Khoảng thời gian mùa lạnh, thời tiết hanh khô, bụi mịn PM2.5 dễ dàng khuếch tán trong không khí do ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết chênh lệch ngày - đêm về nhiệt độ, độ ẩm, hướng và tốc độ gió, bức xạ nhiệt… nguy cơ ảnh hướng sức khỏe cộng đồng.
Các chuyên gia hô hấp chia sẻ, bụi mịn hấp thụ qua hệ hô hấp, có thể xâm nhập vào phế nang phổi và đi vào máu. Người lớn tuổi mắc bệnh tim hoặc bệnh phổi mãn tính (COPD, hen suyễn), trẻ em, trẻ sơ sinh là những đối tượng có nhiều khả năng bị ảnh hưởng xấu nhất đến sức khỏe khi tiếp xúc với bụi PM2.5.
Theo các chuyên gia, không khí lạnh không phải là yếu tố gây ra tình trạng hen suyễn nhưng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Thời tiết lạnh và khô có thể gây ra tình trạng co thắt khí quản ở những người bị hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn (COPD).
Mùa lạnh và ô nhiễm không khí với bụi mịn thường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý hô hấp. Dưới đây là một số bệnh lý phổ biến mà người ta thường gặp trong thời điểm này:
Bệnh do nhiễm trùng: Viêm phổi, áp-xe phổi, viêm phế quản, lao phổi...
Bệnh màng phổi: Tràn dịch màng phổi, tràn mủ màng phổi, lao màng phổi...
Bệnh đường thở: Hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)...
Bệnh lý u tân sinh: U phổi, ung thư phổi nguyên phát, ung thư di căn phổi...
Bệnh hô hấp liên quan giấc ngủ: Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, hội chứng béo phì giảm thông khí...
Bệnh phổi mô kẽ: Xơ phổi vô căn, bệnh phổi mô kẽ liên quan bệnh mô liên kết...
Mùa lạnh và tình trạng ô nhiễm không khí thường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý hô hấp, đặc biệt là đối với các đối tượng có yếu tố rủi ro cao.
Người cao tuổi: thường có hệ thống miễn dịch yếu và cơ thể khó khăn hơn trong việc chống lại các bệnh lý hô hấp.
Trẻ em: có hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý hô hấp.
Những người mắc các bệnh nền như: tiểu đường, bệnh phổi tăng nhức, asthma, hay bệnh tim mạch thường có nguy cơ cao hơn.
Người bị suy giảm miễn dịch...
Các đối tượng nêu trên thường có nguy cơ cao mắc các bệnh lý hô hấp trong mùa lạnh và ô nhiễm không khí. Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của họ, đặc biệt là trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt, là quan trọng để giảm nguy cơ mắc bệnh và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Trong mùa lạnh và ô nhiễm không khí khi có bụi mịn, nhiều người có thể phải đối mặt với các vấn đề về đường hô hấp. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý đường hô hấp:
Khó thở, thở nông, thở gấp.
Ho kéo dài, ho có đờm.
Khàn tiếng, đau họng, cổ họng ngứa rát.
Đờm, đặc biệt là đờm có màu, có máu.
Đau ngực khi thở sâu.
Mệt mỏi, uể oải, sốt, ớn lạnh.
Sụt cân không rõ nguyên nhân.
Da dẻ nhợt nhạt, môi và móng tay thâm tím.
Để bảo vệ sức khỏe của bạn khỏi các vấn đề hô hấp trong mùa lạnh và khi có bụi mịn, bạn có thể thực hiện những biện pháp phòng ngừa sau đây:
Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà.
Vệ sinh và làm sạch máy thường xuyên, tránh để vi trùng và nấm mốc sinh sôi, vì - đây cũng là yếu tố ảnh hiện đến tình trạng hen suyễn.
Nếu cần ra ngoài khi trời lạnh, hãy che chắn kỹ mũi, miệng bằng khăn rộng, hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng để tránh hít phải không khí lạnh.
Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng ho, thở khò khè, khó thở, bạn cần thăm khám tại chuyên khoa Hô hấp để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.
Bụi mịn có khả năng xâm nhập sâu vào cơ thể, do đó để phòng ảnh hưởng của bụi mịn, cần hạn chế tối đa nguy cơ tiếp xúc.
Hạn chế ra ngoài vào các khung giờ cao điểm, hạn chế di chuyển vào khu vực có thi công, lưu lượng giao thông đông đúc.
Tránh mở cửa sổ, cửa ra vào khung giờ cao điểm 7- 8h và 18-19h cũng là thời điểm bụi mịn hoạt động mạnh, không khí bị ô nhiễm nặng.
Tuy nhiên, việc đóng kín cửa làm cản trở không khí lưu thông trong nhà, thuận lợi cho việc vi sinh vật gây hại lưu lại lâu hơn trong không khí, gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Các gia đình có thể mở cửa sổ, cửa ra vào ngoài giờ cao điểm, khi có chất lượng không khí tốt hơn. Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống cũng giúp hạn chế bụi mịn.
Với người mắc bệnh lý hô hấp mạn tính, trẻ em và người cao tuổi có sức đề kháng yếu cần ghi nhớ đeo khẩu trang mỗi khi ra đường. Khẩu trang thông thường không lọc được các hạt bụi siêu mịn PM2.5. Để lọc các loại bụi siêu mịn này, cần đeo khẩu trang chuyên dụng, khẩu trang N95, N99. Khẩu trang y tế thông thường chỉ lọc được 30 - 40% lượng bụi và có hiệu quả lọc bụi lên tới 90% nếu sử dụng đồng thời 2 khẩu trang.
Các ổ nhiễm khuẩn ở răng, lợi, miệng, tai, mũi, họng có thể khiến vi khuẩn lan xuống đường hô hấp dưới, làm tái phát các đợt cấp ở người bệnh mắc bệnh phổi mạn tính như COPD, giãn phế quản, xơ phổi… Do đó, người bệnh hô hấp mạn tính mắc thêm các bệnh lý viêm nhiễm vùng hầu họng cẩn xử trí sớm và triệt để ổ viêm. "Không tự ý dùng thuốc tại nhà, khám bệnh và điều trị theo đúng phác đồ được chỉ định là 2 lưu ý quan trọng đảm bảo sức khỏe ở người bệnh phổi mạn tính.
Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh hô hấp vào mùa lạnh và bụi mịn, mỗi người nên chủ động bổ sung Đông trùng hạ thảo vào chế độ dinh dưỡng hãng ngày.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com