Hotline

0902158663
MENU
0
12/10/2023 - 3:57 PMedallyhanquoc.vn 186 Lượt xem

Béo phì trở nên phổ biến trên toàn cầu từ những năm 1980 với tỷ lệ béo phì gia tăng ở hầu hết các quốc gia. Béo phì góp phần trực tiếp vào sự xuất hiện các yếu tố nguy cơ tim mạch bào gồm: rối loạn lipid máu, đái tháo đường type II, tăng huyết áp và rối loạn giấc ngủ. Béo phì cũng dẫn đến sự gia tăng các bệnh lý tim mạch và tỷ lệ tử vong do tim mạch một cách độc lập.

Các nghiên cứu cho thấy tình trạng béo bụng (chu vi vòng eo) là dấu hiệu của nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch không phụ thuộc vào chỉ số khối cơ thể (BMI). Các nghiên cứu định lượng mỡ dự trữ, mức độ dư thừa mỡ nội tạng dự báo một cách độc lập về nguy cơ bệnh tim mạch. Thay đổi lối sống và giảm cân giúp giảm các rối loạn chuyển hoá, giảm đáp ứng viêm hệ thống và rối loạn chức năng nội mô. Tuy nhiên các thử nghiệm lâm sàng về giảm cân bằng thuốc chưa chứng minh được sự giảm tỷ lệ mắc bệnh động mạch vành. Ngược lại, các nghiên cứu tiền cứu so sánh giữa các bệnh nhân béo phì có phẫu thuật với không phẫu thuật cho thấy nguy cơ bệnh động mạch vành giảm khi phẫu thuật thu nhỏ dạ dày.

Béo phì là một bệnh lý có cơ chế bệnh sinh phức tạp liên quan đến các yếu tố sinh học, tâm lý xã hội, kinh tế xã hội và môi trường. Theo hướng dẫn quản lý thừa cân béo phì ở người lớn của AHA 2013 xác định thừa cân với BMI > 25 và < 30 kg/m2 và béo phì với BMI > 30 [1]. Tuy nhiên có sự khác nhau giữa các độ tuổi, giới tính và dân tộc, ở người châu Á, điểm cắt với thừa cân là 24kg/m2 và béo phì là 28kg/m2. Thông thường có sự liên quan chặt chẽ giữa béo phì tổng thể và chu vi vòng bụng  BMI và WC), tuy nhiên chu vi vòng bụng cao ngay cả ở những người có cân nặng bình thường có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch [2]. Chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ cung cấp mặt cắt ngang cơ thể cho phép xác định phân bố và thể tích các mô mỡ nội tạng (VAT) như ở gan, tuỵ, tim, cơ xương. Đặc biệt, mô mỡ màng ngoài tim có liên quan đáng kể với chu vi vòng bụng, huyết áp, mức đề kháng Insulin và rối loạn lipid máu. Nghiên cứu đa sắc tộc về xơ vữa động mạch cho thấy mỡ màng ngoài tim có liên quan đến nguy cơ bệnh tim mạch do mọi nguyên nhân, bệnh mạch vànhsuy tim [3]. Trong nghiên cứu Rancho Bernardo, nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân cao hơn 34% trên mỗi lần tăng lượng mỡ màng ngoài tim 1-SD sau khi điều chỉnh theo độ tuổi, giới tính, lipid, glucose và adipocytokine [4].

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch

Các nghiên cứu cho thấy béo phì có liên quan đến các bệnh lý tim mạch bao gồm: bệnh động mạch vành, suy tim, rối loạn nhịp tim (rung nhĩ và đột tử do tim). Phần này của bài báo cáo trình bày liên quan giữa béo phì và bệnh động mạch vành.

1. Sự liên quan giữa béo phì và bệnh động mạch vành

Phân tích tổng hợp > 300000 người trưởng thành với hơn 18000 người mắc bệnh mạch vành cho thấy BMI ở mức thừa cân và béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành [5].

Sinh lý bệnh của bệnh động mạch vành ở người béo phì: quá trình xơ vữa động mạch vành được khởi động ngay từ thời trẻ, bắt đầu khi các đại thực bào ăn este cholesterol và lắng đọng lại trong thành mạch máu làm dày lên lớp nội mạc động mạch. Tích tụ lipid này qua thời gian tạo thành xơ vữa động mạch, xuất hiện ở cả người trẻ tuổi [6]. Béo phì đẩy nhanh quá trình này thông qua cơ chế đề kháng Insulin và tăng phản ứng viêm. Mỡ nội tạng thúc đẩy quá trình viêm hệ thống và viêm thành mạch, làm tăng  khả năng oxy hoá lipoprotein phân tử thấp, từ đó làm tăng quá trình tạo xơ vữa. Kháng Insulin có liên quan đến rối loạn lipid máu (triglycerid cao, HDL- C thấp, LDL-C nhiều, dày đặc) và các rối loạn chuyển hoá khác. Độ dày nội mạc động mạch cảnh là biểu hiện sớm của bệnh xơ vữa động mạch ở người trẻ có liên quan đến béo phì, đặc biệt ỏ những trẻ tăng cân mạn tính từ khi còn nhỏ đến tuổi trưởng thành.

2. Chẩn đoán bệnh động mạch vành ở người béo phì

Đánh giá bệnh mạch vành khá khó khăn ở người béo phì: ECG cơ bản bị ảnh hưởng, khả năng gắng sức giảm ( khó thở, hạn chế vì hình thể, rối loạn chức năng tâm trương thất trái). Các biện pháp phù hợp hơn với người bệnh béo phì để chẩn đoán bệnh mạch vành bao gồm: Spect, siêu âm tim gắng sức, C MRI gắng sức trong đó chụp mạch vành là tiêu chuẩn vàng.

Các thay đổi trên điện tâm đồ ở bệnh nhân béo phì: tăng tần số tim, tăng khoảng QRS, tăng khoảng QTc, dấu hiệu dương tính giả của nhồi máu cơ tim sau dưới.

Các thay đổi ít gặp hơn: tăng khoảng PR, tăng điện áp QRS, tăng khoảng QT, tăng biến đổi STT, tăng ST chênh xuống, trục trái, T dẹt, giãn nhĩ trái.

Điện tâm đồ gắng sức thảm chạy: các bệnh nhân béo phì thường không đạt được 80%-85% tần số tim theo tuổi để chẩn đoán, huyết áp cũng thường cao hơn.

Siêu âm tim gắng sức: gặp hạn chế ở bệnh nhân béo phì vì bệnh lý phổi kèm theo, độ dày thành ngực, thay đổi theo hô hấp.

Chụp cộng hưởng từ tim gắng sức: cho phép đánh giá giảm tưới máu, bất thường vận động thành tim, phân suất tống máu thất trái, sẹo nhồi máu.C MRI và C PET là các kỹ thuật chẩn đoán ít bị ảnh hưởng nhất bởi béo phì. Giới hạn của MRI khi cân nặng người bệnh vượt quá 152kg, vòng bụng quá lớn hoặc sợ không gian kín.

Chụp cắt lớp vi tính mạch vành: nghiên cứu 553 bệnh nhân chụp MSCT mạch vành cho thấy nguy cơ mảng xơ vữa không vôi hoá tăng lên khi mỡ nội tạng cao hơn. Tuy nhiên hình ảnh CT mạch vành giảm chất lượng khi BMI tăng lên.

Chụp DSA mạch vành: khó khăn chủ yếu khi tiếp cận mạch máu, nguy cơ chảy máu sau can thiệp.

Siêu âm nội mạch: nghiên cứu hồi cứu trên 3158 bệnh nhân trong đó có 32% bệnh nhân có BMI> 25kg/m2 đã chứng minh bằng chứng về các đặc điểm mảng xơ vữa có nguy cơ cao và BMI là yếu tố dự báo độc lập nguy cơ hội chứng vành cấp trong tương lai [7]. Mỡ nội tạng vùng bụng là yếu tố dự báo độc lập sự hiện diện và mức độ của mảng xơ vữa không vôi hoá.

Mối liên hệ giữa béo phì và bệnh lý mạch vành

Mối liên hệ giữa béo phì và bệnh lý mạch vành

3 Quản lý và điều trị béo phì ở người bệnh mạch vành

Giảm cân: điều chỉnh lối sống và giảm cân cải thiện hầu hết các rối loạn chuyển hoá và các bất thường sinh lý bệnh liên quan như đáp ứng viêm hệ thống và rối loạn chức năng nội mô. Các thử nghiệm giảm cân bằng thuốc không chứng minh được sự giảm rõ ràng bệnh mạch vành tuy nhiên nghiên cứu về bệnh nhân béo phì ở Thuỵ Điển cho thấy tỷ lệ các biến cố tim mạch gây tử vong và không tử vong thấp hơn đáng kể ở các bệnh nhân có phẫu thuật giảm cân ( thu nhỏ dạ dày) [8]. Nguyên nhân được giải thích do mức độ giảm cân ( bằng thuốc khoảng 5-10kg so với phẫu thuật khoảng 10-40kg). Giảm cân nhẹ, ngắn hạn có thể không đủ để khắc phục hoàn toàn những tác hại lâu dài của béo phì lên mạch máu.

Mục tiêu chung của việc giảm cân là ngăn ngừa tăng cân thêm, giảm trọng lượng cơ thể và duy trì trọng lượng cơ thể trong thời gian dài. Phân tích hậu kỳ của Look AHEAD - thử nghiệm lâm sàng lớn nhất về thay đổi lối sống để điều trị béo phì ở bệnh nhân đái tháo đường type II cho thấy những người tham gia giảm > 10% cân nặng đã giảm đáng kể các biến cố tim mạch [9]. Chế độ ăn Địa Trung Hải làm giảm ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tim mạch cao có thể giúp ích cho nhóm bệnh nhân này [10]. Ngoài ra hoạt động thể chất đặc biệt là tập thể dục nhịp điệu (aerobics) có ảnh hưởng đến cải thiện độ nhạy Insulin, chức năng nội mô và giảm các dấu hiệu tiền viêm độc lập với giảm cân [11]. Liraglutide - thuốc điều trị đái tháo đường được chứng minh làm giảm các biến cố mạch vành nặng và tử vong do tim mạch trong thử nghiệm LEADER [12]. Nghiên cứu hồi cứu trên 20235 bệnh nhân béo phì cho thấy phẫu thuật giảm béo có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh mạch vành thấp hơn (nhồi máu cơ tim cấp, đau ngực không ổn định, can thiệp mạch vành qua da hoặc phẫu thuật bắc cầu chủ vành) [13]. Nghiên cứu SOS (các bệnh nhân béo phì Thuỵ Điển) cũng chứng minh giảm tỷ lệ tử vong tim mạch ở nhóm phẫu thuật giảm cân so với nhóm chứng [8].

4. Can thiệp mạch vành qua da ở người béo phì

Kết quả ngắn hạn: Sau can thiệp vành qua da, các bệnh nhân béo phì có tỷ lệ tử vong cao hơn nhưng ít biến cố chảy máu hơn [14]. Nghiên cứu khác trên 227042 bệnh nhân với 37.2% bị béo phì và 7,4% béo phì nặng cho thấy bệnh nhân béo phì nặng có tỷ lệ suy thận do thuốc cản quang nhiều hơn đáng kể so với bệnh nhân thừa cân [15].

Kết quả dài hạn: nghịch lý là các bệnh nhân có BMI thấp có nhiều biến cố 5 năm sau PCI hơn bệnh nhân béo phì, nghiên cứu trên 23181 bệnh nhân từ 11 nghiên cứu PCI tiền cứu cho thấy nguy cơ biến cố tim mạch cao hơn ở những bệnh nhân có BMI thấp hơn (<18.5kg/m2) và giảm ở những bệnh nhân có BMI cao hơn (>30kg/m2) [16]. Tuy nhiên tỷ lệ tử vong sau 5 năm và 10 năm sau PCI cao hơn ở nhóm bệnh nhân béo phì nặng so với nhóm có BMI bình thường [17]

Liệu pháp kháng tiểu cầu ở bệnh nhân béo phì: bệnh nhân béo phì có phản ứng tiểu cầu cao hơn bao gồm chức năng tiểu cầu, độ kết tập tiểu cầu do mô mỡ tạo ra nhiều hoạt chất sinh học và enzym như leptin, adiponectin, TNF, interleukin-6 và resistin [18]. Nghiên cứu so sánh phản ứng tiểu cầu sau khi uống Aspirin ở những bệnh nhân béo phì cao hơn so với nhóm không béo phì với đỉnh là 1h và đáy là sau 24h [19]. Một số dữ liệu cho thấy Prasugrel hiệu quả hơn Clopidogrel trong điều trị kết tập tiểu cầu ở bệnh nhân béo phì [20].

Béo phì còn làm tăng nguy cơ đột quỵ cao gấp 6 lần

Béo phì còn làm tăng nguy cơ đột quỵ cao gấp 6 lần

Phẫu thuật bắc cầu chủ vành ( CABG): trong một nghiên cứu đoàn hệ đa trung tâm hồi cứu, tỷ lệ tử vong do phẫu thuật trong 30 ngày cao nhất ở các nhóm BMI quá giới hạn (BMI< 20 và > 40kg/m2) và thấp nhất gần chỉ số BMI = 30kg/m2, cho thấy tương quan hình chữ U [21]. Các nghiên cứu ghi nhận béo phì có liên hệ với gia tăng các biến chứng sau phẫu thuật CABG như suy thận, suy hô hấp, rối loạn nhịp tim, cần truyền máu trong phẫu thuật. Ngược lại các biến cố mạch não và chảy máu sau mổ lại không cao hơn ở các bệnh nhân béo phì [22]. Tỷ lệ mắc rung nhĩ sau phẫu thuật cao hơn ở các bệnh nhân béo phì và thời gian điều trị nội trú cũng dài hơn [17]. Đặc biệt, nghiên cứu đoàn hệ lớn trên các bệnh nhân phẫu thuật CABG, chỉ số vòng bụng có liên quan với rung nhĩ sau phẫu thuật cao hơn, thở máy kéo dài, phải đặt lại nội khí quản, suy thận, thời gian hồi sức kéo dài, độc lập với BMI [23]. Nhiễm trùng xương ức, nhiễm trùng vết mổ và vị trí canuyl tĩnh mạch chủ cũng hay gặp hơn ở bệnh nhan béo phì [24].

5. Vậy làm thế nào để phòng ngừa và điều trị bệnh động mạch vành ở người béo phì hiệu quả?

Như chúng ta đã biết, bệnh động mạch vành bản chất là do mỡ máu tích tụ lâu ngày tạo thành xơ vữa động mạch vành (mạch máu nuôi tim) dẫn đến mạch vành bị hẹp lại dẫn đến tim không được cấp đủ máu để duy trì sự hoạt động bình thường lâu ngày dẫn đến suy tim. Nếu động mạch vành bị tắc sẽ dẫn tới nhồi máu cơ tim cực kỳ nguy hiểm. Vậy để phòng ngừa và điều trị bệnh động mạch vành hiệu quả thì việc quan trọng nhất chính là làm thế nào để giảm mỡ máu và điều trị xơ vữa động mạch vành. Giải pháp hiệu quả cho vấn đề này chính là Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc.

Sản phẩm tham khảo: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html

Ngoài ra, người bệnh béo phì nên có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý để giảm cân nặng, giảm mỡ thừa. Có thể dùng Cà phê giảm cân & thải độc kết hợp cùng chế độ ăn uống và tập luyện.

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Tin liên quan

Hệ Bạch Huyết Ảnh Hưởng Thế Nào Đến Sức Khỏe Của Làn Da? Hệ Bạch Huyết Ảnh Hưởng Thế Nào Đến Sức Khỏe Của Làn Da?
Trong cơ thể con người có đến gần 600 hạch bạch huyết, nhưng các bạn đã biết chức năng của những hạch bạch huyết này là gì chưa?
Ceramide Là Gì Và Có Tác Dụng Gì Đối Với Làn Da? Ceramide Là Gì Và Có Tác Dụng Gì Đối Với Làn Da?
Tìm hiểu và bắt kịp các liệu trình để trẻ hóa làn da trên diện rộng là một trong những thử thách với toàn bộ với các chủ cơ sở da liễu, spa, clinic,... Bởi...
Cấu Tạo Của Lớp Thượng Bì Da Cấu Tạo Của Lớp Thượng Bì Da
Nhất dáng, nhì da là câu nói để minh chứng sự quan trọng của làn da về vấn đề góp phần tạo nên nét đẹp của mỗi một con người. Bởi lẽ làn da là cơ quan...
Cấu Trúc Của Da Người - Hiểu Để Chăm Sóc Da Cấu Trúc Của Da Người - Hiểu Để Chăm Sóc Da
Người xưa thường nói “cái răng cái tóc là góc con người”, hoặc “nhất dáng nhì da thứ ba đường nét”, chúng tôi muốn nhắc đến những câu nói này để nói...
Viêm Da Tiết Bã Là Gì Và Có Liên Quan Gì Đến Mụn Trứng Cá? Viêm Da Tiết Bã Là Gì Và Có Liên Quan Gì Đến Mụn Trứng Cá?
Viêm da tiết bã nhờn ảnh hưởng đến khoảng 2% dân số. Tình trạng da này khiến nhiều chủ cơ sở da liễu phải lắc đầu ngao ngán bởi nó có thể không trị được...
Tuyến Bã Nhờn Là Gì Và Có Chức Năng Gì Với Làn Da? Tuyến Bã Nhờn Là Gì Và Có Chức Năng Gì Với Làn Da?
Da nhờn, da bóng dầu là tình trạng tuyến bã nhờn hoạt động một cách quá mức khiến cho một lượng bã nhờn dồi dào được sản sinh trên da. Khi đó làn da sẽ...
Chăm Sóc Da Lão Hóa - Những Điều Nên Và Không Nên Làm Chăm Sóc Da Lão Hóa - Những Điều Nên Và Không Nên Làm
Từ độ tuổi 30, làn da chúng ta sẽ trở nên thiếu sức sống do tác hại từ tia UV và ánh nắng mặt trời,... Những vấn đề về da như tăng sắc tố, nám, đồi mồi,...
Phân Biệt Các Loại Mụn Thường Gặp Trên Da Phân Biệt Các Loại Mụn Thường Gặp Trên Da
Da là một hệ sinh thái - sống, thở và chịu tác động của môi trường theo thời gian. Chính vì thế khi mà các loại mụn xuất hiện là những "hồi chuông" cảnh báo...
Cách Khắc Phục Làn Da Dầu Chỉ Với Các Bước Đơn Giản Cách Khắc Phục Làn Da Dầu Chỉ Với Các Bước Đơn Giản
Da dầu tiết dầu và bã nhờn dư thừa có thể khiến chúng ta đau đầu vì lỗ chân lông bị bí tắc gây ra mụn và tình trạng bóng bẩy thường thấy trên da.
Cách Khắc Phục Làn Da Xỉn Màu, Thiếu Sức Sống Cách Khắc Phục Làn Da Xỉn Màu, Thiếu Sức Sống
Ánh nắng Mặt Trời gay gắt khiến bạn có che chắn kỹ thế nào cũng không tránh khỏi những vùng da sạm, không đều màu, xỉn màu, thiếu sức sống. Sở hữu làn...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

5 Thành Phần Acid Vàng Trong Mỹ Phẩm Giữ Gìn Làn Da Không Tuổi 5 Thành Phần Acid Vàng Trong Mỹ Phẩm Giữ Gìn Làn Da Không Tuổi
Với các tín đồ làm đẹp, trong quy trình skincare chống lão hóa thì việc hiểu rõ về các thành phần Acid tự nhiên trong mỹ phẩm sẽ giúp bạn đạt được làn da...

10 Lý Do Bạn Nên Thoa Kem Chống Nắng Mỗi Ngày 10 Lý Do Bạn Nên Thoa Kem Chống Nắng Mỗi Ngày
Da sạm nám, lão hóa nhanh, dễ kích ứng và nổi mụn phần lớn cũng đến từ việc chúng ta không bảo vệ hằng ngày với kem chống nắng.

Cách Chăm Sóc Da Theo Từng Độ Tuổi Cách Chăm Sóc Da Theo Từng Độ Tuổi
Trong hành trình chăm sóc sắc đẹp, việc hiểu rõ và áp dụng các bí kíp chăm sóc da phù hợp với từng độ tuổi là chìa khóa để có làn da mịn màng, rạng rỡ...

3 Biến Chứng Tiểu Đường Thường Gặp Trong Mùa Lạnh Và Cách Phòng Ngừa 3 Biến Chứng Tiểu Đường Thường Gặp Trong Mùa Lạnh Và Cách Phòng Ngừa
Thời tiết chuyển lạnh khiến cơ thể cần nhiều năng lượng hơn để giữ ấm, do vậy người bệnh tiểu đường thường có cảm giác đói và thèm ăn nhanh hơn, dẫn...

Thực Phẩm Tốt Cho Người Bệnh Lý Tuyến Giáp Ngày Lễ Tết Thực Phẩm Tốt Cho Người Bệnh Lý Tuyến Giáp Ngày Lễ Tết
Với những người mắc các bệnh về tuyến giáp như suy tuyến giáp, u tuyến giáp, rối loạn tuyến giáp, hay ung thư tuyến giáp... thường mất nhiều thời gian điều...

5 Nguyên Tắc Chăm Sóc Sức Khỏe Cho Bà Bầu Trong Kỳ Nghỉ Lễ Dài Ngày 5 Nguyên Tắc Chăm Sóc Sức Khỏe Cho Bà Bầu Trong Kỳ Nghỉ Lễ Dài Ngày
Trong dịp nghỉ lễ Tết Nguyên đán dài ngày, phụ nữ Việt thường phải bận rộn với công việc dọn dẹp nhà cửa, bếp núc và nhiều việc không tên khác... Tuy...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon