Hotline

0902158663
MENU
0
18/03/2024 - 1:42 PMedallyhanquoc.vn 202 Lượt xem

Làm đẹp hiện nay là một chủ đề không những được các chị em phụ nữ, những người xưa nay vốn là biểu tượng của phái đẹp yêu thích, mà còn thu hút cả các đấng mày râu. Người ta nói “Nhất dáng nhì da”, ngoài việc luyện tập và ăn uống chế độ để có một vóc dáng đẹp thì làm thế nào để có một làn da đẹp cũng là một niềm trăn trở.

Mụn và các vấn đề về da đôi khi còn là nỗi lo lắng không hề nhỏ đối với những người yêu làm đẹp, hoặc thậm chí chỉ là những bạn muốn cải thiện làn da, muốn mình xuất hiện một cách tự tin hơn.

Trong quá trình làm việc ở các kênh phân phối mỹ phẩm, mình nhận thấy các vấn đề về da chủ yếu do khách hàng không xác định đúng loại da của mình. Điều này dẫn đến việc lựa chọn sản phẩm, xây dựng chu trình dưỡng da không phù hợp với làn da vốn có. Mặt khác xác định đúng loại da là bước căn bản để có một làn da khỏe mạnh. Vì vậy mình xin phép đưa chủ đề “phân biệt các loại da” mở màn cho các bạn tham khảo.

Có 5 tình trạng da là: Da nhạy cảm, da hỗn hợp (mix), da mụn, da mất nước, da lão hóa. Một ví dụ cho mọi người dễ phân biệt hai khái niệm. Da của bạn thuộc da dầu (skin type). Dịch kéo dài kẹt tiền stress quá nên mụn mọc tùm lum tà la (skin condition). Sau vài tháng chăm sóc, chữa trị da hết mụn. Tóm lại tình trạng da có thể thay đổi theo thời gian, không cố định.

Các tình trạng da và cách chăm sóc da hiệu quả để chống lão hóa

Các tình trạng da thường gặp và cách chăm sóc da hiệu quả để chống lão hóa

1. Tình trạng da dầu và cách chăm sóc da

Chắc hẳn các bạn từng nghe nói đến tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn rồi đúng không. Tuyến bã nhờn đóng vai trò bảo vệ làn da khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, duy trì độ ẩm, hạn chế sự mất nước của làn da. Tuyến mồ hôi giúp điều hòa thân nhiệt cơ thể và cân bằng độ ẩm của da.

Hai tuyến ngoại tiết trên sẽ đẩy các sản phẩm của chúng (mồ hôi, bã nhờn) lên bề mặt da tạo ra một lớp màng phim bao phủ. Lớp màng đó chúng ta gọi là màng bảo vệ da (skin barrier/film hydrolipidique. Hydro = nước, lipid = dầu. Cá nhân mình thích cụm từ tiếng Pháp hơn vì nó thể hiện rõ bản chất của lớp màng này). Số lượng và chất lượng của màng bảo vệ là yếu tố quyết định loại da của các bạn.

Thực tế chúng ta có 3 loại da cơ bản (skin type): da thường, da khô, da dầu. Mọi cố gắng nỗ lực chăm sóc đều hướng tới làn da hoàn hảo nhất “da thường”. Làn da này không có khuyết điểm, các vấn đề da liễu, mọi thứ đều hoàn hảo nên mình không phân tích nhé.

Da dầu: Đây có lẽ là type da khá phổ biến của người Việt nói riêng, của người Đông Nam Á nói chung.

1.1. Type da dầu thường có đặc điểm nhận biết sau:

Da/tóc bóng, nhờn.

Lỗ chân lông giãn nở khá nhiều.

Có nhiều mụn đầu đen

Da dày (cảm nhận khi kiểm tra bằng tay)

Màu da tương đối xỉn

Các tác nhân chính hình thành da dầu như mình đã đề cập ở phần đầu bài viết: sự tăng tiết bã nhờn (tuyến bã nhờn sẽ hoạt động mạnh mẽ ở tuổi dậy thì, tập trung ở vùng mặt, ngực và lưng). Ngoài ra da bị thiếu ẩm, thời tiết, môi trường sống/làm việc, làm sạch và tẩy tế bào chết quá nhiều… là một trong những nguyên nhân da bị đổ dầu.

1.2. Một số các giải pháp vô cùng đơn giản cho các cô nàng, anh chàng sử hữu type da dầu để hạn chế dầu thừa mất thẩm mỹ:

Làm sạch với các sản phẩm tẩy trang và các sản phẩm làm sạch hàng ngày. Lưu ý không sử dụng sản phẩm có tính rửa quá mạnh hoặc tẩy rửa quá nhiều lần trong ngày.

AHA (alpha-hydroxy acide), BHA (beta-hydroxy acide) sau bước làm sạch để loại bỏ tế bào chết nhẹ nhàng, cổ nang lông thông thoáng, thường hóa lớp sừng.

Khi sử dụng acide mọi người nên tập làm quen từ nồng độ thấp đến cao dần, tần suất liều lượng có thể điều chỉnh theo sức chịu đựng của da.

Mặt nạ đất sét hoặc mặt nạ khoáng 2 lần/ tuần.

Dưỡng ẩm đầy đủ (chọn các sản phẩm có kết cấu mỏng, nhẹ).

Có thể kết hợp các sản phẩm đường uống chứa kẽm (Zinc), vitamin nhóm B, Silicium (Si)…

Hạn chế tối đa các thực phẩm từ bơ sữa, đường, dầu mỡ.

Chống nắng đầy đủ.

Type da dầu và cách chăm sóc da hiệu quả

Type da dầu và cách chăm sóc da hiệu quả

2. Tình trạng da khô và cách chăm sóc da

Ngược lại với da dầu, da khô là làn da thiếu dầu. Bạn có thể xác định làn da khô của mình rất dễ qua các đặc điểm:

  • Nền da lì không bóng dầu.

  • Có các nếp nhăn nhỏ. Đôi lúc có vảy da khô trắng tuyết .

  • Lỗ chân lông nhỏ.

  • Sản phẩm dưỡng ẩm được thấm hút nhanh khi sử dụng.

Cách chăm sóc type da khô:

Làn da khô dễ chăm sóc hơn so với da dầu. Tuy nhiên quá trình lão hóa của da khô nhanh hơn da dầu: da sụt lún vì thiếu nước, xuất hiện nhiều nếp nhăn ở mắt, khóe miệng, trán. Một số yếu tố chủ yếu khiến cho da khô như thời tiết, quá trình tổng hợp độ ẩm tự nhiên (NMF - natural moisturizing factor) giảm, tuổi tác, dùng nhiều chất tẩy rửa mạnh… Nếu làn da khô bị bỏ bê không chăm sóc cấp ẩm đầy đủ theo năm tháng rất dễ chuyển sang da nhạy cảm. Để đối phó với làn da khô bướng bỉnh cung cấp ĐỦ độ ẩm cho làn da là điều tất yếu. Bên cạnh đó các bạn có thể tham khảo một số tips này nhé:

Sử dụng các sản phẩm tẩy trang và làm sạch đảm bảo độ pH tương ứng với pH của làn da (⁓5.5-6). Các bạn ko nên sử dụng chổi rửa mặt, khăn tẩy trang nếu da của bạn khô. Khi sử dụng những dụng cụ rửa mặt tạo ma sát lớn trên bề mặt da => tổn thương hàng rào bảo vệ da.

dụng tần suất dày đặc (ví dụ AHA dùng xen kẽ cách ngày). Nếu bạn đang có sản phẩm tẩy da chết dạng hạt trong tay nên trộn tỷ lệ 1:2 (1 hạt đỗ tdc + 2 hạt đỗ sửa rửa mặt) để giảm thiểu ma sát khi sử dụng.

Toner - một bước rất cần thiết trong routine mà bạn không nên bỏ qua. Cố gắng vỗ toner ngay sau khi làm khô da từ 5-10 giây. Sau các bước tẩy rửa độ ẩm của da sẽ bị giảm xuống, khi đó hoa hậu thân thiện giúp da bạn cân bằng độ ẩm tự nhiên, lấy đi những cặn khoáng chất trong nước sinh hoạt và tạo điều kiện thuận lợi cho các bước dưỡng da tiếp theo.

Serum và kem dưỡng nên lựa chọn sản phẩm có chứa nhiều hoạt chất giữ ẩm (vấn đề này mình sẽ viết một bài kỹ hơn nha).

Mặt nạ dưỡng ẩm 2-3 lần/tuần (theo nhu cầu cá nhân)

Chế độ ăn uống: thực phẩm chứa nhiều axit béo (Omega 3, Omega 6), Collagen, uống nhiều nước. Hạn chế cà phê, trà xanh, đồ uống có cồn (da bị mất nước rất nhanh nếu uống nhiều).

Type da khô và cách chăm sóc da hiệu quả

Type da khô và cách chăm sóc da hiệu quả

3. Tình trạng da nhạy cảm và cách chăm sóc da

Tình trạng da nhạy cảm là những thay đổi, phản ứng của làn da từ các tác nhân bên trong lẫn bên ngoài cơ thể trong một giai đoạn nhất định.

Chắc chắn ai cũng đã từng trải qua tình trạng da này rồi. Dù da của bạn là da thường, da khô hay dầu đều có thể rơi vào tình trạng da nhạy cảm.

Type da nhạy cảm phản ứng với các tác động bên ngoài rất nhanh như:

  • Thời tiết, môi trường ô nhiễm.

  • Stress, tuổi tác, gen di truyền.

  • Sử dụng thuốc chữa bệnh.

  • Sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm không phù hợp với làn da gây kích ứng, dị ứng.

  • Dùng nhiều sản phẩm có tính tẩy, lột da mạnh.

Biểu hiện rõ rệt ở tình trạng da này là sự xuất hiện các mảng đỏ (đặc biệt là hai má và mũi), có cảm giác ngứa, nóng, thậm chí bỏng rát. Với làn da nhạy cảm, để làn da nghỉ ngơi là giải pháp tối ưu nhất. Đừng cố gắng bôi quá nhiều sản phẩm hy vọng tình trạng này cải thiện nhanh. Nếu bạn gặp những biểu hiện như trên hãy lắng nghe và đáp ứng yêu cầu của làn da.

Tránh các sản phẩm tẩy trang có tính tẩy mạnh ví dụ sáp tẩy trang, dầu tẩy trang, sữa tẩy trang. Nước tẩy trang dịu nhẹ là lựa chọn an toàn nhất.

Sữa rửa mặt ít các chất tẩy rửa, không hạt.

Không sử dụng máy rửa mặt, miếng silicon… Lúc này hãy tận dụng sự mềm mại của đôi bàn tay đáng quý.

Tuyệt đối không chườm đá hoặc xông mặt (rất dễ bị bỏng nóng/lạnh)

Tối giản các bước chăm sóc da: tẩy trang - sữa rửa mặt - kem dưỡng (sản phẩm không cồn, không hương liệu, có thể không chất bảo quản. Các sản phẩm các ít hoạt chất càng tốt).

Chống nắng thường xuyên.

Các hoạt chất làm dịu, giảm đỏ có thể tham khảo: Niacinamide (B3), Allantoine, glycerine, chiết xuất lô hội, hoa cúc,...

Type da nhạy cảm và cách chăm sóc da hiệu quả

Type da nhạy cảm và cách chăm sóc da hiệu quả

4. Tình trạng da hỗn hợp - da mụn và cách chăm sóc da

Da hỗn hợp là sự kết hợp giữa da khô và da dầu. Khu vực T-zone (trán, mũi, cằm) bóng dầu, có mụn đầu đen, lỗ chân lông to. Ngược lại hai bên má khô. Tình trạng da này khá khó chăm sóc.

4.1. Cách chăm sóc tình trành da hỗn hợp:

Một số tips mình đề cập dưới đây có thể giúp ích cho những người sở hữu Type da hỗn hợp:

Lựa chọn sản phẩm tẩy rửa nhẹ nhàng đáp ứng cả hai vùng da.

AHA, BHA (tần suất tùy theo cá nhân) để loại bỏ tế bào chết, giảm mun đầu đen. Nếu hai má da quá khô, nhạy cảm bạn có thể chỉ sử dụng AHA/BHA ở khu vực T-zone.

Kết hợp mặt nạ dưỡng ẩm và mặt nạ đất sét. Khu vực nhiều dầu sử dụng mặt nạ đất sét, khu vực da khô sử dụng mặt nạ dưỡng ẩm. Mặt nạ lotion sau bước làm sạch bạn nên áp dụng.

Sản phẩm dưỡng ẩm: kết cấu không quá đặc (gel hoặc emulsion), có thể bôi nhiều lớp ở khu vực da khô để đảm bảo da đủ ẩm nhưng không ảnh hưởng đến khu vực có nhiều dầu => tiết kiệm chi phí đầu tư làm đẹp.

4.2. Cách chăm sóc tình trạng da mụn:

Bên cạnh xu hướng sử dụng treatment để kéo dài tuổi thọ của làn da thì vấn đề mụn - chữa mụn cũng hot không kém. Không chỉ ở Việt Nam, mình đi làm bên Pháp vẫn thường xuyên phải tiếp nhận các khách hàng có tình trạng da mụn. Đối tượng, độ tuổi vô cùng đa dạng. Tuy nhiên số đông nằm trong độ tuổi 14 - 18 tuổi (tuổi dậy thì) và nhóm tuổi sau 25 -35.

Trước khi lựa chọn chu trình chăm sóc da hợp lý cho khách hàng, mình luôn tìm hiểu thói quen nhu cầu của họ. Từng đó thời gian (cả thực tập lẫn đi làm) mình nhận thấy nguyên nhân gây mụn của khách hàng chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân chính sau:

  • Bước làm sạch không đúng cách (không làm sạch sâu hoặc tẩy rửa quá đà).

  • Lựa chọn sản phẩm không phù hợp với làn da; dùng sản phẩm sai cách, dùng quá nhiều sản phẩm cùng một lúc.

  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ.

  • Sự thay đổi hormon.

Type da hỗn hợp thiên dầu và cách chăm sóc da hiệu quả

Type da hỗn hợp thiên dầu và cách chăm sóc da hiệu quả

Nhóm tuổi từ 14 -18 sau quá trình trị mụn ít bị sẹo hơn nhóm tuổi 25-35 vì lúc này tế bào sản sinh collagene, elastine, reticule (Fibroblast) vẫn hoạt động mạnh. Dù bạn ở nhóm tuổi nào, khi tình trạng mụn kéo dài, lan rộng nên đến gặp bác sỹ sớm nhất có thể để xác định loại mụn và có phác đồ điều trị rõ ràng. Tổn thương do mụn càng sâu, nguy cơ bị sẹo rất cao => bạn nên thắt lưng buộc bụng cho ví thật dày để đi điều trị nhé.

Khi bạn ở trong tình trạng da mụn, cần phải làm gì? Đừng quá lo lắng vì có rất nhiều giải pháp cho bạn. Chỉ cần bạn chăm sóc và lắng nghe da chắc chắn ổn áp ngay.

Luôn cố gắng duy trì các bước dưỡng da cơ bản làm sạch - dưỡng ẩm - chống nắng. Lưu ý giai đoạn mụn bạn chỉ nên sử dụng micellaire water làm sạch. Sử dụng tẩy trạng dạng sáp / dầu tẩy trang không được nhũ hóa cẩn thận sẽ làm tinh trạng mụn nghiêm trọng hơn. Dưỡng ẩm đảm bảo tuyến bã nhờn không tiết quá nhiều dầu làm ẩm da.

Nếu da đang trong tinh trạng viêm rất nặng, không nên sử dụng kem chống nắng. Nên dùng viên uống chống nắng, kính, áo chống nắng, khẩu trang thay thế.  

Hạn chế dùng máy rửa mặt, khăn tẩy trang, tẩy da chết nhiều lần/tuần, trang điểm.

Tối giản các bước dưỡng da, đừng tham lam dùng nhiều treatment vì da bạn đang rất nhạy cảm.

Thay đổi chế độ ăn uống: không dầu mỡ, bơ sữa, đường, đồ cay nóng, rượu bia…uống nhiều nước.

Bổ sung các sản phẩm đường uống có chứa vitamin C, A, B, Si, Zn. Các hoạt chất này điều tiết tốt tuyến bã nhờn, kháng viêm, sáng da.

Type da hỗn hợp thiên khô và cách chăm sóc da hiệu quả

Type da hỗn hợp thiên khô và cách chăm sóc da hiệu quả

5. Tình trạng da lão hóa và cách chăm sóc da chống lão hóa

Trào lưu chống lão hóa chưa bao giờ hết hot hit, thậm chí ngày càng được các chị em cũng như các anh quan tâm. Năm đầu tiên mình phải học kỹ năng quan sát để xác định thể loại da, bệnh lý, đặc điểm làn da của khách hàng. Buổi học thực hành đầu tiên cô giáo phụ trách làm mẫu cho học sinh, mình đã biết làn da bị lão hóa đáng sợ đến cỡ nào.

  • Xuất hiện nhiều nếp nhăn tĩnh (khi không cử động cơ mặt vẫn có thể dễ dàng nhìn thấy nếp nhăn). 

  • Lỗ chân lông giãn nở tương đối nhiều, bề mặt da không bằng phẳng.

  • Nổi nhiều mạch máu đặc biệt ở hai bên má, mắt và mũi.

  • Có nám, tàn nhang, nền da tối…

  • Nếu kiểm tra bằng tay (sử dụng ngón cái và ngón trỏ bóp nhẹ vào da rồi thả ra) sẽ cảm thấy da nhẽo, độ đàn hồi kém.

  • Da chảy xệ.

Biết rằng thanh xuân chẳng thắng nổi tuổi tác. Con người bao đời nay vẫn theo quy luật bất biến sinh lão bệnh tử. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể níu kéo chút thanh xuân nếu hiểu rõ các tác nhân gây lão hóa. Kẻ thù hàng đầu phá hủy sự săn chắc của làn da là tia UV (ánh nắng mặt trời). Tiếp đến là các gốc tự do, gen di truyền, chế độ dinh dưỡng/sinh hoạt, thói quen dưỡng da. Ngoài ra còn một số nguyên nhân từ trong chính cơ thể của chúng ta ví dụ: sự sụt giảm hormone, các tế bào chậm hoặc ngừng sản sinh các tế bào mới, quá trình tổng hợp trao đổi chất kém theo tuổi tác…

Làm thế nào để làm chậm quá trình lão hóa? Câu trả lời duy nhất mình có thể trả lời là xây dựng cho bản thân những thói quen lành mạnh càng sớm càng tốt. Đừng đợi khi da đã có nếp nhăn, có nám, chảy xệ mới vội vàng chống lão hóa. Không có sản phẩm hay thần dược nào xóa hết nếp nhăn, đốm đen trên da. Nếu không chăm sóc bản thân, thời gian sẽ ban cho bạn “rượu phạt”.

Dưới đây mình sẽ đưa ra vài tips mình đã và đang áp dụng để chăm sóc cho type da lão hóa nhé:

Luôn thực hiện quy trình làm sạch - dưỡng ẩm - chống nắng mỗi ngày. Mỗi tuần bạn có thể dành 1 ngày cho làn da được nghỉ ngơi không sử dụng sản phẩm dưỡng da. 

Dù bạn dùng treatment hay phương pháp trị liệu gì đi nữa, dưỡng ẩm và chống nắng vẫn là yếu tố then chốt để có làn da khỏe đẹp.

Massage nhẹ nhàng cho da, kích hoạt hệ bạch huyết lưu thông toàn hoàn máu (lượng oxy được đưa vào các mạch máu nhiều hơn) giúp da hồng hào, căng bóng.

Không nên lạm dụng các phương pháp lột da, acide mạnh, các thành phần tẩy trắng.

Tập thể dục đều đặn.

Cân bằng chế độ, thói quen ăn uống (loại bỏ đường, hạn chế thịt động vât thân nhiệt cao, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đường, đồ uống có cồn…).

Có thể bổ sung thêm Thực phẩm chức năng như vitamine, viên uống đẹp da, tinh dầu thông đỏ…

6. Tình trạng da mất nước và cách chăm sóc da

Đây là tình trạng cuối cùng cũng là tình trạng da hay bị nhầm lẫn nhất. Da mất nước là da mất ẩm. Vậy da mất nước là da khô? Mình xin trả lời da mất nước và da khô là anh em cùng cha khác ông nội. Cả hai có điểm chung nhưng bản chất không hề giống nhau.

Da mất nước là tình rtangj da chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian nhất đinh còn da khô là loại da được quyết định bởi tuyến bã nhờn và tuyến mỗ hôi (bản chất của tầng biểu bì không thay đổi).

Nếu da khô là làn da thiếu dầu thì ngược lại da mất nước là tình trạng da thiếu nước. Bất kì loại da nào cũng có thể bị mất nước. Da dầu thiếu ẩm nghe có vẻ nghịch lý nhưng thực tế nó vẫn tồn tại. Vì thiếu ẩm tuyến bã nhờn được truyền tín hiệu ra sức tiết thêm dầu để làm mềm da nên dù da như chảo dầu bạn vẫn cảm thấy da căng tức, khó chịu. Khi tiết trời chuyển mình sang thu là thời điểm da bạn dễ gặp tình trạng mất nước nhất.

Một số nguyên nhân khác có thể khiến da bạn dễ mất nước: không uống đủ nước, hàng rào bảo vệ k bền vững, sử dụng sản phẩm chưa đúng cách...

6.1. Những biểu hiện rất dễ nhận biết của type da mất nước:

Da căng tức, thiếu đàn hồi.

Cảm giác châm chích không thoải mái.

Lỗ chân lông giãn nở to hơn, vùng chữ T đổ dầu, hai má khô căng.

Xuất hiện nếp nhăn nhỏ ở quanh mắt và trán.

Ai đã từng bị tình trạng này thì comment cho em/mình biết nha. Năm nào chuyển mùa mũi mình cũng dị ứng đỏ ửng, da nhăn nheo như quả táo tàu, khô cứng khó chuyển động các cơ trên mặt. Năm nay tình trạng này diễn ra mình hứa sẽ chụp cái mặt mẹt của mình để minh chứng cho da mất nước.

6.2. Cách chăm sóc type da mất nước:

Bản chất da khô và da mất nước không giống nhau hiển nhiên cách khắc phục cũng khác nhau. Da mất nước cần các hoạt chất ngậm nước (humectant/emollient) hơn các sản phẩm đầu dầu. Khi gặp tình trạng này:

  • Duy trì 3 phương pháp bất di bất dịch làm sạch - dưỡng ẩm - chống nắng.

  • Mặt nạ giấy là cứu tinh cho tình trạng ẩm ương này (mình đắp mặt nạ liên tục vào các buổi tối cho đến khi tình trạng da ổn hơn. Tuy nhiên tần suất đắp phụ thuộc vào làn da của mọi người. mình đắp liên tục vì mình thuộc type da khô. Nếu bạn đang gặp tình trạng da mụn nên cân nhắc).

  • Nếu không có đủ thời gian đắp mặt nạ, bạn bôi kem dưỡng có chứa các hoạt chất như: axit hyaluronic, collagen, axit lactic, axit béo, ceramide, urea…

Với mong muốn được chia sẻ kiến thức về da, về các sản phẩm một cách khoa học và an toàn. Mong mọi người sẽ ủng hộ để mình có thêm động lực post thật nhiều bài chia sẻ các tip làm đẹp và các kiến thức hay về da cũng như mỹ phẩm nhé!

Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/thau-hieu-lan-da-de-cham-soc-va-day-lui-lao-hoa.html

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.

Tin liên quan

Những Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Đái Tháo Đường  Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả Những Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Đái Tháo Đường Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả
Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là tình trạng nồng độ glucose trong máu quá cao, gây tổn thương mạch máu và ảnh hưởng đến nhiều bộ phận...
Các Bệnh Lý Thường Gặp Ở Tuyến Giáp Các Bệnh Lý Thường Gặp Ở Tuyến Giáp
Tuyến giáp có hình dạng con bướm ở phía trước cổ, đây là một tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể, bài tiết ra 3 hormone lưu hành trong máu bao gồm 2 hormone...
Các Loại Đột Quỵ Thường Gặp Và Cách Nhận Biết ️ Các Loại Đột Quỵ Thường Gặp Và Cách Nhận Biết ️
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong do đột quỵ cao nhất thế giới, trung bình mỗi năm có hơn 200.000 ca đột quỵ. Nhưng chỉ có khoảng 14% trường...
Đột Quỵ Thiếu Máu Não Cấp Tính Là Gì Và Làm Sao Để Phòng Tránh? Đột Quỵ Thiếu Máu Não Cấp Tính Là Gì Và Làm Sao Để Phòng Tránh?
Theo WHO, mỗi năm có 15 triệu người bị đột quỵ trên toàn thế giới, trong đó 5 triệu người chết và 5 triệu người bị tàn tật vĩnh viễn. Đột quỵ là nguyên...
Giải Mã Xu Hướng Double Cleansing Trong Quy Trình Chăm Sóc Da Hàng Ngày Giải Mã Xu Hướng Double Cleansing Trong Quy Trình Chăm Sóc Da Hàng Ngày
Double Cleansing - hay còn gọi là phương pháp rửa mặt hai bước - đã trở thành xu hướng trong giới làm đẹp và skincare những năm gần đây. Đây là một trong những...
Những Nguyên Tắc Skincare Đơn Giản Cứu Cánh Làn Da Những Nguyên Tắc Skincare Đơn Giản Cứu Cánh Làn Da
Skincare không cần phải phức tạp để mang lại hiệu quả. Nhiều người vẫn nghĩ rằng phải áp dụng nhiều bước, sử dụng hàng loạt sản phẩm mới có thể có...
Hiểu Rõ Loại Da - Bí Quyết Sở Hữu Làn Da Khỏe Đẹp Hiểu Rõ Loại Da - Bí Quyết Sở Hữu Làn Da Khỏe Đẹp
Bạn có biết, việc xác định loại da là bước đầu tiên để chăm sóc da hiệu quả? Chỉ khi biết chính xác loại da, bạn mới có thể chọn đúng sản phẩm và phương...
Vai Trò Then Chốt Của Ceramide Trong Bảo Vệ Da Và Da Bị Bệnh Vai Trò Then Chốt Của Ceramide Trong Bảo Vệ Da Và Da Bị Bệnh
Ceramide là lớp lipid tham gia cấu tạo lớp màng trên bề mặt da, chiếm đến 50% lipid ở lớp sừng giữ vai trò thiết yếu trong việc duy trì hàng rào độ ẩm tự nhiên,...
Xét Nghiệm Tiểu Đường Có Cần Thiết Không? Xét Nghiệm Tiểu Đường Có Cần Thiết Không?
Đường huyết cao có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, suy thận, mù mắt, cắt cụt chân... Theo thống kê của Bộ Y tế Việt...
Hệ Thống Hormone Nội Tiết Tố Trong Cơ Thể Hệ Thống Hormone Nội Tiết Tố Trong Cơ Thể
Hệ thống nội tiết tố là một lĩnh vực rộng lớn, rất khó và phức tạp trong lĩnh vực y học. Trong bài này hãy cùng chúng tôi mô tả một cách ngắn gọn về sinh...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa? Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa?
Lão hóa da là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng bạn có thể làm chậm và cải thiện tình trạng này bằng các biện pháp chăm sóc da đúng cách.

Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám? Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám?
Tăng sắc tố da, bao gồm nám, tàn nhang và đốm đồi mồi, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và chủng tộc. Các phương pháp điều trị hiện tại thường...

Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da
Hàng rào sinh học là lớp phòng thủ đầu tiên của hàng rào bảo vệ da. Đây là một quần thể các vi sinh vật sinh sống trên da bao gồm lợi khuẩn, hại khuẩn, nấm,......

Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe? Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe?
Hormone tuyến giáp duy trì sức khỏe tốt bằng cách giữ cho cơ thể hoạt động bình thường bằng cách điều chỉnh mức năng lượng, sự trao đổi chất, nhiệt độ...

Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào? Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào?
Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là một tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon