Đặc biệt số người mắc bệnh loãng xương ở nước ta có xu hướng ngày càng tăng và trẻ hóa ở độ tuổi 30 trở đi. Dự báo ở nước ta sẽ có khoảng hơn 4,5 triệu người bị mắc bệnh loãng xương vào năm 2030, trong đó nữ giới chiếm tỉ lệ 70 - 80%.
Loãng xương là một bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi, chỉ xếp sau các bệnh lý tim mạch. Bởi vậy các bác sĩ cho biết chúng ta cần biết cách ngăn ngừa bệnh loãng xương ngay từ độ tuổi 30 - 35, đặc biệt là ở nữ giới.
Bệnh loãng xương (osteoporosis) là hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng tổ chức xương, giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích, giảm mật độ xương, xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương càng thưa dần, dẫn đến xương dễ gãy dù chỉ tác động nhẹ. Bệnh thường tiến triển âm thầm, một số trường hợp chỉ được phát hiện khi có dấu hiệu bị gãy xương.
Hậu quả nguy hiểm nhất của bệnh loãng xương gây ra là rạn xương, nứt xương hoặc gãy xương. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị gãy lún cột sống, cong xương, cong ống chân, cong vẹo cột sống…
Thói quen ít vận động.
Lao động nặng nhọc, thường xuyên mang vác vật nặng.
Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi.
Do tuổi tác.
Thiếu hụt vitamin D.
Do mắc một số bệnh lý như: suy thận, tuyến thượng thận, cường giáp trạng, bệnh yếu liệt chi, chấn thương,...
Bệnh mạn tính phải nằm dài ngày.
Phụ nữ sau độ tuổi mãn kinh.
Khi trẻ không bổ sung canxi đầy đủ cho xương, về già quá trình lão hóa sẽ diễn ra nhanh.
Tỉ lệ nữ giới mắc bệnh loãng xương cao hơn nam giới (33% nữ giới và 13% nam giới trên 50 tuổi bị loãng xương).
Đau lưng cấp, giảm chiều cao, dáng đi khom (giảm mật độ xương).
Đau nhức đầu xương, cảm giác như bị kim chích toàn thân.
Đau âm ỉ, kéo dài ở cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối.
Khó thực hiện tư thế cúi gập, xoay người do đau thắt lưng, hai bên liên sườn.
Với những người trung niên, nguy cơ loãng xương cao khi cơ thể mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch, thoái hóa khớp, cao huyết áp,...
Đau, nhức xương, mỏi không cố định.
Thường ở cột sống lưng, dọc các chi, các đầu xương.
Đau nhiều vào ban đêm.
Triệu chứng đau, nhức xương, khớp rõ dần.
Tập trung ở hông, thắt lưng, khớp gối.
Đau cả ban ngày và ban đêm.
Cảm giác lạnh, hay bị chuột rút ở các cơ, ra mồ hôi, ớn lạnh.
Bổ sung lượng canxi, các khoáng chất và các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe xương như: vitamin D, magie, kẽm, protein,… với liều lượng thích hợp mỗi ngày, tập thói quen uống sữa vì sữa là nguồn cung cấp canxi và dưỡng chất quan trọng nhất cho con người.
Duy trì trọng lượng cơ thể vừa phải, không thừa cũng không thiếu cân.
Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên và có thời gian hoạt động ngoài trời.
Tránh sử dụng quá mức một số chất kích thích như: thuốc lá, rượu bia, cà phê, nước uống có ga.
Tránh lạm dụng các thuốc giảm đau, đặc biệt là các thuốc có chứa Corticoid để điều trị các tình trạng đau xương khớp và một số bệnh lý khác.
Bổ sung thuốc điều trị loãng xương theo chỉ định của bác sĩ hoặc Thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị xương khớp như Glucosamine và Collagen.
Tham khảo sản phẩm Collagen chính hãng: https://edallyhanquoc.vn/nuoc-uong-collagen-edally-beauty-super-collagen-edally.html
Tham khảo sản phẩm Glucosamine chính hãng: https://edallyhanquoc.vn/glucosamine-edally-bh-han-quoc.html
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com