Hotline

0902158663
MENU
0
14/03/2024 - 3:04 PMedallyhanquoc.vn 267 Lượt xem

Chuyện dưỡng ẩm cho da - Một khái niệm cũ mèm nhưng liệu bạn có đang hiểu đúng và dùng đúng. Nghe đến tiêu đề bài chia sẻ ắt hẳn bạn sẽ thấy gì mà nó quá hiển nhiên, quá cơ bản và cũ để mà dừng lại đọc và thảo luận cho một người đã bắt đầu biết skincare từ lâu.

Thì cũng đúng, giờ đây ai mà chả sắm cho mình một "kem dưỡng ẩm" trong routine skincare, chưa kể là có cả 2 3 loại dùng sáng - tối khác nhau nữa, nói chung là ai cũng có dưỡng ẩm, ai cũng dùng dưỡng ẩm. Chưa kể, dưỡng ẩm trên đời không chỉ có mỗi B5 hay Kinetin hay nhất là khi giờ đây nhà nhà người người dùng Retinol và chăm chăm cứ đi tìm 1 dưỡng ẩm có độ phục hồi mạnh mẽ cho mình.

Vậy kể cho edallyhanquoc.vn nghe đi, bạn đã chọn "dưỡng ẩm" như thế nào? Nếu câu hỏi này khiến bạn phải khựng lại, thử đọc bài viết này rồi cùng edallyhanquoc.vn thảo luận tại đây nhá. Có nhiều chuyện, nhiều khái niệm trong chăm da nó cũ mèm là thế nhưng đôi khi "lật lại" là thấy mới toanh, thấy có nhiều điều làm mình bỡ ngỡ lắm. Ở bài chia sẻ này, edallyhanquoc.vn viết về các nội dung dưới đây:

Dưỡng ẩm cho da và những điều cần biết để có làn da đẹp

Dưỡng ẩm cho da và những điều cần biết để có làn da đẹp

1. Tác động của dưỡng ẩm lên hàng rào bảo vệ da

Trước hết, chúng ta cần nhắc lại một chút về lớp hàng rào đầu tiên của da và cũng chính là đích tác động của dưỡng ẩm.

Lớp sừng (stratum corneum) là lớp tiếp xúc đầu tiên của da đối với các yếu tố ngoại cảnh như môi trường, điều hoà và cân bằng nội môi lượng nước nhập và xuất trong da. Ngoài ra, chúng còn đóng vai trò như một lớp hàng rào cơ học bảo vệ chống các tác động gây hại cho da, cũng như là một con đường vận chuyển chọn lọc các chất được apply lên da. Mặc dù lớp sừng là một lớp tế bào không nhân (không còn chức năng sống), khi kết hợp với lớp lipid gian bào, chúng cấu thành nên một “bức tường” hàng rào bảo vệ da (skin barrier) mà hay được hình dung là gạch (bricks) và vữa (mortar). Vai trò của lớp hàng rào bảo vệ da sẽ được bàn kĩ hơn để hiểu rõ về vai trò của dưỡng ẩm trong công cuộc chăm sóc và phục hồi da.

Tế bào sừng (corneocyte): là các tế bào không nhân và đã được biệt hoá từ keratinocyte, đóng vai trò như một lớp hàng rào “vật lý”, “hoá học” và “miễn dịch” tránh các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào và tránh sự mất nước di chuyển ra ngoài môi trường. Mặc dù không còn sự sống nhưng trong lòng của chúng vẫn chứa các phân tử nhỏ đóng vai trò như chất làm ẩm tự nhiên (natural moisturizing factor - NMF) đóng vai trò cấp ẩm và giữ cho lớp sừng được mềm - mịn - mọng nước. Các NMF thường gặp bao gồm fillagrin, các acid amin, lactate, urea và các chất điện giải.

Lớp lipid gian bào (stratum corneum lipid matrix): bao gồm các ceramide, cholesterol và các acid béo. Chúng đóng vai trò như lớp vữa (xi-măng) giúp liên kết các viên gạch (tế bào sừng) lại với nhau, hình thành nên lớp hàng rào bảo vệ da. Rối loạn về hàm lượng, thành phần các lipid này sẽ làm ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của lớp hàng rào bảo vệ da, qua đó làm da nhạy cảm và dễ tổn thương hơn.

Làm sạch (vệ sinh) và dưỡng ẩm là 2 trong 3 bước cơ bản nhất trong một quy trình chăm da. Tuy nhiên, việc vệ sinh quá mức bằng các sữa rửa mặt có độ pH cao hoặc đặc tính tẩy rửa mạnh có thể ảnh hưởng đến hệ thống lipid gian bào, qua đó làm tổn thương lớp hàng rào bảo vệ da. Do đó, các sản phẩm dưỡng ẩm đã được phát triển để bổ sung trở lại các hoạt chất lipid mà da cần thiết.

Một sản phẩm dưỡng ẩm tối ưu nên phục vụ được bốn mục đích:

  • Làm mềm mịn làn da.

  • Tăng cường độ ẩm cho da.

  • Tăng cường mức độ thẩm mỹ cho da (dĩ nhiên da khoẻ phải đẹp).

  • Cung cấp được hoạt chất đến bề mặt cần thiết cho da.

Cơ chế hoạt động của chất dưỡng ẩm trên da

Cơ chế hoạt động của chất dưỡng ẩm trên da

2. Phân loại hoạt chất dưỡng ẩm

Dựa theo nguyên lý hoạt động của các chất dưỡng ẩm, có thể phân loại các chất dưỡng ẩm thành 4 nhóm chính: (1) Chất khoá ẩm (occlusives); (2) Chất cấp ẩm (humectants); (3) Chất làm mềm (emollients); (4) Khác (chất khôi phục protein, chất tẩy da chết, chất chống nắng tuỳ tài liệu).

2.1. Chất khoá ẩm (occlusives):

Tạo một lớp màn chắn bằng lipid không cho nước đi qua trên bề mặt da, qua đó giảm thiểu TEWL, tăng cường độ ẩm cho da. Đây là cách tăng cường độ ẩm hiệu quả nhất cho da và là cơ chế thường gặp nhất trong các sản phẩm dưỡng ẩm.

Các hoạt chất có đặc tính khóa ẩm bao gồm:

  • Hydrocacbon (vaselin, paraffin, petroleum,…)

  • Các acid béo (stearic, lanolic acid)

  • Sáp thiên nhiên (sáp ong, candelilla)

  • Cholesterol

  • Silicone (dimethicone, cyclomethicone,…)

  • Phospholipid: lecithin

Đặc tính của các hoạt chất khóa ẩm:

  • Bí da

  • Nhầy nhớt, nặng mặt

  • Dễ gây mụn

  • Có thể gây viêm nang lông (mineral oil folliculitis)

2.2. Chất cấp ẩm (humectants):

Chất cấp ẩm (humectants) hay còn gọi là chất hút ẩm, có khả năng thu hút nước ngoài không khí và giữ lại trong da. Các chất cấp ẩm thường có cấu trúc có nhiều nhóm thân nước (như -OH hay -NH2) để tạo các liên kết hydro với các phân tử nước.

Các hoạt chất cấp ẩm thường gặp bao gồm:

  • Nhóm đường: hyaluronic acid, sorbitol…

  • Nhóm alcol: glycerol, propylene glycol,…

  • Các vitamin: panthenol, niacinamide

  • Các acid: lactic acid, glycolic acid,…

  • Pyrrolidone carboxylic acid (PCA)

Đặc tính của các hoạt chất dưỡng ẩm:

  • Dễ gây kích ứng khi sử dụng nồng độ cao.

2.3. Chất làm mềm (emollients):

Là các chất thân dầu có đặc tính làm mềm và mịn da bằng cách cung cấp các lipid có trong lớp hàng rào bảo vệ da, qua đó phục hồi sự toàn vẹn của lớp bảo vệ.

Các chất làm mềm thường gặp bao gồm:

  • Ceramide

  • Squalane

  • Cholesterol

  • Acid béo, cồn béo (stearic, linoleic, oleic, các dầu thực vật khác)

Đặc tính của chất làm mềm:

  • Trơn mướt.

  • Phục hồi lớp hàng rào bảo vệ ở các làn da thương tổn.

2.4. Các nhóm dưỡng ẩm khác:

Bên cạnh các 3 nhóm dưỡng ẩm chính kể trên, nhóm thứ tư có sự khác nhau về cách phân loại của các tài liệu. Một số tài liệu phân loại nhóm chống nắng (photoprotection) vào nhóm thứ tư, cơ chế được đề xuất là do khả năng bảo vệ chống sự tổn thương cho các tế bào da. Một tài liệu khác lại xếp nhóm phục hồi trẻ hoá protein vào nhóm thứ tư, thông qua cơ chế cung cấp các protein như collagen, elastin và keratin cho da, để tăng cường sức khoẻ tổng quan của da.

Phân loại chất dưỡng ẩm cho da theo nguyên lý hoạt động

Phân loại chất dưỡng ẩm cho da theo nguyên lý hoạt động

3. Thuyết chống kem dưỡng và những lầm tưởng về dưỡng ẩm cho da

Thuyết chống dưỡng ẩm của bác sĩ Obagi bảo “Lạm dụng dưỡng ẩm sẽ ảnh hưởng chức năng và hoạt động vốn có của hàng rào bảo vệ da”, hay “làm chậm quá trình sừng hoá tự nhiên của da”. Theo ông, khi bôi dưỡng ẩm, da sẽ nhận được tín hiệu là “Ê da đủ ẩm rồi, khỏi sản xuất nữa”, qua đó làm gián đoạn quá trình cấp ẩm tự nhiên cho da. Thêm nữa, quá trình dưỡng sẽ làm tích tụ các lớp tế bào chết trên bề mặt da khỏi quá trình bong tróc tự nhiên. Quá trình tích tụ sẽ truyền thêm một tín hiệu vào tế bào màng đáy để ngăn cản quá trình phân bào, dẫn đến sự cản trở quá trình sinh mới da.

Nghe có vẻ đáng sợ! Nhưng bạn ơi, đó là kiểu dưỡng ẩm cũ mèm mà dưỡng ẩm toàn dầu, nước, chất nhũ hoá mà chăm chăm vào việc cấp ẩm cho da mà không quan tâm vào việc bổ sung toàn diện các hoạt chất cho da. Hay những layer chừng chục lớp từ cấp ẩm, khoá ẩm, làm mềm à Mất cân bằng là chuyện hiển nhiên. Nói luôn, ngày nay BS. Obagi vẫn làm kem dưỡng bán ầm ầm. Formulation đời mới hiện nay không chỉ dừng lại ở chuyện cân bằng độ ẩm thế nào mà thành phần chủ yếu là tương tự NMF của da, còn thêm chống oxi hóa, chống viêm, phục hồi hàng rào bảo vệ da.

Vậy quy tắc cơ bản để hạn chế sự mất cân bằng độ ẩm trên da là gì?

  • Tẩy da chết với tần suất phù hợp để khỏi lo tích tụ sừng.

  • Cấp ẩm cho da đúng cách bằng các thành phần tương tự NMF của da.

  • Tăng giữ nước bằng chất hút ẩm (thành phần dưỡng ẩm lành tính nhất), thêm vào chất làm mềm và một ít chất khoá ẩm tuỳ da.

Tóm lại, bạn không cần phải lo lắng, vì dưỡng ẩm giờ cũng xịn lắm, người ta tính hết cho mình rồi, dùng sao thấy hợp là được, chứ để cái mặt khô móc meo hay cái chảo dầu bạn chịu được sao.

4. Loại dưỡng ẩm nào lý tưởng cho làn da của bạn?

Nhìn chung, một sản phẩm dưỡng ẩm tốt phải là một sản phẩm phải có sự phối hợp hài hoà của nhiều cơ chế dưỡng ẩm khác nhau. Và đặc biệt hơn hết là phải phù hợp với làn da của bạn.

Thứ bạn đang cần không phải “kem dưỡng ẩm”, mà chính là “hoạt chất dưỡng ẩm” mà da bạn cần.

4.1. Dưỡng ẩm cho Da dầu:

Da dầu không cần các occlusives mà cần humectants là chính. Tìm các loại dưỡng ẩm mỏng nhẹ (light weight). Thường là dạng kem mỏng hay gel, có nền nước. Da không thể điều tiết được dầu tức vẫn rất nhiều dầu, bạn hoàn toàn có thể bỏ bước gọi là kem dưỡng ẩm. Lúc này Serum có chứa các humectants sẽ là lựa chọn tối ưu của bạn. Thí dụ có một thời sáng mình chỉ toàn dùng SK-II Facial Treatment Essence chứa pitera có các amino acid tương tự như NMF của da (xài vì texture và dưỡng ẩm nhẹ nhàng)

4.2. Dưỡng ẩm cho Da khô:

Một số làn da rất khô thật sự rất ưa các protein rejuvenators. Ví như mà bạn sẽ thấy  bạn của bạn mình khen cái Collagen kia nức nở vì kem vẫn giúp được làn da khô tróc của nó bóng khỏe. Khả năng thẩm thấu và giải quyết cái gốc thì còn nhiều tranh cãi nhưng về mặt visual thì tốt nhé! Thường texture dành cho da khô sẽ nặng, dày và đặc để kem chịu khó lưu lại.

4.3. Dưỡng ẩm cho Da dễ thay đổi thường xuyên:

Đồng ý bạn da dầu nên tuyến dầu của bạn tăng động hơn người thường, nhưng dưỡng đúng, da vẫn có thể thành normal - thường. Thậm chí thay đổi môi trường độ ẩm không khí cũng sẽ ảnh hưởng. Nên lưu ý và thay đổi sản phẩm phù hợp.

Tuy nhiên còn nhiều những hoạt chất tốt như Hyaluronic acid, Snail mucin (Dịch nhầy ốc sên), Colloidal oatmeal (chiết xuất yến mạch), GHK-Cu peptide (Peptide đồng)... đều cho khả năng khôi phục hàng rào bảo vệ da rất rất tốt, hãy dành thời gian tìm hiểu thêm thành phần dưỡng hợp lý cho làn da mình bạn nhé!

Chất dưỡng ẩm nào lý tưởng cho làn da của bạn?

Chất dưỡng ẩm nào lý tưởng cho làn da của bạn?

Nói chung là nếu chỉ đang nói về dưỡng ẩm đơn thuần thì bạn có thể tham khảo nguyên tắc bên trên. Nhưng dễ thấy là bây giờ, xu hướng chăm da bằng Mỹ phẩm của hầu hết các bạn thật sự quan tâm và đang đầu tư và skincare không còn đơn giản như chuyện làm sạch, dưỡng ẩm. Việc dưỡng ẩm trong một quy trình nâng cao (quy trình bao gồm các sản phẩm "treatment") thì chuyện dưỡng ẩm nó phức tạp hơn nhiều và còn phụ thuộc vào từng giai đoạn khác nhau của da.

5. Dưỡng ẩm phục hồi khi dùng Retinoids hay đặc trị hay liệu trình mạnh bạo nào khác như thế nào?

Câu hỏi mình nhận được nhiều nhất là "sao em dùng Retinol lâu rồi mà quy trình không có dùng đồ dưỡng ẩm phục hồi như yếu tố tăng trưởng, kem dưỡng phục hồi thì có sao không?" trong khi quy trình bạn có dùng Niacinamide.

Không có một phác đồ điều trị hay hướng dẫn bôi nào khi bạn dùng Retinoids là phải dùng với "kem dưỡng phục hồi" và phải đúng lúc nào cũng là các “kem dưỡng B5”, "kinetin", "growth factors", hay "tế bào gốc" để dùng với Retinoids.

Ở đây edallyhanquoc.vn không bàn đến câu chuyện thậm chí chả có cái "tế bào gốc" nào trong dưỡng da, ai cũng biết dấu chấm hỏi còn đặt ra rất lớn ở những thành phần này. Liên quan đến chủ đề “kem dưỡng phục hồi”, có vài điểm mình nên làm rõ:

Một điểm chung rất hay gặp khi sử dụng Retinoids là da bạn khô rõ, nên dưỡng ẩm là điều cần thiết. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc tăng cường cải thiện hàng rào bảo vệ da cho khả năng dung nạp và sức chịu đựng của da tốt hơn khi sử dụng Retinoids. Tóm lại mình vẫn khuyên bạn nên sử dụng dưỡng ẩm hay thủ sẵn dưỡng ẩm trong người hay chuẩn bị tiền cho dưỡng ẩm ngay khi cần.

  • Tuy nhiên, mỗi 1 làn da là khác nhau, tùy tình trạng da của bạn, với những làn da dày sừng, dầu nhiều chưa thể kiểm soát được, việc sử dụng Retinoids trần 1 thời gian khi điều trị cũng là bình thường.

  • Dưỡng ẩm là một khái niệm nói chung. Cái bạn cần tìm không phải là "kem dưỡng" mà là "chất" có khả năng dưỡng ẩm, cung cấp độ ẩm cho da bạn hay giúp khôi phục hàng rào bảo vệ da mà nhiều nhất là các thành phần chúng ta hay phân loại thành humectants, occlusives hay emollients. Các thành phần này có thể ở dạng serum, Ampoule, lotion, cream, hay thậm chí là mist (xịt). Quan trọng nhất là da bạn đủ ẩm, không khô, bong tróc, không kích ứng. Bạn thấy đủ là đủ.

  • Nếu tình trạng viêm, kích ứng nặng xảy ra, đôi khi bạn phải dùng thêm các đồ bôi kháng viêm hay corticosteroid trong thời gian ngắn.

Nói vậy, tức là các thành phần có khả năng tăng dung nạp, tăng sức chịu đựng và tốt nhất khi bạn sử dụng Retinoids bạn có thể tìm trong nhóm các Humectants - Occlusives - Emolliants điển hình như các glycerin, urea, squalane, caramides, HA, B5.

Một số các hoạt chất khác thậm chí còn đa năng hơn là dưỡng ẩm, được ưa chuộng dùng vì khả năng cấp ẩm cao, phục hồi tổn thương nếu có, làm dịu kích ứng, kháng viêm, chống già nói chung mà mình thích nhất như có nói ở trên như Niacinamide, ngoài ra còn có copper peptide, snail mucin hay colloidal oatmeal. Tóm lại, đồ dùng với Retinoids hay thậm chí khi da bạn yếu sau khi làm các liệu trình peel da, laser, lăn kim cần "PHỤC HỒI" thì không phải chỉ có mỗi HA, B5 trên đời, dù em tốt nhưng em không là duy nhất!

Sản phẩm tham khảo: https://edallyhanquoc.vn/kem-duong-tai-sinh-phuc-hoi-edally-ex-han-quoc-edally-ex-rejuvenating-recovery-cream.html

Dưỡng ẩm phục hồi cho da không chỉ có mỗi kem B5

Dưỡng ẩm phục hồi cho da không chỉ có mỗi kem B5

Ví dụ: da bạn đang điều trị bằng Tretinoin, quy trình đã có Niacinamide dù chỉ là 1 chai serum. Nếu da đang tiến triển tốt, da bạn đáp ứng tốt, không khô, không kích ứng, thì đừng nghe người bán dụ dỗ bạn cần phải phục hồi song song rồi thêm các kinetin, peptide, growth factors đầy rẫy ra nhất là khi da đang có mụn, thậm chí làm nặng quy trình. Ok nếu bạn có tiền và muốn tốt nhất thì cứ bôi thêm, cũng khó sai lắm, sai thì lại bỏ bớt ra. Hãy luôn luôn tỉnh táo, lắng nghe da bạn và biết cái gì tốt nhất cho da mình nhé. Nhất là với da có mụn.

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Tài liệu tham khảo về dưỡng ẩm cho da:

  1. Draelos, Z. D. (2014). Cosmeceuticals: Procedures in Cosmetic Dermatology Series. Elsevier Health Sciences. 3rd Edition, 226, 226.

  2. Draelos, Z. D. (2018). The science behind skin care: moisturizers. Journal of cosmetic dermatology, 17(2), 138-144.

  3. Obagi, Z. E. (2014). The art of skin health restoration and rejuvenation.

Tin liên quan

Các Hoạt Chất Tăng Cường Trên Da Để Điều Trị Và Chăm Sóc Chuyên Biệt Các Hoạt Chất Tăng Cường Trên Da Để Điều Trị Và Chăm Sóc Chuyên Biệt
Khi da còn trẻ, làn da tự nhiên đã là 1 cấu trúc hoàn chỉnh, các tế bào hoàn thiện đầy đủ các chức năng và thực hiện việc trao đổi chất mạnh mẽ để cơ...
Giải Mã Nhóm Hoạt Chất Nền Tảng Bình Ổn Làn Da Giải Mã Nhóm Hoạt Chất Nền Tảng Bình Ổn Làn Da
Một làn da khỏe đẹp là làn da đảm bảo được cấu trúc trong nền da ổn định và các chức năng trong da hoạt động bình thường, các yếu tố trong cấu trúc nền...
Coi Chừng Đột Quỵ Khi Trời Lạnh, Hãy Chủ Động Phòng Ngừa Coi Chừng Đột Quỵ Khi Trời Lạnh, Hãy Chủ Động Phòng Ngừa
Giây trước còn đang cười nói, giây sau cơ thể đã trở nên bất động, đôi mắt bất lực trừng trừng nhìn vào khoảng không. Khi giây phút kim đồng hồ ngừng quay,...
Tắc Nghẽn Mạch Máu Là Gì Và Có Nguy Hiểm Không? Tắc Nghẽn Mạch Máu Là Gì Và Có Nguy Hiểm Không?
Tắc nghẽn mạch máu giống như một quả bom nổ chậm, âm thầm tích tụ trong cơ thể, thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, khiến nhiều người...
Đắp Mặt Nạ Giấy Mỗi Ngày: Nên Hay Không? Đắp Mặt Nạ Giấy Mỗi Ngày: Nên Hay Không?
Dạo gần đây, việc đăp mặt na giấy đã trở thành một trào lưu không thê bỏ qua trong giới làm đẹp. Nhưng liệu xu hướng này có thực sự tốt cho da, đặc biệt...
Xu Hướng Ngừa Mụn Thuần Chay Lên Ngôi Dịp Lễ Tết Xu Hướng Ngừa Mụn Thuần Chay Lên Ngôi Dịp Lễ Tết
Mụn không chỉ là vấn đề về da mà còn gây ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ, gây nên những ám ảnh về tâm lý. Những nốt mụn sưng đỏ, khó che giấu khiến nhiều...
Những Tai Nạn Và Lưu Ý Khi Trị Liệu Làn Da Nhạy Cảm Những Tai Nạn Và Lưu Ý Khi Trị Liệu Làn Da Nhạy Cảm
Da nhạy cảm là tình trạng da dễ bị kích ứng bởi các yếu tố từ môi trường, sản phẩm chăm sóc da hoặc quy trình trị liệu không phù hợp.
Nguyên Nhân Khiến Da Yếu Và Nhạy Cảm Nguyên Nhân Khiến Da Yếu Và Nhạy Cảm
Da yếu và nhạy cảm là tình trạng mà nhiều người gặp phải, biểu hiện qua sự dễ bị kích ứng, mẩn đỏ, khô căng, hoặc xuất hiện các vấn đề da liễu như...
Thoát Nước Qua Da - Nguyên Nhân Gây Nếp Nhăn Ở Cả Da Khô Lẫn Da Dầu Thoát Nước Qua Da - Nguyên Nhân Gây Nếp Nhăn Ở Cả Da Khô Lẫn Da Dầu
Thoát nước qua da (TEWL) là quá trình tự nhiên mà nước bốc hơi khỏi bề mặt da. Tuy nhiên, khi TEWL diễn ra quá mức, da trở nên thiếu ẩm, làm suy yếu hàng rào bảo...
Oxy Hóa Da - Sát Thủ Giấu Mặt Phá Hủy Cấu Trúc Tế Bào Da Oxy Hóa Da - Sát Thủ Giấu Mặt Phá Hủy Cấu Trúc Tế Bào Da
Oxy hóa là một hiện tượng tự nhiên nhưng có thể trở thành "sát thủ giấu mặt" âm thầm phá hủy cấu trúc tế bào da. Hiểu rõ quá trình oxy hóa, nguyên nhân và...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa? Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa?
Lão hóa da là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng bạn có thể làm chậm và cải thiện tình trạng này bằng các biện pháp chăm sóc da đúng cách.

Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám? Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám?
Tăng sắc tố da, bao gồm nám, tàn nhang và đốm đồi mồi, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và chủng tộc. Các phương pháp điều trị hiện tại thường...

Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da
Hàng rào sinh học là lớp phòng thủ đầu tiên của hàng rào bảo vệ da. Đây là một quần thể các vi sinh vật sinh sống trên da bao gồm lợi khuẩn, hại khuẩn, nấm,......

Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe? Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe?
Hormone tuyến giáp duy trì sức khỏe tốt bằng cách giữ cho cơ thể hoạt động bình thường bằng cách điều chỉnh mức năng lượng, sự trao đổi chất, nhiệt độ...

Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào? Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào?
Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là một tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon