Phục hồi chức năng hô hấp là một phần quan trọng trong điều trị các bệnh lý về phổi, giúp cải thiện chức năng phổi, giảm triệu chứng khó thở và tăng cường chất lượng cuộc sống.
Một trong những phương pháp hiệu quả được sử dụng rộng rãi là tập thở. Bài viết này sẽ phân tích các phương pháp tập thở phổ biến, cơ chế tác động và lợi ích của từng phương pháp, dựa trên các bằng chứng khoa học.
Tập thở giúp người bệnh tăng dung tích phổi, tối ưu hóa trao đổi khí, cải thiện cơ hô hấp và giảm cảm giác khó thở. Các bệnh lý như COPD, hen suyễn, xơ phổi hay di chứng sau COVID-19 đều có thể gây giảm chức năng hô hấp, làm giảm chất lượng cuộc sống. Việc luyện tập thở có thể giúp:
Cải thiện chức năng của các cơ hô hấp chính.
Giúp các cơ hô hấp phụ bớt tham gia vào quá trình hô hấp.
Giảm khó thở, giảm ứ khí, hỗ trợ tống thải đờm và các chất tiết ra ngoài.
Trợ giúp kéo giãn các mô phổi, tăng di động khoang lồng ngực.
Giúp thư giãn, thả lỏng cơ thể, giảm bớt sự lo âu của người bệnh.
Các phương pháp tập thở trong phục hồi chức năng hô hấp cần tuân theo một số nguyên tắc quan trọng để đảm bảo hiệu quả tối ưu. Cụ thể:
Hít vào bằng mũi giúp làm ấm, ẩm và làm sạch không khí.
Thở ra bằng miệng giúp làm giảm sức cản đường dẫn khí, giảm công thở.
Khi hít thở sâu, người bệnh chỉ nên thực hiện tối đa 10 lần/lượt, thư giãn 2 - 3 phút rồi lặp lại. Nếu thực hiện nhiều hơn, người bệnh có thể cảm thấy chóng mặt.
Tùy vào tình trạng bệnh lý, từng phương pháp tập thở sẽ được chỉ định phù hợp. Dưới đây là những đối tượng được chỉ định phương pháp tập thở để phục hồi chức năng hô hấp:
Bệnh xơ nang.
Giãn phế quản.
Xẹp phổi.
Áp xe phổi.
Bệnh phổi cấp tính.
Khí phế thũng.
Viêm phế quản mạn tính.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Trước và sau các cuộc phẫu thuật lồng ngực, ổ bụng.
Người bệnh tổn thương tủy sống, người mắc bệnh cơ.
Những người phải nằm trên giường trong thời gian dài;
Người bệnh căng thẳng, lo sợ, suy nhược thần kinh.
Mặc dù các bài tập thở mang lại nhiều lợi ích, nhưng một số trường hợp có thể không phù hợp để thực hiện. Dưới đây là những đối tượng được chống chỉ định phương pháp tập thở để phục hồi chức năng hô hấp:
Đau nhiều và khó chịu khi tập.
Người bệnh giảm ý thức.
Tăng áp lực nội sọ.
Chấn thương đầu và cổ chưa ổn định.
Huyết động chưa ổn định.
Gãy 3 hoặc nhiều xương sườn liên tiếp.
Tăng huyết áp chưa được kiểm soát.
Hen suyễn hoặc lao cấp tính.
Tràn khí màng phổi chưa được điều trị.
Dưới đây là một số phương pháp tập thở hiệu quả giúp tăng cường khả năng trao đổi oxy, giảm khó thở và cải thiện chất lượng cuộc sống:
Khi mới tập, người bệnh nên tập ở tư thế nằm ngửa hoặc nửa nằm nửa ngồi, thả lỏng vùng cổ và vai, kê gối ở dưới khoeo chân.
Người bệnh đặt tay lên bụng để cảm nhận.
Hít vào chậm, đều qua mũi với miệng đóng sao cho bàn tay trên bụng cảm thấy bụng đang phình lên.
Khi bụng phình lên tối đa, giữ hơi lại từ 3 - 5 giây.
Thở từ từ qua miệng sao cho bàn tay trên bụng cảm thấy bụng đang xẹp xuống, thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào.
Lặp lại 5 - 10 lần sau đó thư giãn thở đều tự nhiên trong 2 - 3 phút rồi tiếp tục.
Thời gian tập 15 phút/lượt. Một ngày thực hiện 2 - 3 lượt.
Tập thở có đề kháng: người bệnh có thể đặt một vật nặng từ 1 - 1,5 kg lên trên bụng, tập hít vào để nâng vật nặng lên từ từ giúp tăng sức mạnh cơ hoành.
Sau khi thành thạo, có thể tập khi ngồi, đứng, đi lại, lên xuống cầu thang…
Tư thế người bệnh nằm hoặc ngồi, thả lỏng vùng cổ và vai.
Hít vào chậm, đều qua mũi với miệng đóng.
Thở từ từ qua miệng với môi chúm lại như đang huýt sáo.
Nếu người bệnh khó thực hiện, có thể tập qua hoạt động: thổi tờ giấy, thổi qua ống, thổi bong bóng trong cốc nước…
Kỹ thuật thở chúm môi có thể tập kể cả khi khó thở, đặc biệt đối với người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), cần tập lặp lại nhiều lần để trở thành thói quen.
Nên tập thở chúm môi kết hợp với thở cơ hoành.
Tư thế người bệnh ngồi trên ghế, chuẩn bị một cái khăn dài.
Để khăn ở vị trí ngay dưới xương ức, vòng khăn qua lưng và đưa chéo 2 đầu khăn ở ngực.
Người bệnh hít vào chậm, đều qua mũi với miệng đóng.
Thở từ từ qua miệng với môi chúm, khi thở ra dùng 2 tay kéo 2 đầu khăn để đẩy thêm khí ra ngoài.
Người bệnh có thể dùng tay, đặt hai tay ở hạ sườn hai bên, khi thở ra dùng 2 tay ép sườn theo hướng vào trong và xuống dưới.
Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung thêm mỗi ngày 1 -2 gói Tinh chất đông trùng hạ thảo Edally Hwa Pyung Sam bởi trong Đông trùng hạ thảo chứa Codycepin, Adrenalin, Polysaccharides… có tác dụng ức chế đồng thời diệt trừ các vi khuẩn gây nhiễm trùng và tổn thương phổi, làm dịu thành cuống phổi, giãn động mạch tránh tình trạng cuống phổi bị thu hẹp dẫn đến đau thắt ngực, đau quặn ngực, khó thở… Đông thời khôi phục tế bào phổi bị hư hỏng sau tổn thương, đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về phổi, hen phế quản, viêm phổi…
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Nguồn: Phoa phục hồi chức năng - Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com