Hotline

0902158663
MENU
0
01/04/2024 - 6:29 PMedallyhanquoc.vn 701 Lượt xem

Người bệnh Parkinson có nguy cơ té ngã cao gấp đôi so với những người cùng lứa tuổi. Té ngã thường dẫn đến vết thương nhỏ nhưng cũng có thể nghiêm trọng hơn như gãy xương, ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống.

Té ngã thường do triệu chứng vận động của bệnh Parkinson, nhưng cũng có nhiều yếu tố khác tác động. Nhận diện được những yếu tố nguy cơ này là bước đầu tiên để phòng ngừa té ngã cho người bệnh Parkinson.

Cách phòng ngừa té ngã trong bệnh Parkinson như thế nào?

Cách phòng ngừa té ngã trong bệnh Parkinson như thế nào?

1. Các triệu chứng vận động gây té ngã trong bệnh Parkinson

Các triệu chứng vận động chủ yếu của bệnh Parkinson như đơ cứng cơ và chậm vận động, cùng với những thay đổi tư thế, tất cả đều góp phần làm tăng nguy cơ té ngã. Đơ cứng thân trục làm giảm tính linh hoạt và khả năng thích ứng ở cổ và thân, dẫn đến mất ổn định tư thế (mất thăng bằng), làm tăng khả năng té ngã. Các vấn đề về trọng tâm cũng có thể góp phần gây ra té ngã. Trọng tâm của một người nằm ngay dưới rốn và hai chân tạo thành nền hỗ trợ. Ở người bệnh Parkinson, trọng tâm thường di chuyển ra xa nền hỗ trợ. Điều này dễ gây mất thăng bằng trong các hoạt động hàng ngày như đứng lên, cúi xuống hoặc đi về phía trước, xoay người nhanh, vừa đi vừa quay đầu hoặc nói chuyện. Té ngã cũng có thể xảy ra do suy giảm phản xạ tư thế (một tập hợp phức tạp các chuyển động mà chúng ta tự động thực hiện để giữ thăng bằng khi đứng lên và đi lại), thay đổi tư thế (khuynh hướng nghiêng về phía trước, với tư thế khom lưng và dáng đi xiêu vẹo) và đông cứng (mất khả năng khởi đầu vận động, như thể chân của một người bị mắc kẹt trên sàn nhà). Một yếu tố nguy cơ khác có thể dẫn đến té ngã ở người bệnh Parkinson như vấn đề về thị lực (nhìn đôi, nhìn mờ…) và thay đổi nhận thức về chiều sâu.

2. Các triệu chứng ngoài vận động gây té ngã trong bệnh Parkinson

Các triệu chứng ngoài vận động có thể làm tăng nguy cơ té ngã. Ví dụ, một người bệnh Parkinson có thể bị hạ huyết áp khi đứng dậy từ tư thế ngồi hoặc nằm, điều này dẫn đến tình trạng choáng váng và có thể gây té ngã. Táo bón làm tăng nguy cơ té ngã trong phòng tắm vì nó có thể khiến một người phải rặn khi đại tiện. Điều này có thể kích thích làm giảm nhịp tim và tăng hoặc giảm huyết áp, đôi khi dẫn đến choáng váng và té ngã. Táo bón cũng gây áp lực lên bàng quang, gây tiểu không tự chủ. Hậu quả là người bệnh có thể té ngã khi bước vào phòng tắm hoặc trượt phải nước tiểu rơi vãi. Mệt mỏi và kiệt sức do rối loạn giấc ngủ là cũng những yếu tố nguy cơ tiềm ẩn, tương tự như stress và phản ứng cảm xúc đối với các sự kiện trong cuộc sống. Stress có xu hướng làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng nói chung, nhiều người bệnh Parkinson sợ té ngã hơn so với bình thường. Cuối cùng, các vấn đề với chức năng điều hành trong bệnh Parkinson như khả năng lựa chọn, tổ chức và sắp xếp thông tin… có thể dẫn đến mất tập trung, làm tăng nguy cơ té ngã.

3. Những nguyên nhân khác gây té ngã trong bệnh Parkinson

Thiết kế nhà ở chưa phù hợp với nhu cầu người bệnh Parkinson cũng có thể gây nguy cơ té ngã. Điều này có thể là do sự hiện diện của chướng ngại vật như đồ nội thất trong nhà. Cũng có trường hợp người bệnh quá thoải mái khi ở nhà đến nỗi không chú ý đến nguy cơ té ngã.

4. Cách phòng ngừa té ngã ở những người bệnh Parkinson

Té ngã liên quan đến bệnh Parkinson không đáp ứng với các liệu pháp điều trị thuốc và phẫu thuật nhưng có một số phương pháp mà người bệnh Parkinson có thể thực hiện để giảm thiểu nguy cơ.

4.1. Tập thể dục để phòng ngừa té ngã ở những người bệnh Parkinson

Tập thể dục đóng một vai trò thiết yếu giúp người bệnh Parkinson khỏe mạnh và có thể tham gia vào các hoạt động sống hàng ngày. Để giảm nguy cơ té ngã, các bài tập đặc biệt tập trung và tăng cường khả năng giữ thăng bằng của người bệnh, giải quyết tình trạng đơ cứng thân trục và cải thiện tính linh hoạt là lý tưởng. Các bài tập này giúp duy trì ổn định tư thế và khả năng vận động cần thiết để ngăn ngừa té ngã. Tập thể dục bên cạnh đó cũng nâng cao nhận thức của người bệnh về vị trí trọng tâm, giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng.

Bài tập chống té ngã ở những người bệnh Parkinson

Bài tập chống té ngã cho những người bệnh Parkinson

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bài tập đa dạng - bao gồm các bài tập về sự chú ý, tập trung và các bài tập vận động sẽ hữu ích trong việc giữ thăng bằng và giúp giảm các triệu chứng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Một trong những bài tập như vậy là khí công trị liệu, giúp cải thiện sự cân bằng và tính linh hoạt thông qua thay đổi trọng lượng, di chuyển thân trục và đi bộ. Xây dựng môi trường sống an toàn hơn Các điều chỉnh trong căn nhà có thể giúp ngăn ngừa té ngã. Nên bố trí ánh sáng đầy đủ và màu tường tương phản, sử dụng các mẫu gạch lát sàn hoặc thảm trải sàn. Loại bỏ ánh sáng chói dễ gây mất tập trung và không an toàn. Trong phòng tắm, sử dụng các bề mặt chống trượt và các thanh vịn có thể làm giảm nguy cơ té ngã. Khi di chuyển vào - ra khỏi bồn tắm và giường nên sử dụng một chiếc ghế cố định. Bồn vệ sinh cao và giường thấp cũng giúp giảm chấn thương. Có thể hữu ích nếu đặt đồ nội thất gần nhau để có “đường tiếp xúc”, cho phép người bệnh Parkinson bám vào đồ đạc để bắt đầu di chuyển nhưng không cản trở sải chân. Các mẹo khác là bảo trì đúng cách và sử dụng đúng cách các thiết bị hỗ trợ đi lại như tay vịn, thanh vịn, gậy chống, gậy đi bộ, khung tập đi có bánh xe, và xe lăn. Một mẹo nữa: khi chọn giày dép, hãy đảm bảo giày dép an toàn hơn là đẹp.

4.2. Trao đổi với nhân viên y tế để phòng ngừa té ngã ở những người bệnh Parkinson

Bước đầu tiên trong việc phòng ngừa té ngã là người bệnh Parkinson nên trao đổi với nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe, bao gồm Bác sĩ, Điều dưỡng và các chuyên gia khác. Chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ giúp người bệnh đánh giá thuốc, tình trạng thể chất, căng thẳng hoặc các nguy cơ môi trường có góp phần gây ra nguy cơ té ngã hay không. Nhận diện và điều chỉnh các rối loạn về dáng đi, thăng bằng là điều cần thiết để lập kế hoạch trị liệu ban đầu. Liều thuốc của người bệnh cần được đánh giá và điều chỉnh để tối ưu hóa các triệu chứng vận động. Bên cạnh đó cũng cân nhắc giảm số lượng thuốc mà người bệnh đang dùng để giảm thiểu các tác dụng phụ không mong muốn.

4.3. Bổ sung thực phẩm chức năng để phòng ngừa té ngã ở những người bệnh Parkinson

Bổ sung một số Thực phẩm chức năng như: Tinh dầu thông đỏ, Hồng sâm, Hắc sâmĐông trùng hạ thảo… là rất hữu ích cho bệnh nhân Parkinson để phong ngừa té ngã.

Top những thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng ngừa té ngã ở những người bệnh Parkinson

Top những thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng ngừa té ngã ở những người bệnh Parkinson

Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html

Phòng ngừa té ngã là một thành phần quan trọng trong quá trình sống chung với bệnh Parkinson. Bằng việc trao đổi với nhân viên y tế, tập thể dục và xây dựng môi trường an toàn hơn, bổ sung một số Thực phẩm chức năng, người bệnh Parkinson có thể giảm nguy cơ té ngã và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.

Tin liên quan

Có Phải Cứ Bệnh Suy Thận Mạn Giai Đoạn 5 Là Phải Lọc Máu & Khi Bắt Đầu Lọc Máu Có Nên Bắt Buộc 3 Lần/ Tuần Hay Không? Có Phải Cứ Bệnh Suy Thận Mạn Giai Đoạn 5 Là Phải Lọc Máu & Khi Bắt Đầu Lọc Máu Có Nên Bắt Buộc 3 Lần/ Tuần Hay Không?
Khi bệnh nhân mắc bệnh suy thận mạn tính (CKD) dù ở giai đoạn 5 nhưng không phải tất cả đều cần phải tiến hành lọc máu ngay. Nhiều bệnh nhân cũng thắc mắc...
Có Phải Tổn Thương Thận Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường (ĐTĐ) Là Biến Chứng Do Đái Tháo Đường Gây Nên Không? Có Phải Tổn Thương Thận Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường (ĐTĐ) Là Biến Chứng Do Đái Tháo Đường Gây Nên Không?
Hiện nay tỷ lệ ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) càng tăng và biến chứng thận càng nhiều, trên thực tế có nhiều bệnh nhân được chẩn đoán biến chứng...
Làm Thế Nào Để Phát Hiện Sớm Mắc Bệnh Thận Mạn? Làm Thế Nào Để Phát Hiện Sớm Mắc Bệnh Thận Mạn?
Trong một tuần mà gặp đến 6 bệnh nhân bị bệnh thận mạn giai đoạn 4-5 đến khám vì phát hiện ra thì bệnh đã ở giai đoạn nặng như vậy, và đều là các bệnh...
Tóm Tắt Nội Dung Khoa Học - Hội Nghị Thận Học Châu Âu ERA 2025 (Vienna, Áo) Tóm Tắt Nội Dung Khoa Học - Hội Nghị Thận Học Châu Âu ERA 2025 (Vienna, Áo)
Hội nghị Thận học Châu Âu ERA (European Renal Association) lần thứ 62 được tổ chức từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 6 năm 2025 tại Vienna, Áo.
U Sắc Tố Da: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị, Phòng Ngừa U Sắc Tố Da: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị, Phòng Ngừa
U sắc tố da là một trong những biểu hiện phổ biến trên da, có thể là lành tính hoặc ác tính, thường khiến người bệnh lo lắng về mặt thẩm mỹ lẫn sức khỏe....
Bệnh Nhân Bị Bệnh Thận Mạn Có Tiêm Được Vắc Xin Không? Bệnh Nhân Bị Bệnh Thận Mạn Có Tiêm Được Vắc Xin Không?
Bệnh thận mạn là một bệnh lý tiến triển, ảnh hưởng không chỉ đến chức năng lọc của thận mà còn tác động sâu rộng đến toàn bộ hệ miễn dịch.
Cách Lựa Chọn Thực Phẩm Cho Người Bệnh Thận Cách Lựa Chọn Thực Phẩm Cho Người Bệnh Thận
Những món ăn đa dạng trong cuộc sống hiện đại rất hấp dẫn khẩu vị ăn uống của nhiều người. Còn đối với người bệnh thận thì nên 'thưởng thức" như...
Phương Pháp Cấy Chỉ Và Những Điều Cần Biết Phương Pháp Cấy Chỉ Và Những Điều Cần Biết
Cấy chỉ là phương pháp điều trị không dùng thuốc, kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại, giúp kích thích huyệt đạo lâu dài, tăng tuần hoàn máu,...
Rối Loạn Cương Dương Hậu Covid-19 Và Những Điều Cần Biết Rối Loạn Cương Dương Hậu Covid-19 Và Những Điều Cần Biết
Rối loạn cương dương (RLCD) hậu Covid-19 là tình trạng rối loạn hoạt động tình dục phổ biến nhất sau nhiễm SARS-COV-2. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là...
Dinh Dưỡng Dành Cho Người Bệnh Thận Mạn Điều Trị Bảo Tồn Dinh Dưỡng Dành Cho Người Bệnh Thận Mạn Điều Trị Bảo Tồn
Bệnh thận mạn là một trong những vấn đề sức khỏe toàn cầu đang gia tăng nhanh chóng, với tỷ lệ mắc ngày càng cao, đặc biệt ở người lớn tuổi và những...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa? Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa?
Lão hóa da là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng bạn có thể làm chậm và cải thiện tình trạng này bằng các biện pháp chăm sóc da đúng cách.

Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám? Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám?
Tăng sắc tố da, bao gồm nám, tàn nhang và đốm đồi mồi, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và chủng tộc. Các phương pháp điều trị hiện tại thường...

Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da
Hàng rào sinh học là lớp phòng thủ đầu tiên của hàng rào bảo vệ da. Đây là một quần thể các vi sinh vật sinh sống trên da bao gồm lợi khuẩn, hại khuẩn, nấm,......

Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe? Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe?
Hormone tuyến giáp duy trì sức khỏe tốt bằng cách giữ cho cơ thể hoạt động bình thường bằng cách điều chỉnh mức năng lượng, sự trao đổi chất, nhiệt độ...

Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào? Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào?
Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là một tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon