nhịp tim hay đánh trống ngực liên tục. Tốt hơn hết khi thường xuyên gặp phải các dấu hiệu này bạn nên đi khám bác sĩ.
Các vấn đề về thị lực: Khi huyết áp tăng quá cao, thành mạch máu trong võng mạc dày lên để chống chọi với căng thẳng. Điều này làm gián đoạn việc cung cấp máu cho mắt và gây ra các triệu chứng như nhìn mờ hoặc có đốm máu trong mắt.
Đau tức ngực: Theo một thống kê cho thấy có khoảng 70% bệnh nhân bị đau thắt ngực có mắc kèm tăng huyết áp. Bên cạnh đó tăng huyết áp và đau thắt ngực cũng là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm điển hình như bệnh mạch vành.
Cách 1: Xoa bóp ở "rãnh sau tai" nằm ở mặt sau của tai, từ trên đỉnh của rãnh xiên xuống có một hõm sâu ở phía dưới.
Cách 2: Có một điểm nằm trên ngón chân cái, vị trí giao điểm giữa rãnh nối ngón chân cái và bàn chân chính là huyệt hạ huyết áp.
Cách 3: Vị trí tiếp theo giúp hạ huyết áp là vùng bên ngoài của ngón chân cái, còn gọi là khu phản xạ cổ.
Cách 4: Bấm vào vị trí khoanh tròn trước cửa lỗ tai trong 5 phút, có tác dụng giảm huyết áp hiệu quả.
Cách 5: Bấm vào điểm giao vùng tam giác giữa ngón út, ngón đeo nhẫn và bàn tay trong vòng 5 phút.
Người bị mắc bệnh cao huyết áp cần tuân thủ việc uống thuốc và tái khám bệnh nghiêm ngặt đúng chỉ định bác sĩ để ổn định chỉ số huyết áp an toàn. Bên cạnh đó, cần lưu ý chế độ ăn uống gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, có thể gây nguy cơ rủi ro cao khó kiểm soát.
Nên ăn nhiều rau củ, trái cây: Nguồn thực phẩm này bảo đảm chế độ ăn nhiều kali giúp ổn định huyết áp. Chế độ ăn nhiều chất xơ còn góp phần đào thải thất độc, giảm cholesterol xấu, và tránh tình trạng táo bón gây khó khăn cho người bệnh
Ăn giảm chất béo: Ăn dư thừa chất béo lâu ngày sẽ khiến tích tụ mỡ trong máu gây tăng huyết áp, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Nên ăn thức ăn hấp luộc thay vì chiên xào. Lựa chọn uống sữa không chất béo. Thay thế dần mỡ động vật bằng mỡ thực vật.
Ăn nhạt: Thức ăn mặn chứa nhiều Natri, làm các mạch máu co nhỏ - gia tăng áp lực máu lên thành mạch, gây tăng huyết áp. Người cao huyết áp không nên ăn các loại mắm, các thực phẩm muối chua, thực phẩm đóng hộp và các loại thức ăn nhanh…
Bỏ thuốc lá, không uống rượu bia và cà phê: với tác hại làm tăng nhịp tim, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, thì bạn nên sớm từ bỏ việc hút thuốc lá, không nên uống rượu bia và hạn chế uống cà phê tối thiểu.
Đặc biệt, người bệnh cao huyết áp hãy bổ sung mỗi ngày 2 viên Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule để làm sạch mạch máu, ổn định huyết áp, bảo vệ thành mạch, phá hủy cục máu đông… từ đó ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do tăng huyết áp gây ra.
Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html
Một chế độ dinh dưỡng khoa học, cùng việc sử dụng Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule đều đặn, sẽ giúp bạn tạo dựng nền tảng sức khỏe vững vàng, tận hưởng niềm vui cuộc sống cùng gia đình.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com