Các yếu tố nguy cơ gây nên xơ vữa động mạch ngoại biên bao gồm: mức cholesterol bất thường, bệnh tiểu đường, huyết áp cao, tiền sử gia đình, hút thuốc, béo phì và chế độ ăn uống không lành mạnh…
Bệnh động mạch ngoại biên là một bệnh lý phổ biến trong đó các động mạch nuôi các chi của cơ thể bị hẹp/ tắc nghẽn làm giảm lưu lượng máu đến các chi. Có nghĩa là vùng chân hoặc tay (thường gặp nhất là chân) không nhận đủ lưu lượng máu theo nhu cầu. Nguyên nhân thường là do tình trạng xơ vữa động mạch.
Trong xơ vữa động mạch, chất béo tích tụ trên thành động mạch làm hẹp, tắc và giảm lưu lượng máu đến nuôi chi. Bệnh động mạch ngoại biên không đe dọa tính mạng ngay lập tức nhưng quá trình xơ vữa động mạch có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc tắc mạch máu chi cấp. Bệnh động mạch ngoại biên phần lớn được điều trị bằng cách thay đổi lối sống và dùng thuốc.
Bệnh xơ vữa động mạch ngoại biên xảy ra khi các mảng xơ vữa hình thành và tích tụ trong các động mạch ngoại biên, thường là các động mạch ở chân. Tình trạng này làm hẹp hoặc tắc nghẽn các mạch máu, gây cản trở lưu thông máu đến các chi, và dẫn đến các triệu chứng khác nhau.
Bệnh động mạch ngoại biên còn nhẹ thì người bệnh có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ như cảm giác mỏi khi đi lại lâu.
Bệnh động mạch ngoại biên có thể gây ra cơn đau cách hồi. Đau cách hồi là cảm giác đau mỏi, khó chịu ở chân khi bạn đi lại nhưng cơn đau sẽ biến mất khi bạn được nghỉ ngơi. Có thể chỉ là cảm giác bị bó chặt, nặng chân khi leo dốc hay leo cầu thang. Dần dần cơn đau sẽ xuất hiện ngay cả khi bạn di chuyển một quãng đường ngắn.
Chuột rút ở tay, chân hoặc ở vị trí động mạch bị tắc.
Đau khối cơ sau khi hoạt động.
Lạnh chân.
Đau ngón chân, bàn chân.
Vết thương lâu không lành.
Màu sắc bàn chân nhợt nhạt, không có sắc tố.
Loét, hoai tử các ngón chân.
Đây là bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ với số lượng tương đương nhau. Đặc biệt những người bị mắc bệnh tiểu đường, béo phì hay người lớn trên 50 tuổi có khả năng mắc bệnh động mạch ngoại biên rất cao.
Có khoảng gần 75% trường hợp không có triệu chứng. Bệnh động mạch ngoại biên hiện có xu hướng tăng lên cùng với sự tăng của tuổi thọ, lối sống thay đổi và đặc biệt là các yếu tố nguy cơ tim mạch gia tăng. Sau tuổi 70, khoảng 20% dân số bị bệnh động mạch ngoại biên.
Tuổi: tuổi càng cao, nguy cơ xơ vữa mạch máu càng nhiều, người già từ 60 tuổi trở nên có tỉ lệ mắc bệnh động mạch chi dưới cao hơn.
Tiền sử gia đình bị bệnh lý mạch máu ngoại biên hay bệnh tim mạch, hay đột quỵ. Những người này có nguy cơ xơ vữa mạch cao hơn.
Giới nam thường có nguy cơ xơ vữa mạch máu cao hơn nữ giới.
Hút thuốc lá: Đây là nguy cơ chính của bệnh động mạch ngoại biên.
Béo phì: Làm tăng nguy cơ lắng đọng mỡ dư thừa vào thành mạch (bệnh xơ vữa mạch máu)
Mỡ máu cao: Làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
Bệnh tiểu đường: là yếu tố nguy cơ độc lập gây bệnh lý mạch máu ngoại biên.
Bệnh tăng huyết áp: Áp lực trong thành mạch tăng lên có thể gây tổn thương thành mạch và gây lắng đọng các chất mỡ vào thành mạch gây xơ vữa mạch máu.
Ít vận động.
Phần lớn các yếu tố này đều có thể được kiểm soát. Để phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả, cần kiểm soát đầy đủ các yếu tố nguy cơ!
Bệnh lý động mạch ngoại biên chỉ chung cho những bệnh lý làm biến đổi cấu trúc và chức năng của các động mạch cung cấp cho não, cho các tạng ổ bụng và các chi. Có nhiều loại bệnh nguyên gây ra biến đổi này, trong đó bệnh xơ vữa là loại bệnh nguyên thông thường nhất.
Khám lâm sàng bởi các bác sĩ chuyên khoa tim mạch
Thực hiện các xét nghiệm máu. Kết quả xét nghiệm có thể phát hiện mức độ cholesterol và đường trong máu tăng lên có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
Siêu âm Doppler mạch máu: Là phương pháp đầu tay và được sử dụng rộng rãi trong việc chẩn đoán và theo dõi điều trị những bệnh lý hẹp, tắc nghẽn động mạch ngoại biên.
Chụp mạch máu xóa nền DSA: Là tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán về mạch máu, cho chất lượng hình ảnh tốt, đánh giá mạch máu nhỏ và xa, quan sát được lòng mạch và dòng chảy.
Bệnh lý động mạch ngoại biên âm thầm diễn biến và là nguyên nhân của nhiều biến chứng nghiêm trọng, vì vậy cần thực hiện thăm khám định kỳ và thường xuyên để sớm phát hiện bệnh.
Bỏ hút thuốc: Không hút các chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào,... Bỏ thuốc ngay nếu hút thuốc.
Chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, Ăn thực phẩm có chứa ít chất béo bão hòa.
Tập thể dục thường xuyên, đều đặn 30 phút mỗi ngày, hoặc ít nhất phải 30 phút ba lần một tuần. Tăng cường vận động: đi bộ, làm vườn, chơi thể thao...
Duy trì cân nặng khỏe mạnh, giảm cân nếu béo phì, thừa cân.
Kiểm tra và duy trì huyết áp khỏe mạnh.
Kiểm tra và duy trì mức cholesterol và lượng đường trong máu khỏe mạnh, khám định kỳ hoặc khi có các triệu chứng bất thường.
Sử dụng Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule mỗi ngày 2 viên từ 3 - 9 tháng.
Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn theo Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com