Loạn trương lực có thể xảy ra ở những giai đoạn khác nhau của bệnh Parkinson như trong giai đoạn sớm của bệnh Parkinson khởi phát sớm hoặc trong giai đoạn tiến triển của bệnh Parkinson.
Loạn trương lực thường xảy ra khi người bệnh Parkinson cố gắng thực hiện các động tác ở bên cơ thể bị ảnh hưởng. Trong trường hợp người bệnh ghi nhận tình trạng loạn trương lực ở chân, người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái khi ngồi, tuy nhiên các ngón chân sẽ cong lại hay vẹo trong bàn chân khi bắt đầu đứng hoặc đi. Loạn trương lực cũng có thể xảy ra ở bên cơ thể chưa bị ảnh hưởng. Một số trường hợp loạn trương lực xảy ra không liên quan vận động như ngón chân cuộn tròn khi ngồi.
Người bệnh Parkinson thường mô tả cảm giác loạn trương lực cơ gây đau ở bên cơ thể có triệu chứng vận động. Loạn trương lực thường xảy ra vào buổi sáng khi nồng độ dopamine đang ở mức thấp nhất, vào ban đêm khi thuốc giảm tác dụng hoặc bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Những cơn chuột rút gây đau này thường cải thiện sau khi sử dụng liều levodopa đầu tiên trong ngày hoặc có thể hoàn toàn không liên quan đến thời gian sử dụng thuốc. Loạn trương lực bàn chân là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của đau do loạn trương lực, đặc biệt trong giai đoạn sớm của bệnh Parkinson. Ngoài chuột rút, loạn trương lực còn có thể gây ra những cử động vặn xoắn mạnh. Các cơn co thắt nặng và gây đau cũng có thể xảy ra ở các cơ vùng cổ, mặt hoặc hầu họng.
Cánh tay, bàn tay chân và bàn chân: những cử động tự phát, co thắt hoặc vặn xoắn và “cuộn tròn” các ngón.
Cổ: có thể vặn xoắn gây khó chịu, khiến đầu gập xuống hoặc lệch sang một bên. Triệu chứng này gọi là loạn trương lực cơ cổ hoặc chứng vẹo cổ co thắt.
Cơ vòng mắt: có thể nhắm lại tự phát, gây ra tình trạng co thắt mi mắt hoặc khó mở mắt.
Dây thanh âm và cơ hầu họng: có thể gây giọng nói của người trở nên nhỏ hơn, khàn tiếng hoặc không rõ lời.
Hàm: có thể há hàm hoặc nghiến răng mạnh.
Bác sĩ điều trị có thể hỏi người bệnh một vài câu để tìm hiểu triệu chứng loạn trương lực:
Triệu chứng loạn trương lực sau dùng levodopa, khi thuốc có hiệu quả tốt nhất (giai đoạn “bật”).
Triệu chứng loạn trương lực xảy ra trước khi sử dụng cử thuốc đầu tiên trong ngày vào buổi sáng (khi người bệnh đang trong giai đoạn “tắt”) Bằng cách theo dõi hiệu quả của một chu kỳ dùng thuốc, việc điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc tần suất dùng thuốc có thể cải thiện tình trạng loạn trương lực.
Những người bệnh có triệu chứng loạn trương lực cơ vào buổi sáng (trước sử dụng levodopa liều đầu tiên trong ngày) có thể cần sử dụng carbidopa-levodopa tác dụng kéo dài hoặc đồng vận dopamine tác dụng kéo dài vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Vật lý trị liệu cũng là một liệu pháp giúp cải thiện triệu chứng của loạn trương lực. Cần lưu ý trong một sống trường hợp, người bệnh có thể cảm thấy đau khi vận động. Người bệnh đang cảm thấy đau khi di chuyển và đột ngột dừng lại, cơn đau có thể trở nên nghiêm trong hơn. Vì vậy, hãy trao đổi với các chuyên viên phục hồi chức năng, để họ có thể đưa ra những bài tập tác động lên nguồn gốc của cơn đau và giúp kéo giãn bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng của loạn trương lực.
Nếu điều trị bằng thuốc và phục hồi chức năng không cải thiện triệu chứng của loạn trương lực, tiêm botulinum toxin được xem là một phương pháp hiệu quả có thể áp dụng. Thuốc có tác dụng là yếu các cơ, làm giảm sự tăng hoạt động quá mức của các cơ, nên có thể là giảm sự khó chịu và đau do loạn trương lực. Tuy nhiên, thuốc cần thời gian vài tuần để bắt đầu có hiệu quả và tác dụng của thuốc có thể kéo dài vài tháng.
Phẫu thuật kích thích não sâu cũng được chỉ định trong trường hợp loạn trương lực ở người bệnh Parkinson. Phương pháp điều trị này đã được nghiên cứu, chứng minh hiệu quả. Phẫu thuật kích thích não sâu được lựa chọn để điều trị trong giai đoạn tiến triển của bệnh Parkinson.
Trao đổi với Bác sĩ điều trị để lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả nhất phù hợp với mỗi người.
Lên kế hoạch tập vật lý trị liệu cụ thể, giúp tác động và kéo căng vùng cơ thể bị ảnh hưởng của loạn trương lực.
Tiếp tục duy trì các hoạt động xã hội, hoạt động thể chất hàng ngày.
Thiền, tập yoga hoặc thái cực quyền có thể giúp cải thiện triệu chứng của loạn trương lực.
Bổ sung một số Thực phẩm chức năng như: Tinh dầu thông đỏ, Hồng sâm, Hắc sâm và Đông trùng hạ thảo… là rất hữu ích cho bệnh nhân.
Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com