Hotline

0902158663
MENU
0
21/04/2025 - 7:28 PMedallyhanquoc.vn 144 Lượt xem

Chúng ta ý thức được rằng chất béo ảnh hưởng tới lượng cholesterol và calo trong cơ thể. Vậy là một người nội trợ thông thái thì nên ưu tiên dùng dầu thực vật hay mỡ động vật để vừa tạo được những món ăn có hương vị hấp dẫn lại vừa tốt cho sức khỏe?

Rất nhiều người trong chúng ta quan niệm rằng ăn dầu thực vật sẽ tốt hơn và hạn chế được nhiều nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, béo phì...hơn so với mỡ động vật, nhưng là chưa thật đầy đủ và chính xác.

Dầu thực vật chứa nhiều acid béo không bão hòa hơn (ở dạng lỏng ở nhiệt độ phòng), trong khi mỡ động vật lại chứa nhiều acid béo bão hòa (thường ở dạng rắn ở nhiệt độ phòng). Từ "bão hòa" ở đây đề cập đến số lượng nguyên tử hydro bao quanh mỗi nguyên tử carbon, chuỗi nguyên tử carbon chứa càng nhiều nguyên tử hydro nghĩa là nó bão hòa với hydro. Chế độ ăn giàu chất béo bão hòa có thể làm tăng tổng lượng cholesterol và làm mất cân bằng về phía LDL-cholesterol xấu hơn, dẫn đến tắc nghẽn động mạch ở tim và các nơi khác trong cơ thể.

Dầu thực vật và mỡ động vật nên ưu tiên sử dụng loại nào?

Dầu thực vật và mỡ động vật nên ưu tiên sử dụng loại nào?

Dầu thực vật và mỡ động vật đều chứa nguồn năng lượng như nhau, 1gr dầu thực vật/mỡ động vật đều chứa 9 kcal, sinh ra nhiệt lượng như nhau, năng lượng nạp vào cơ thể là tương đương nhau. Vì vậy, chất béo không bão hòa hay chất béo bão hòa đều làm tăng lượng calo (tăng trọng lượng, tăng số đo vòng eo) nếu bạn tiêu thụ quá nhiều. Một người vẫn có thể mắc béo phì khi không sử dụng mỡ động vật.

1. Cả hai loại chất béo trong dầu thực vật và mỡ động vật đều quan trọng để cơ thể bạn khỏe mạnh

Chúng cung cấp năng lượng, bảo vệ các cơ quan, xây dựng màng tế bào (đặc biệt là tế bào thần kinh), ổn định huyết áp và giúp cơ thể bạn hấp thụ một số một số vitamin và khoáng chất, cấu trúc một số hormon sinh dục, tuyến thượng thận...

Chất béo không bão hòa lại chia ra thành không bão hòa đơn và không bão hòa đa.

Các nguồn chất béo không bão hòa đơn tốt là dầu ô liu, dầu đậu phộng, dầu hạt cải, quả bơ và hầu hết các loại hạt,...

1.1. Chất béo không bão hòa đa trong dầu thực vật và mỡ động vật:

Chất béo không bão hòa đa có hai hoặc nhiều liên kết đôi trong chuỗi cacbon của nó. Có hai loại chất béo không bão hòa đa chính: acid béo omega-3 và acid béo omega-6. Các nguồn acid béo omega-3 tốt bao gồm cá béo như cá hồi, cá thu và cá mòi, cá cơm, hạt lanh, hàu, quả óc chó, dầu hạt cải và dầu đậu nành chưa hydro hóa. Thực phẩm giàu acid béo omega-6 khác bao gồm dầu thực vật như dầu đậu nành, hướng dương, quả óc chó, hạt điều, hạnh nhân, bơ đậu phộng...

1.2. Chất béo bão hòa trong dầu thực vật và mỡ động vật:

Chất béo bão hòa có trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm, các sản phẩm từ sữa nguyên kem, trứng và các loại dầu nhiệt đới như dầu dừa và dầu cọ. Vì chúng thường ở dạng rắn ở nhiệt độ phòng nên đôi khi chúng được gọi là "chất béo rắn".

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị rằng lượng chất béo chiếm từ 20% đến 35% tổng lượng calo hàng ngày, trong đó nên hướng đến chế độ ăn uống có chất béo bão hòa lượng calo từ dưới 6% mỗi ngày.

1.3. Chất béo chuyển hóa (trans fat) trong dầu thực vật và mỡ động vật:

Chất béo chuyển hóa (trans fat) là sản phẩm của quá trình hydro hóa dầu ăn được sử dụng để biến dầu thành chất rắn và ngăn chúng bị ôi thiu. Chất béo chuyển hóa chủ yếu được tìm thấy trong bơ thực vật dạng rắn ở nhiệt độ bình thường. Ăn thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa làm tăng lượng cholesterol, LDL xấu trong máu và làm giảm lượng HDL có lợi.

2. Cần chú ý gì khi sử dụng dầu thực vật và mỡ động vật khi nấu nướng?

Nên sử dụng đồng thời cả dầu thực vật và mỡ động vật trong khẩu phần ăn hàng ngày của gia đình, tỷ lệ dầu thực vật và mỡ động vật trong chế độ ăn nên là 2:1.

Các món chiên, rán ở nhiệt độ cao nên sử dụng mỡ động vật, vì ở nhiệt độ cao mỡ động vật ít bị biến đổi sang dạng trans fat gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Dầu thực vật nên dùng để trộn salad, hoặc nấu những món ăn không cần nhiệt độ cao. Dầu chiên ở nhiệt độ cao (>180 độ C)  hoặc chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ chuyển sang dạng trans fat, dễ bị oxy hóa, sản sinh ra các độc chất gây khối u.

Nếu đang mắc một trong các bệnh như đái tháo đường, béo phì, mỡ máu bất thường (triglycerid tăng, LDL tăng, HDL giảm), xơ vữa động mạch, thiểu năng động mạch vành, tăng huyết áp thì không nên ăn nhiều mỡ từ thịt, tăng tần suất sử dụng dầu thực vật và nhiều rau xanh, hoa, củ, quả... cùng với các loại cá, mỡ cá.

Một nghiên cứu năm 2020 công bố trên The Journal of Nutrition khảo sát 1014 người sau thời gian theo dõi trung bình 14 năm cho thấy việc sử dụng dầu đậu nành thay thế cho mỡ lợn, dầu đậu phộng và dầu thực vật pha trộn tinh luyện có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 thấp hơn. Nhưng khi chế biến nếu sử dụng dầu thực vật để chiên, nướng ở nhiệt độ cao sẽ làm gia tăng rõ rệt nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Một nghiên cứu cắt ngang khác công bố năm 2023  trên Current Problems in Cardiology khảo sát 15874 người cao tuổi (trên 65 tuổi) ở Trung Quốc về phát hiện thấy việc sử dụng mỡ lợn/mỡ động vật khác trong chế độ ăn có lợi cho sức khỏe tim mạch (giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch xơ vữa - ASCVD) hơn nhóm sử dụng dầu thực vật/dầu vừng được khảo sát.

Riêng với trẻ em, nếu thiếu mỡ động vật sẽ không tốt cho sức khỏe (nhất là việc hấp thụ vitamin A, D), không thêm mỡ động vật vào khẩu phần ăn khiến trẻ dễ còi xương dù trẻ được ăn nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng khác.

Như vậy, dầu thực vật và mỡ động vật mỗi cái đều có ưu nhược điểm riêng, việc sử dụng như thế nào mới là tốt nhất và an toàn thì cần phải cân đối tỷ lệ chất béo nguồn gốc động vật/ thực vật trong chế độ ăn hàng ngày theo khuyến cáo đã nêu trên. Ngoài ra phải đảm bảo phương pháp chế biến, nhiệt độ nấu nướng phù hợp với từng loại chất béo khi nấu ăn, hạn chế tái sử dụng dầu mỡ.

Ngoài ra, chúng ta đừng quên bổ sung thêm các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe như Omega-3, Tinh dầu thông đỏ, Hồng sâm, Hắc sâmĐông trùng hạ thảo… mỗi ngày để ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch nhé.

Sản phẩm tham khảo: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Theo BS CKI. Bùi Thị Yến Nhi - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - Cơ sở 3

Tin liên quan

Tại Sao Ăn Ít, Tập Nhiều Vẫn Không Giảm Được Cân? Tại Sao Ăn Ít, Tập Nhiều Vẫn Không Giảm Được Cân?
Bạn ăn uống rất kiểm soát và chăm chỉ tập thể dục mỗi ngày nhưng cân nặng vẫn không thay đổi - thậm chí còn tăng nhẹ?
Mãn Kinh Và Những Rối Loạn Bệnh Lý Sau Mãn Kinh Mãn Kinh Và Những Rối Loạn Bệnh Lý Sau Mãn Kinh
Mãn kinh là một giai đoạn sinh lý bình thường trong cuộc đời người phụ nữ. Giai đoạn này thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi 45 - 55, trung bình là 51 tuổi,...
Mất Ngủ Nguyên Nhân Và Cách Để Có Giấc Ngủ Ngon Mất Ngủ Nguyên Nhân Và Cách Để Có Giấc Ngủ Ngon
Giấc ngủ không chỉ là một trạng thái nghỉ ngơi thụ động mà là một quá trình sinh học chủ động và thiết yếu đối với cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh...
Điều Trị Nuốt Sặc Sau Đột Quỵ Não Điều Trị Nuốt Sặc Sau Đột Quỵ Não
Đột quỵ não (hay tai biến mạch máu não) là một tình trạng y khoa nghiêm trọng, xảy ra khi dòng máu đến một phần của não bị gián đoạn, gây tổn thương mô não....
Cảnh Báo Liệt Dây Thần Kinh VII Ngoại Biên Khi Thời Tiết Chuyển Mùa Cảnh Báo Liệt Dây Thần Kinh VII Ngoại Biên Khi Thời Tiết Chuyển Mùa
Liệt dây thần kinh VII ngoại biên (liệt mặt), hay còn gọi là liệt Bell, là tình trạng một bên khuôn mặt bị yếu hoặc xệ xuống do tổn thương dây thần kinh số...
7 Loại Nước Giải Nhiệt Mùa Hè Tốt Cho Sức Khỏe 7 Loại Nước Giải Nhiệt Mùa Hè Tốt Cho Sức Khỏe
Mùa hè oi bức là nguyên nhân khiến cơ thể dễ bị mất nước, sinh nhiệt bên trong, gây ra các chứng bệnh như cảm nắng, rôm sảy, nổi mụn nhọt, tiểu tiện khó,...
Suy Thận Cấp Ở Người Trẻ Tuổi - Những Thói Quen Xấu Cần Tránh Suy Thận Cấp Ở Người Trẻ Tuổi - Những Thói Quen Xấu Cần Tránh
Suy thận cấp không còn là căn bệnh của riêng người cao tuổi hay những ai có bệnh lý nền. Thực tế đáng lo ngại hiện nay cho thấy, căn bệnh này đang ngày càng...
Cảnh Báo: Lạm Dụng Thuốc Tránh Thai Có Thể Dẫn Đến Đột Quỵ Cảnh Báo: Lạm Dụng Thuốc Tránh Thai Có Thể Dẫn Đến Đột Quỵ
Gần đây, tại các bệnh viện lớn ở Việt Nam đã ghi nhận nhiều trường hợp phụ nữ trẻ bị đột quỵ do sử dụng thuốc tránh thai kéo dài.
Hiểu Về Đái Tháo Đường Để Điều Trị Hiệu Quả Hiểu Về Đái Tháo Đường Để Điều Trị Hiệu Quả
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, trong đó cơ thể không thể sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng hiệu quả insulin...
Nắng Nóng Kéo Dài - Cảnh Báo Đột Quỵ Do Sốc Nhiệt Nắng Nóng Kéo Dài - Cảnh Báo Đột Quỵ Do Sốc Nhiệt
Trong thời gian này, cả nước đang trải qua những đợt nắng nóng gay gắt, xen kẽ với những cơn mưa trái mùa bất chợt, và điều này có thể dẫn đến hàng loạt...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa? Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa?
Lão hóa da là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng bạn có thể làm chậm và cải thiện tình trạng này bằng các biện pháp chăm sóc da đúng cách.

Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám? Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám?
Tăng sắc tố da, bao gồm nám, tàn nhang và đốm đồi mồi, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và chủng tộc. Các phương pháp điều trị hiện tại thường...

Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da
Hàng rào sinh học là lớp phòng thủ đầu tiên của hàng rào bảo vệ da. Đây là một quần thể các vi sinh vật sinh sống trên da bao gồm lợi khuẩn, hại khuẩn, nấm,......

Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe? Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe?
Hormone tuyến giáp duy trì sức khỏe tốt bằng cách giữ cho cơ thể hoạt động bình thường bằng cách điều chỉnh mức năng lượng, sự trao đổi chất, nhiệt độ...

Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào? Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào?
Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là một tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon