Trước khi tìm hiểu về giải pháp bảo vệ da, chúng ta cần hiểu rõ về nguồn gốc và tác động của ánh sáng xanh và ánh sáng nhìn thấy. Ánh sáng xanh có thể phát ra từ mặt trời và các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng. Ánh sáng nhìn thấy, mặc dù không gây hại nhiều như ánh sáng xanh, nhưng vẫn có ảnh hưởng đáng kể đến làn da nếu tiếp xúc thường xuyên.
Chúng ta thường nói những câu chuyện về bảo vệ da trước tia UV - vì nó là một loại tia bước sóng ngắn (280-400nm) mang năng lượng lớn và gây ra nhiều tác hại trên da: ung thư, lão hóa… Đặc biệt khi nhắc tới ánh nắng mặt trời chúng ta thường nhớ ngay tới tia cực tím và kem chống nắng. Nhưng trong ánh sáng mặt trời không chỉ có tia UV. Năng lượng từ mặt trời đến bề mặt trái đất là khoảng 3-7% tia cực tím, 44% ánh sáng nhìn thấy được (trong đó có ánh sáng xanh) và 53% tia hồng ngoại (IR).
Và thật không may, hiện tại có khá nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng ánh sáng nhìn thấy và tia hồng ngoại cũng có thể gây tổn thương da mặc dù nguy cơ thấp hơn nhiều so với tia UV.
Theo các nghiên cứu đã được thực hiện có thể lấy con số chung của liều lượng chiếu là trên 40J/cm2 (hãy ghi nhớ con số này vì sau đây những so sánh và phân tích sẽ dùng con số này để nhận định) và với liều lượng như vậy gây ra tác dụng có hại trên da: tăng sắc tố, giảm các chất chống oxy hóa như carotenoids, tăng gốc tự do, không thay đổi p53 (là một protein quan trọng nằm trong điều hòa chu kỳ tế bào - gọi là gen áp chế khối u p53 gen này bị tác động bởi tia UV).
Cường độ ánh sáng mặt trời phụ thuộc vào vị trí của bạn và thời gian trong năm, nhưng đây là một số vị trí theo thời gian:
Giữa trưa ở Bangalore, Ấn Độ, thời gian không xác định trong năm: 0,035-0,040 W/cm² ánh sáng nhìn thấy = 16,7-19,0 phút để đạt được 40 J/cm².
Ở Việt Nam vùng Nam Trung Bộ có cường độ bức xạ khoảng 5kWh/m2/ngày tính ra tương đương 0,02W/cm2 tổng bức xạ mặt trời = 33,3 phút để có được 40J/cm2. Vì vậy cường độ bức xạ tính riêng cho ánh sáng nhìn thấy còn thấp hơn con số 0,02W/cm2 tức là thời gian cần để có được 40J/cm2 là nhiều hơn con số 33,3 phút. Cụ thể năng lượng ánh sáng nhìn thấy chiếm 44% = 0,009W/cm2 như vậy cần khoảng 72 phút để đạt được 40J/cm2.
Vì vậy, trung bình cần khoảng hơn 15 phút nắng giữa trưa để nhận được lượng ánh sáng nhìn thấy tối thiểu vào mùa hè có thể gây hại. Cường độ ánh sáng trong mùa đông thường bằng 1/3 hoặc 2/3 giá trị của mùa hè.
Bây giờ, hãy xem lượng ánh sáng mà các nguồn khác nhau tạo ra và chúng ta cần bao nhiêu giờ để có được 40 J/cm² ánh sáng.
Màn hình máy tính (15-21,5 inch, cách xa 45 cm, độ sáng 50%): 1-2 µW/cm² ánh sáng nhìn thấy cần 20-40 triệu giây hoặc 7,5-15 tháng để đạt được 40 J/cm².
Màn hình LED tối đa (21,5 inch, cách xa 45 cm, độ sáng 50%): 9,7 µW/cm² ánh sáng nhìn thấy cần 47,7 ngày để đạt được 40 J/cm².
Hầu hết số liệu trên đều cho thấy rằng để đạt được liều 40J/cm2 (con số có được ở các nghiên cứu tác hại của ánh sáng nhìn thấy và ánh sáng xanh tới da) cần thời gian liên tục kéo dài và thường không xảy ra trên thực tế. Trong thực tế chúng ta dùng các thiết bị điện tử này ngắt quãng và thường có khoảng nghỉ giữa các lần tiếp xúc. Như vậy liều chiếu ánh sáng là không đủ để gây ra tác hại như thống kê ở các nghiên cứu và khoảng nghỉ cũng cho cơ thể thời gian để hồi phục và sửa chữa trường hợp có tổn hại.
Vậy có thể thấy đến nay các biện pháp bảo vệ da trước ánh sáng nhìn thấy chưa phát triển như các biện pháp bảo vệ trước tia UV là hoàn toàn có lý do, bởi nguy cơ gây hại của chúng tương đối thấp (theo các bằng chứng hiện tại).
Các sản phẩm Mỹ phẩm như Kem chống nắng sử dụng bộ lọc vật lý (vô cơ) như titan oxit (thành phần trong Kem chống nắng): Những hạt titan oxit có kích thước 200-300nm phản xạ rất tốt ánh sáng nhìn thấy, nhưng nhược điểm là chúng tạo ra màu trắng cho Kem chống nắng (do chúng tán xạ rất nhiều ánh sáng trắng). Khoảng 50% lượng ánh sáng nhìn thấy được phản xạ.
Sản phẩm tham khảo: https://edallyhanquoc.vn/kem-chong-nang-ngua-nam-the-nature-book-han-quoc-the-nature-book-mesla-uv-sun-cream-spf50-pa.html
Oxit sắt dường như có hiệu quả trong việc hấp thụ tất cả các bước sóng của ánh sáng khả kiến và may mắn thay, oxit sắt có màu giống màu da, nên trường hợp sử dụng nó làm thành phần trong Kem chống nắng vẫn được chấp nhận khi sử dụng. Nó cũng là sắc tố chính trong kem nền và kem dưỡng ẩm có màu, và các sản phẩm có chứa oxit sắt đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ khỏi sắc tố và cải thiện sự mờ dần của vết nám khi nó được điều trị bằng hydroquinone.
Chất chống oxy hóa có thể làm giảm tác động của ánh sáng nhìn thấy được: Tác dụng có hại của ánh sáng nhìn thấy chủ yếu là tạo ra gốc tự do. Vì vậy sử dụng các chất chống oxy hóa (Vitamin C, Niacinamide, Q10, Vitamin E…) hay các sản phẩm có chứa chất chống oxy hóa như Viên uống chống nắng trắng da có thể giúp chống lại tác động tiêu cực của ánh sáng nhìn thấy.
Sản phẩm tham khảo: https://edallyhanquoc.vn/vien-uong-trang-da-chong-nang-edally-royal-skin-whitening-uv-care-pill.html
Tránh ánh sáng nhìn thấy: Việc bạn có thể nhìn thấy ánh sáng nhìn thất cũng rất hữu ích. Khi quan sát được ánh sáng nhìn thấy, khi bạn không muốn nó tác động lên da bạn sẽ dễ dàng ngăn cản nó (bởi bạn đã thấy nó, không như tia UV - bạn không thể thấy tia UV). Khi bạn cần tránh nó bạn có thể ở trong bóng râm, đội mũ và mặc quần áo bảo hộ sẽ ngăn ánh sáng nhìn thấy gây hại cho da của bạn và sẽ không cần phỏng đoán hoặc bôi lại nhiều như các sản phẩm chăm sóc da.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com