Hotline

0902158663
MENU
0
21/04/2025 - 11:10 AMedallyhanquoc.vn 38 Lượt xem

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, trong đó cơ thể không thể sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng hiệu quả insulin - loại hormone cần thiết để điều hòa đường huyết. Kết quả là đường trong máu tăng cao kéo dài, gây ra hàng loạt các rối loạn và biến chứng nguy hiểm.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 11 người trưởng thành thì có 1 người mắc Đái tháo đường, và 50% trong số họ không biết mình đang mang bệnh.

Hiểu để điều trị tốt bệnh đái tháo đường

Hiểu để điều trị tốt bệnh đái tháo đường

Vậy với điều kiện như ở Việt Nam hiện nay, chúng ta cần điều chỉnh và tối ưu hóa các phác đồ điều trị như thế nào để đạt kết quả tốt nhất? Và liệu chúng ta có thể áp dụng những tiến bộ mới về công nghệ trong quản lý bệnh nhân đái tháo đường không?

1. Đái tháo đường là bệnh gì?

Glucose máu là nguồn năng lượng chính cho các cơ quan trong cơ thể. Insulin do tụy tiết ra có tác dụng đưa glucose vào trong tế bào, và giữ nồng độ glucose máu luôn ổn định.

Đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng tăng glucose máu mạn tính do thiếu insulin hoặc giảm tác dụng (đề kháng) của insulin hoặc cả hai. Bệnh thường kèm theo cả rối loạn chuyển hóa protid và lipid.

2. Các thể chính của bệnh Đái tháo đường

Bệnh Đái tháo đường (ĐTĐ) không chỉ là một bệnh lý đơn thuần mà là một nhóm rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu mạn tính, do thiếu insulin tương đối hoặc tuyệt đối, hoặc do đề kháng insulin.

Có 5 type Đái tháo đường chính là:

Đái tháo đường type 1, chiếm khoảng 1% tổng số bệnh nhân Đái tháo đường: Nguyên nhân là thiếu insulin tuyệt đối, hay gặp ở trẻ em, bệnh diễn biến nhanh với các triệu chứng rầm rộ.

Đái tháo đường type 2, chiếm hơn 80% tổng số bệnh nhân Đái tháo đường. Nguyên nhân do insulin bị đề kháng ở các cơ quan, bệnh diễn biến âm thầm nên thường được phát hiện muộn.

Đái tháo đường type 3: Là bệnh Đái tháo đường thứ phát do bị viêm tụy, cắt tụy hay do dùng các thuốc làm tăng glucose máu.

Đái tháo đường type 4: Đái tháo đường thai kỳ, thường khỏi sau khi đẻ, gặp ở khoàng 15% phụ nữ mang thai.

Đái tháo đường type 5: Đái tháo đường ở người gày, suy dinh dưỡng.

3. Chẩn đoán Đái tháo đường bằng cách nào?

Trường hợp điển hình, người bệnh Đái tháo đường thường có triệu chứng 4 nhiều là uống nhiều, đái nhiều, ăn nhiều và gày nhiều. Tuy nhiên có nhiều bệnh nhân không có triệu chứng (giai đoạn sớm) hoặc lại được phát hiện muộn khi đã có nhiều biến chứng mạn tính như mờ mắt, tê bì chân tay, thậm chí có các biến chứng nặng như suy thận, loét chân hay đột quỵ…

Mặc dù tên bệnh là Đái tháo đường tức là đái ra đường nhưng để chẩn đoán chắc chắn bệnh Đái tháo đường phải dựa vào xét nghiệm máu.

Có 4 cách chẩn đoán bệnh Đái tháo đường là:

Glucose máu lúc đói (đã nhịn ăn từ 8-14h) > 7,0 mmol/L.

Glucose máu bất kỳ (đói hoặc no đều được) > 11,0 mmol/L kèm theo các triệu chứng như khát, uống nhiều, tiểu nhiều, gày sút.

Glucose máu 2h sau làm nghiệm pháp uống 75g Glucose > 11,0 mmol/L.

Chỉ số HbA1C > 6,5%.

4. Đái tháo đường có thể gây biến chứng gì, có nguy hiểm không?

Tăng glucose máu kéo dài ở bệnh nhân Đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chưng nguy hiểm như:

Các biến chứng mạch máu nhỏ như mù mắt, suy thận, tê bì chân tay có thể gặp ở 10% các bệnh nhân bị Đái tháo đường 5 năm, 30 - 50% ở các bệnh nhân bị Đái tháo đường trên 20 năm.

Các biến chứng mạch máu lớn như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tắc mạch chân cao gấp 2 - 4 lần so với người bình thường, và là nguyên nhân khiến bệnh nhân Đái tháo đường chết sớm từ 6 - 12 năm.

Người bệnh Đái tháo đường cũng dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng, phổ biến là viêm phổi, lao phổi, nhiễm trùng răng, nhiễm trùng tiết niệu… và đáng sợ nhất là nhiễm trùng bàn chân làm tăng 15 - 30 lần nguy cơ bị cắt cụt chân

Ngoài ra, các bệnh nhân Đái tháo đường type 2 thường có các bệnh đi kèm như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, gút…

Chú ý là các bệnh nhân Đái tháo đường type 2 do được phát hiện muộn nên đã có thể bị các biến chứng ngay thời điểm được chẩn đoán Đái tháo đường.

5. Điều trị Đái tháo đường type 2 bằng cách nào?

Điều trị kiểm soát glucose máu ở người bệnh Đái tháo đường bằng 3 biện pháp chính, có tầm quan trọng như nhau là:

5.1. Điều trị Đái tháo đường type 2 bằng chế độ ăn, với một số nguyên tắc là:

Lựa chọn các thực phầm có chỉ số đường huyết thấp (không làm tăng nhiều glucose máu sau ăn), nhiều chất xơ, nhiều rau. Có thể ăn rau trước ăn cơm. Thịt cá có thể ăn như bình thường. Lưu ý là không nên ăn quá no, bữa chính ăn vừa phải và có thể ăn thêm 1-2 bữa phụ vào giữa buổi chiều hoặc trước lúc đi ngủ.

5.2. Điều trị Đái tháo đường type 2 bằng tập thể dục cường độ vừa phải:

Tập thể dục cường độ vừa phải (đi bộ nhanh, đạp xe…) khoảng 30 phút/ngày và ít nhất 5 ngày/ tuần. Muốn tập nặng (như chạy, cử tạ…) phải xin ý kiến Bác sỹ. Uống đủ nước khi tập. Không tập khi glucose máu < 5,5 mmol/L hoặc > 14,5 mmol/L

5.3. Điều trị Đái tháo đường type 2 bằng sử dụng thuốc và Thực phẩm chức năng làm giảm đường máu ngay khi được chẩn đoán Đái tháo đường:

Có thể là 1 hoặc nhiều loại thuốc cùng lúc. Các nhóm thuốc chính là:

Thuốc Sulfonylurea (như Gliclazide, Glimepiride) có tác dụng kích thích tụy tiết insulin, uống vào trước bữa ăn

Thuốc Metformin có tác dụng làm giảm đề kháng insulin, uống vào sau bữa ăn

Thuốc Gliptin (Sitagliptin, Linagliptin) có cả tác dụng kích thích tiết insulin và làm giảm đề kháng insulin, uống vào trước hoặc sau ăn đều được.

Thuốc Flozine (Empagliflozin, Dapagliflozin) có tác dụng làm giảm glucose máu bằng cách ngăn cản tái hấp thu glucose ở thận.

Thuốc kết hợp 2 loại thuốc trong 1 viên thuốc, ví dụ kết hợp Metformin với Sulfonylurea, hay Metformin với Gliptin.

Insulin tiêm dưới da, có thể tiêm một hoặc nhiều mũi (3-4 mũi) mỗi ngày. Có thể phối hợp insulin với các thuốc uống.

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Hồng sâm, Hắc sâm, Đông trùng hạ thảo, Omega-3 và Tinh dầu thông đỏ...

Có 2 điểm lưu ý là: Các loại thuốc lá, thuốc nam, thuốc tễ chưa được cấp phép để điều trị bệnh Đái tháo đường. Các Bác sỹ có thể chọn loại thuốc ưu tiên cho người bệnh dựa trên đặc điểm glucose máu, cân nặng, và có các biến chứng tim mạch, thận khôn ?

6. Mục tiêu điều trị của những bệnh nhân Đái tháo đường type 2 khỏe mạnh, chưa hoặc có biến chứng nhẹ, theo Hướng dẫn của Bộ y tế

Mục tiêu điều trị của những bệnh nhân Đái tháo đường type 2 khỏe mạnh, chưa hoặc có biến chứng nhẹ, theo Hướng dẫn của Bộ y tế năm 2020 là:

Các bệnh nhân cần thử glucose máu mao mạch hàng ngày. Mục tiêu Glucose máu trước bữa ăn từ 4,4 - 7,2 mmol/L; glucose máu sau ăn là < 10 mmol/L.

HbA1C là < 7,0%. HbA1C cần được làm xét nghiệm mỗi 3 tháng 1 lần

Lưu ý là những người bệnh lớn tuổi, có nhiều biến chứng hoặc sống một mình thì nên để glucose máu và HbA1C ở mức cao hơn, nhằm tránh bị hạ đường máu quá thấp.

Các mục tiêu khác là: Giữ cân nặng ở mức bình thường và phải giảm cân nếu béo phì; Huyết áp < 130/80 mmHg và LDL-Cholesterol (mỡ xấu) < 2,6 mmol/L

7. Các nguyên tắc cần tuân thủ để đạt kết quả điều trị tốt Đái tháo đường, hạn chế biến chứng

Uống hoặc tiêm thuốc đầy đủ theo đơn của Bác sỹ, kể cả các thuốc huyết áp, mỡ máu

Có lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, tập thể dục đều

Kiểm tra bàn chân mỗi ngày, nếu thấy sưng, loét chân thì phải đi khám bác sỹ ngay

Đo đường máu mao mạch hàng ngày, đặc biệt là khi có biểu hiện đói. Nếu đường máu thấp < 4,0 mmol/L là có hạ đường máu, cần ăn thêm và báo Bác sỹ.

Đi khám bệnh đúng hẹn, nếu bận mà chưa đi khám được thì phải tự mua thêm thuốc theo đơn để dùng.

Không được tự bỏ thuốc

Tiêm phòng các bệnh viêm gan virus, cúm màu, Zona, phế cầu…

Sử dụng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có khả năng kiểm soát đường huyết và mỡ máu như:

  1. Nước Hồng sâm nhụng hươu Edally Hwa Pyung Sam

  2. Cao Hắc sâm Edally Hwa Pyung Sam

  3. Nước Hắc sâm tỏi đen Edally Hwa Pyung Sam

  4. Tinh chất Đông trùng hạ thảo Edally Hwa Pyung Sam

  5. Omega-3 Edally

  6. Và đặc biệt là Tinh dầu thông đỏ Edally Pine Needle Capsule

Tham khảo thêm các sản phẩm tại: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Tin liên quan

7 Loại Nước Giải Nhiệt Mùa Hè Tốt Cho Sức Khỏe 7 Loại Nước Giải Nhiệt Mùa Hè Tốt Cho Sức Khỏe
Mùa hè oi bức là nguyên nhân khiến cơ thể dễ bị mất nước, sinh nhiệt bên trong, gây ra các chứng bệnh như cảm nắng, rôm sảy, nổi mụn nhọt, tiểu tiện khó,...
Suy Thận Cấp Ở Người Trẻ Tuổi - Những Thói Quen Xấu Cần Tránh Suy Thận Cấp Ở Người Trẻ Tuổi - Những Thói Quen Xấu Cần Tránh
Suy thận cấp không còn là căn bệnh của riêng người cao tuổi hay những ai có bệnh lý nền. Thực tế đáng lo ngại hiện nay cho thấy, căn bệnh này đang ngày càng...
Cảnh Báo: Lạm Dụng Thuốc Tránh Thai Có Thể Dẫn Đến Đột Quỵ Cảnh Báo: Lạm Dụng Thuốc Tránh Thai Có Thể Dẫn Đến Đột Quỵ
Gần đây, tại các bệnh viện lớn ở Việt Nam đã ghi nhận nhiều trường hợp phụ nữ trẻ bị đột quỵ do sử dụng thuốc tránh thai kéo dài.
Nắng Nóng Kéo Dài - Cảnh Báo Đột Quỵ Do Sốc Nhiệt Nắng Nóng Kéo Dài - Cảnh Báo Đột Quỵ Do Sốc Nhiệt
Trong thời gian này, cả nước đang trải qua những đợt nắng nóng gay gắt, xen kẽ với những cơn mưa trái mùa bất chợt, và điều này có thể dẫn đến hàng loạt...
Những Thói Quen Gây Vô Sinh Ở Nữ Giới Những Thói Quen Gây Vô Sinh Ở Nữ Giới
Không phải lúc nào vô sinh ở nữ giới cũng do bệnh lý rõ ràng - đôi khi, chính những thói quen hàng ngày lại là “thủ phạm giấu mặt” làm suy giảm khả năng sinh...
Dấu Hiệu Sớm Báo Hiệu Bệnh Tiểu Đường Dấu Hiệu Sớm Báo Hiệu Bệnh Tiểu Đường
Bệnh tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa và có những diễn biến khó lường. Các dấu hiệu cảnh báo bệnh có thể từ rất nhẹ thậm chí không có triệu chứng...
3 Công Thức Bữa Sáng Dưỡng Da Đơn Giản Tại Nhà 3 Công Thức Bữa Sáng Dưỡng Da Đơn Giản Tại Nhà
Trong cuốn sách “Bạn là những gì bạn ăn sáu tháng trước”, tác giả người Nhật Aya Murayama đã viết: “Tay, chân, xương, hệ thần kinh và kể cả não, tất cả...
Hướng Dẫn Chăm Sóc Người Bệnh Nuôi Ăn Qua Ống Thông Dạ Dày Hướng Dẫn Chăm Sóc Người Bệnh Nuôi Ăn Qua Ống Thông Dạ Dày
Nuôi ăn qua ống thông dạ dày là một biện pháp hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh không thể tự ăn uống bằng đường miệng. Việc chăm sóc người bệnh nuôi ăn...
Tắm Nước Lạnh Ngay Sau Khi Đi Nắng Về Cẩn Trọng Đột Quỵ Tắm Nước Lạnh Ngay Sau Khi Đi Nắng Về Cẩn Trọng Đột Quỵ
Vào mùa nắng nóng, nhiều người có thói quen sau khi đi nắng về thích tắm ngay bằng nước lạnh cho mát. Nhưng đây là một thói quen tiềm ẩn nhiều nguy cơ, có thể...
Tê Tay Chân Và Mối Liên Quan Đến Sử Dụng Bóng Cười Tê Tay Chân Và Mối Liên Quan Đến Sử Dụng Bóng Cười
Thời gian gần đây, số lượng người trẻ đến khám bệnh với triệu chứng tê tay chân ngày càng tăng. Trong số đó, một nguyên nhân đáng báo động là việc lạm...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa? Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa?
Lão hóa da là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng bạn có thể làm chậm và cải thiện tình trạng này bằng các biện pháp chăm sóc da đúng cách.

Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám? Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám?
Tăng sắc tố da, bao gồm nám, tàn nhang và đốm đồi mồi, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và chủng tộc. Các phương pháp điều trị hiện tại thường...

Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da
Hàng rào sinh học là lớp phòng thủ đầu tiên của hàng rào bảo vệ da. Đây là một quần thể các vi sinh vật sinh sống trên da bao gồm lợi khuẩn, hại khuẩn, nấm,......

Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe? Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe?
Hormone tuyến giáp duy trì sức khỏe tốt bằng cách giữ cho cơ thể hoạt động bình thường bằng cách điều chỉnh mức năng lượng, sự trao đổi chất, nhiệt độ...

Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào? Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào?
Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là một tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon