Trên thế giới, tỷ lệ tăng huyết áp lên đến gần 20% (theo WHO). Tại Mỹ, theo những phân tích mới nhất được công bố bởi CDC, tỷ lệ tăng huyết áp lên tới gần 30%. Cả nước Mỹ có khoảng 1/4 dân số bị tăng huyết áp (khoảng 58,4 triệu người).
Còn tại Việt Nam, tần suất tăng huyết áp càng gia tăng khi nền kinh tế phát triển hơn, nếu không có các biện pháp dự phòng hữu hiệu thì đến năm 2025 sẽ có gần 10 triệu người bị tăng huyết áp.
Tăng huyết áp hay cao huyết áp được xem là bệnh lý mạn tính, tình trạng này được xác định khi huyết áp đo tại phòng khám lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg - Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Quốc gia về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp. Tiền tăng huyết áp khi nằm trong khoảng 120-139/80-89 mmHg và mức huyết áp bình thường khi < 120/80 mmHg.
Tăng huyết áp có thể gây biến chứng ở nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể, để lại những di chứng nặng nề, thậm chí có thể tử vong.
Ở tim: Bệnh động mạch vành, suy tim.
Ở não: Tai biến mạch máu não (xuất huyết não hoặc nhồi máu não).
Ở thận: Bệnh thận mạn tính (đái ra chất đạm, máu), suy thận.
Ở mắt: Giảm thị lực có thể gây mù.
Ở mạch máu: Phình động mạch chủ bụng, phình tách động mạch chủ, bệnh mạch máu ngoại biên.
Sau đây là một số đối tượng phổ biến của bệnh cao huyết áp:
Người trung niên và cao tuổi: Khi tuổi tác tăng, các mạch máu mất đi độ đàn hồi, trở nên cứng hơn, làm tăng sức cản và áp lực trong hệ tuần hoàn. Ngoài ra, các thay đổi liên quan đến tuổi như giảm chức năng thận cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp.
Giới tính: Tỷ lệ nam giới dưới 45 tuổi mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ, tuy nhiên phụ nữ sau mãn kinh lại có nhiều khả năng bị cao huyết áp hơn so với đàn ông cũng vào độ tuổi này.
Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp thường cao hơn đối với các thành viên trong gia đình (cha mẹ hoặc anh chị) có tiền sử mắc bệnh tim mạch. Gia đình có tiền sử tăng huyết áp làm tăng nguy cơ mắc bệnh này do các yếu tố di truyền ảnh hưởng đến các cơ chế điều tiết huyết áp của cơ thể.
Người dùng bia rượu, hút thuốc lá thường xuyên: Uống rượu quá mức có thể dẫn đến tăng huyết áp do rượu làm tăng sức cản của các mạch máu và ảnh hưởng đến chức năng của thận, cơ quan điều tiết huyết áp. Ngoài ra, Nicotine trong thuốc lá làm tăng nhịp tim và co thắt các mạch máu, từ đó làm tăng huyết áp. Hút thuốc cũng gây hại cho lớp nội mạc mạch máu, làm mạch máu trở nên cứng và hẹp hơn.
Người béo phì, thừa cân, kém vận động: Lượng mỡ thừa trong cơ thể làm tăng khối lượng công việc của tim và tăng sức cản trong mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp. Trong khi lười vận động có thể dẫn đến tăng cân và làm giảm khả năng điều tiết huyết áp của cơ thể. Hoạt động thể chất thường xuyên giúp duy trì trọng lượng cơ thể và cải thiện chức năng tim mạch.
Những người thường xuyên ăn mặn: Tiêu thụ muối quá mức làm tăng lượng natri trong máu, dẫn đến giữ nước và tăng thể tích máu, từ đó làm tăng huyết áp. Hơn nữa, muối còn ảnh hưởng xấu đến chức năng của thận và hệ mạch máu.
Có rất nhiều cách để xử lý khi huyết áp tăng đột ngột. Điều quan trọng hơn hết là cần bình tĩnh và tình ra giải pháp hợp lý nhất.
Nằm nghỉ hoặc ngồi nghỉ.
Nếu đang đi ngoài đường, đang làm việc ngoài trời, ở nơi đông người thì nhanh chóng đưa vào nơi mát mẻ, có bóng râm, thoáng khí, tránh kích động, yên tĩnh, tránh âm thanh, ánh sáng mạnh.
Cởi bớt quần áo, nón mũ để người bệnh được thoải mái hơn và sau đó tiến hành đo lặp lại huyết áp.
Không hút thuốc lá, hạn chế ăn mặn, rượu bia, tránh lo âu.
Có thể giữ người bệnh theo dõi tại nhà nếu huyết áp tâm thu vẫn cao trên 140 mmHg nhưng dưới 160 mmHg, chủ yếu nghỉ ngơi và hạn chế đi lại. Bệnh nhân cần tiếp tục dùng thuốc huyết áp trong ngày theo toa điều trị. Nếu vẫn còn bất thường, nên đi tái khám sớm hơn ngày hẹn để bác sĩ điều chỉnh thuốc cho phù hợp.
Nếu huyết áp tâm thu cao trên 160mmHg, cần sử dụng thuốc hạ áp có sẵn tại nhà đã được tham khảo bác sĩ từ trước. Đây là các loại thuốc khống chế huyết áp khởi đầu tác dụng nhanh, thời gian tác dụng ngắn và thường có dạng bào chế là viên ngậm hoặc nhỏ giọt dưới lưỡi. Trong thời gian này, bệnh nhân cần nghỉ ngơi tuyệt đối và đo lại huyết áp. Trong trường hợp huyết áp vẫn còn cao hoặc tại nhà không có thuốc kiểm soát huyết áp tức thời thì nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện sớm.
Trong bất cứ tình huống nào, bệnh nhân vừa có tăng huyết áp đột ngột và vừa có các triệu chứng như yếu liệt, đau ngực, khó thở, nhìn mờ, lừ đừ, mê man, chảy máu thì cần đưa đến khoa cấp cứu của các bệnh viện gần nhất để được can thiệp kịp thời.
Giảm muối trong chế độ ăn: Hạn chế muối giúp giảm lượng natri trong máu, giữ huyết áp ổn định.
Tăng cường ăn rau quả: Rau quả giàu kali, giúp cân bằng natri và hạ huyết áp.
Duy trì cân nặng lý tưởng: Giảm cân sẽ giúp giảm gánh nặng cho tim và mạch máu.
Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất đều đặn hỗ trợ tim khỏe mạnh và giảm áp lực mạch máu.
Hạn chế rượu bia: Uống ít rượu giúp bảo vệ mạch máu và giảm nguy cơ tăng huyết áp.
Tránh thuốc lá: Bỏ thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và hạ huyết áp.
Kiểm soát căng thẳng: Thư giãn và giảm stress giúp ổn định huyết áp.
Đặc biệt là đừng quên sử dụng mỗi ngày 2 viên Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule để tăng cường độ bền thành mạch máu, loại bỏ mỡ máu và xơ vữa mạch máu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông, làm sạch mạch máu từ đó ổn định huyết áp, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, suy thận…
Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com