Vậy nếu chẳng may mắc phải Đái tháo đường thai kỳ thì cần ăn uống như thế nào để kiểm soát bệnh và đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Đái tháo đường (ĐTĐ) thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp Glucose khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong quý 2 hoặc quý 3 của thai kỳ.
Theo ADA năm 2010: có 2 trong 3 tiêu chuẩn sau được chẩn đoán Đái tháo đường thai kỳ:
Đường huyết lúc đói >5,3 mmol/l
Đường huyết sau ăn 1h>10 mmol/l
Đường huyết sau ăn 2h >8,6 mmol/l
Nghiệm pháp dung nạp Glucose
3 tháng đầu thai kì: Năng lượng = 25 - 30 Kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày.
3 tháng giữa thai kì: Năng lượng = 25 - 30 Kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày cộng thêm 300 Kcal/ngày.
3 tháng cuối thai kì: Năng lượng = 25 - 30 Kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày cộng thêm 500 Kcal/ngày.
Năng lượng từ Glucid: 50 - 55%.
Năng lượng từ Protein: 20 - 30% (Protein nguồn gốc động vật > 50% tổng số Protein).
(Chú ý: những tháng cuối nếu có phù: giảm lượng đạm, tối đa 20%).
Năng lượng từ Lipid: 15 - 25% (Acid béo không no chiếm 2/3 tổng số).
Chia thành nhiều bữa ăn/ngày, cố định giờ ăn.
Tăng cường chất xơ: 20 - 22g/ngày.
Muối: Chú ý những tháng cuối khi có phù phải ăn giảm muối: < 6g/ngày.
Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt thực phẩm giàu Sắt, acid folic, Ca, Mg,…
Đủ các vitamin.
Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
Việc kiểm soát chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đường huyết ổn định, bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Dưới đây là những lời khuyên dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ.
Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết, giúp mẹ bầu duy trì thai kỳ khỏe mạnh. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp mẹ bầu lựa chọn thực phẩm đúng cách:
Các loại gạo, mỳ, ngô, khoai, bún, phở, bánh đúc…(Nên chọn các loại gạo lứt, bánh mỳ đen hoặc ngũ cốc xay xát dối thay cho gạo trắng, bún, phở, bánh đúc...).
Các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít béo, giàu sắt và canxi như thịt nạc, cá nạc, tôm, cá nhỏ cả xương, cua…
Đậu tương và các sản phẩm chế biến từ đậu tương (đậu phụ, đậu nành…).
Các loại dầu thực vật có các acid béo không no cần thiết cho cơ thể như: dầu hạt cải, dầu mè, dầu oliu, dầu hướng dương, dầu đậu nành...
Ăn đa dạng các loại rau (đặc biệt các loại rau có tính nhuận tràng như: rau khoai lang, rau mồng tơi, rau đay…).
Các loại quả có hàm lượng đường ít, trung bình: gioi, thanh long, bưởi, ổi, cam, đu đủ chín…
Các loại sữa có chỉ số đường huyết thấp (tham khảo bảng chỉ số đường huyết của một số thực phẩm)
Miến dong, bánh mỳ trắng.
Các loại bột được tinh chế: bột sắn dây, bột dong…
Phủ tạng động vật như: tim, gan, cật, lòng, óc…
Mỡ động vật, bơ.
Các loại quả có hàm lượng đường cao như: na, nhãn, vải, mít, hồng xiêm, chôm chôm…
Các loại bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường.
Các loại quả sấy khô.
Rượu, bia, nước ngọt có đường…
Hạn chế các món chiên, rán, nướng, ăn thịt gà nên bỏ da.
Dùng dầu thực vật ở nhiệt độ dưới 100 độ C.
Các loại khoai củ: không nên chế biến dưới dạng nướng vì có chỉ số đường huyết cao.
Hạn chế sử dụng các loại nước quả ép, xay sinh tố: nên ăn cả múi, miếng để có chất xơ.
Người bệnh đái tháo đường thai kỳ cần duy trì chế độ ăn cân bằng để kiểm soát đường huyết, nhưng đôi khi việc lựa chọn thực phẩm phù hợp có thể khó khăn. Hiểu về các nhóm thực phẩm và cách quy đổi tương đương giúp mẹ bầu có nhiều lựa chọn linh hoạt hơn trong bữa ăn hàng ngày. Dưới đây là bảng quy đổi các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng tương đương, giúp mẹ bầu dễ dàng thay thế khi cần:
100g miến, mỳ sợi.
100g gạo nếp.
250g bánh phở tươi.
300g bún.
300g khoai củ.
100g thịt bò nạc, thịt gà nạc, cá nạc.
120g tôm, tép tươi.
40g ruốc.
02 quả trứng vịt.
03 quả trứng gà.
02 bìa đậu phụ.
Không nên ăn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao đơn độc, nên ăn phối hợp các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao với các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
Trong bữa ăn, ăn rau trước khi ăn cơm.
Luyện tập thể dục thể thao đều đặn hằng ngày, đi bộ sau ăn 20-30 phút giúp kiểm soát tốt đường máu sau ăn.
Dựa vào thực đơn thay thế ăn đa dạng thực phẩm.
Nên chia nhỏ bữa ăn: 3 bữa chính + 2-3 bữa phụ (20% bữa sáng, 30% trưa, 30% tối, 20% bữa phụ).
Đặc biệt, mẹ bị tiểu đường thai kỳ nên sử dụng ngay 1 - 2 ly Edally Healthy Meal mỗi ngày để cân bằng dinh dưỡng,để kiểm soát cân nặng và chỉ số đường huyết trong khi vẫn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để mẹ và bé phát triển khỏe mạnh. Đây là Thực phẩm bổ sung có chỉ số GI thấp <55, được thiết kế cân bằng các nhóm dưỡng chất, rất phù hợp cho người mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch,…
Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bo-sung-edally-healthy-meal-cookies-cream-taste.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Nguồn: Khoa Dinh dưỡng và Tiết chế - Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com