Ở giai đoạn này, chức năng thận của người bệnh đã suy giảm hoàn toàn, nếu không có chế độ chăm sóc đặc biệt có nguy cơ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như suy tim, loãng xương, suy dinh dưỡng… thậm chí tử vong.
Chạy thận nhân tạo là phương pháp lọc máu bên ngoài cơ thể bằng máy, điều trị người bệnh suy thận giai đoạn cuối hoặc suy thận cấp (thường do ngộ độc), khi chức năng thận đã mất gần hết hoặc mất hoàn toàn. Máu của người bệnh sẽ đi qua máy lọc với lưu lượng khoảng 200 - 400 ml/phút để tách các thành phần có hại và trả máu sạch về lại cơ thể. Quá trình lọc máu này có thể kéo dài 4 - 8 giờ với tần suất 3 - 4 lần/tuần (ít nhất 12 giờ/tuần), tùy theo thể trạng và việc tuân thủ điều trị, chế độ dinh dưỡng của người bệnh.
Mất cân bằng nội môi, gây tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp tư thế với biểu hiện buồn nôn, suy kiệt.
Thiếu máu do thiếu sắt, thiếu hụt vitamin nhất là nhóm vitamin tan trong nước.
Các bệnh về cơ xương khớp: loãng xương, nhuyễn xương, gãy xương, cứng khớp, đau khớp…
Bệnh về tim mạch: một trong những biến chứng nguy hiểm hàng đầu ở người suy thận giai đoạn cuối, phần lớn gây tử vong sớm cho người bệnh.
Trong quá trình chạy thận, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau bụng, đầy bụng, chậm tiêu, buồn nôn, sụt cân, buồn bã, lo lắng... nên cần phải có chế độ chăm sóc đặc biệt, giúp tăng hiệu quả điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Nếu thận khỏe mạnh có thể lọc được khoảng 130 - 160 lít máu mỗi ngày và tạo ra khoảng 1,8 lít nước tiểu, giúp loại bỏ chất thải trong máu qua đường nước tiểu. Khi thận không hoạt động hiệu quả sẽ làm tích tụ chất thải trong máu. Tình trạng này có khả năng dẫn đến hôn mê, thậm chí là tử vong.
Tuân thủ lịch chạy thận định kỳ hàng tuần. Tốt nhất là sắp xếp cuộc hẹn trước để đảm bảo có giường bệnh trong những dịp Lễ Tết.
Uống thuốc đầy đủ theo hướng dẫn và đơn thuốc của bác sĩ.
Tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học. Tránh thức ăn nhiều muối, phospho, thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp, nước uống có gas, thực phẩm lên men. Trong dịp Tết, người bệnh thận phải đặc biệt chú ý chế độ ăn uống tránh khiến sức khỏe suy giảm, thận trở nặng…
Người bệnh nên chọn thức ăn giàu sắt, chất đạm để hạn chế ảnh hưởng của tình trạng thiếu máu, suy dinh dưỡng, giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi, choáng váng.
Nếu thấy xuất hiện cục máu đông trong ống thông, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị - Duy trì lối sống lành mạnh, thói quen tập thể dục hàng ngày để tăng cường sức khỏe. Người bệnh nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe… nhằm cải thiện chức năng tim, kiểm soát huyết áp, tăng sức mạnh cơ…
Người tham gia chăm sóc và người bệnh phải luôn theo dõi tình trạng sức khỏe, tuân thủ chặt chẽ các chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, người bệnh phải tuân thủ đúng lịch chạy thận, chế độ sinh hoạt, ăn uống.
Cân nhắc về việc đi lại, nếu lọc máu tại bệnh viện. Tốt nhất là sắp xếp cuộc hẹn trước để đảm bảo có giường bệnh và cần có người thân bên cạnh hỗ trợ.
Trao đổi với bác sĩ điều trị về lịch xét nghiệm máu định kỳ hàng tháng và điều chỉnh đơn thuốc khi cần.
Theo dõi cân nặng nhằm phát hiện và xử lý sớm tình trạng giữ nước. Nếu người bệnh tăng cân nhanh hơn bình thường giữa các lần điều trị, cần báo ngay cho bác sĩ.
Chú ý chăm sóc cầu tay (đường vào của mạch máu dùng để chạy thận) để tránh biến chứng nhiễm trùng. Người bệnh và người chăm sóc nên vệ sinh vùng này bằng xà phòng, nước ấm hàng ngày và trước khi lọc máu. Đặc biệt lưu ý nếu xảy ra tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngáy, chảy máu…
Thao tác sinh hoạt nhẹ nhàng, không mặc quần áo chật, tránh đeo trang sức, không cầm đồ nặng để tránh làm tổn thương vùng cánh tay, không lấy máu hoặc đo huyết áp trên cánh tay có mổ cầu tay chạy thận.
Sau khi tháo kim, hãy ấn nhẹ vùng này để cầm máu. Nếu máu chảy nhiều hoặc rò rỉ trong 30 phút không cầm, người bệnh hoặc người thân cần báo ngay cho bác sĩ điều trị.
Người bệnh cần theo dõi lượng nước uống vào, chất đạm, kali, phốt pho… đặc biệt, cần phải tuân thủ chế độ ăn ít muối. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ dinh dưỡng để được xây dựng chế độ ăn phù hợp, tùy theo cân nặng, sở thích, tình trạng sức khỏe khác như tiểu đường hoặc huyết áp có thể bố sung thêm các loại Thực phẩm chức năng như: Đông trùng hạ thảo, Tinh dầu thông đỏ, Hồng sâm... Các sản phẩm này giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ đào thải độc tố, tăng cường sức khỏe và cải thiện chức năng thận...
Nếu nhiễm trùng máu, người bệnh có thể dùng kháng sinh theo chỉ định bác sĩ.
Nếu thấy xuất hiện cục máu đông trong ống thông, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị.
Ngoài ra, người đang chạy thận nhân tạo vẫn có thể tập thể dục hàng ngày để tăng cường sức khỏe và cải thiện tâm trạng. Người bệnh nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe… nhằm cải thiện chức năng tim, kiểm soát huyết áp, tăng sức mạnh cơ… Trước khi tập, người bệnh nên trao đổi với các chuyên gia cơ xương khớp để được hướng dẫn chi tiết, đảm bảo an toàn.
Để quá trình điều trị hiệu quả, cải thiện chất lượng sống của người chạy thận nhân tạo, người tham gia chăm sóc và người bệnh phải luôn theo dõi tình trạng sức khỏe, tuân thủ chặt chẽ các chỉ định của bác sĩ. Nếu nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường, người chăm sóc phải liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để xử lý kịp thời tránh nhiều biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra như tụt huyết áp, chuột rút, ngứa, thiếu máu, rối loạn giấc ngủ, nhiễm trùng…
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com