Việc xử trí đúng cách và kịp thời có ý nghĩa quan trọng, giúp giảm nhẹ triệu chứng, thúc đẩy quá trình hồi phục và hạn chế tối đa di chứng về sau. Dưới đây là cách phục hồi chức năng sau chấn thương mô mềm:
Bong gân: Xảy ra khi dây chằng bị kéo giãn quá mức, thường do vận động mạnh hoặc lặp đi lặp lại các chấn thương nhẹ.
Rách, đứt gân, cơ, dây chằng: Tình trạng rách hoặc đứt các cấu trúc này thường xảy ra sau các chấn thương mạnh.
Trật khớp, bán trật khớp: Bán trật khớp là tình trạng các xương trong khớp di lệch một phần, thường là hậu quả của chấn thương quanh vùng mô mềm, dẫn đến đau, viêm và co cứng cơ quanh khớp.
Viêm gân: Là hiện tượng viêm hoặc sẹo hóa gân, có thể đi kèm lắng đọng canxi trong gân. Viêm bao hoạt dịch quanh gân còn gọi là dày bao gân.
Viêm màng hoạt dịch, tràn dịch hoặc máu trong khớp: Có thể gặp sau các chấn thương gây tổn thương khớp.
Đụng dập mô mềm: Là các tổn thương do va chạm trực tiếp, gây tụ máu và phù nề.
Độ 1: Tổn thương tối thiểu, các sợi bị kéo căng nhưng vẫn còn nguyên vẹn hoặc chỉ đứt một vài sợi.
Độ 2: Rách một phần, từ một số đến hầu hết các sợi bị rách.
Độ 3: Đứt hoàn toàn, tất cả các sợi đều bị đứt.
Giảm đau và chống viêm: Áp dụng phương pháp R.I.C.E (Rest - Nghỉ ngơi, Ice - Chườm lạnh, Compression - Băng ép, Elevation - Nâng cao chi) trong giai đoạn cấp.
Phục hồi vận động: Tăng dần biên độ khớp và sức mạnh cơ.
Phòng ngừa tái phát: Tập luyện đúng cách, tránh vận động quá sớm hoặc quá sức.
Phục hồi sau chấn thương mô mềm (như bong gân, rách cơ, đụng dập mô liên kết, viêm gân…) là một quá trình sinh học có trình tự, bao gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau để giúp mô tổn thương được hồi phục hoàn toàn, tránh tái phát hoặc di chứng lâu dài. Dưới đây là tổng quan các giai đoạn phục hồi sau chấn thương mô mềm được y học thể thao và y học phục hồi chức năng hiện đại ghi nhận:
Nghỉ ngơi: Hạn chế vận động vùng bị tổn thương.
Chườm lạnh: Mỗi lần 15 - 20 phút, lặp lại 3 - 4 lần/ngày để giảm sưng nề.
Băng ép: Sử dụng băng thun nhẹ để hạn chế phù nề.
Nâng cao chi: Giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm sưng hiệu quả.
Tập vận động nhẹ: Cử động khớp trong giới hạn không gây đau.
Kéo giãn cơ nhẹ: Chỉ thực hiện nếu không gây đau.
Vật lý trị liệu: Có thể áp dụng các phương pháp như siêu âm trị liệu, điện xung giảm đau.
Xoa bóp nhẹ: Giúp tăng tuần hoàn và giảm cứng cơ.
Tăng cường sức mạnh cơ: Tập luyện với dây đàn hồi hoặc tạ nhẹ.
Bài tập cân bằng: Đặc biệt quan trọng nếu tổn thương ở chi dưới.
Tập luyện tăng tính linh hoạt: Như yoga hoặc các bài tập tăng độ dẻo dai.
Trở lại hoạt động bình thường: Tăng dần cường độ vận động, tránh các hoạt động mạnh đột ngột.
Lưu ý: Trong giai đoạn này, các dấu hiệu viêm đã hết. Một số khó chịu nhẹ có thể xuất hiện khi mức độ hoạt động tăng, nhưng không nên kéo dài quá 2 giờ. Nếu xuất hiện các dấu hiệu như sưng khớp, đau kéo dài hơn 4 giờ, hoặc phải dùng thuốc giảm đau, hoặc cơ thể nhanh mệt, cần điều chỉnh lại mức độ tập luyện.
Sử dụng thuốc giảm đau trong giai đoạn cấp tính.
Thuốc giảm phù nề.
Thuốc giãn cơ.
Các phương pháp vật lý trị liệu hỗ trợ như sóng ngắn, siêu âm, điện xung, từ trường, laser công suất thấp nhằm giảm đau, giảm phù nề và hỗ trợ hồi phục chức năng.
Để đảm bảo quá trình hội phục sau chấn thương, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn điều trị an toàn, phù hợp. Tránh tình trạng gặp phải các vấn đề không mong muốn do điều trị sai cách.
Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ phục hồi sau chấn thương mô mềm tại: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Theo CN PHCN. Trần Hữu Lộc - Đơn vị Điều trị ban ngày - Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh - Cơ sở 3
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com