“Chỉ cần tập thể dục, ăn uống lành mạnh, không sử dụng các chất kích thích cùng kết hợp với việc chữa trị bệnh tiểu đường là khỏi thôi, đâu có gì đâu?” - Đây là một trong những lời tôi được nghe nhiều nhất trên các Group ở Facebook khi anh A khuyên chị B như vậy là đủ để giúp đường máu ổn định. Chính người bệnh là người hiểu rõ bản thân, tâm lý của mình đang chống chọi với một thứ bệnh mang tên "Căn Bệnh Thế Kỉ 21" chắc hẳn sẽ có phần nào mệt mỏi và sợ hãi, từng cấp độ căng thẳng sẽ tuỳ vào từng giai đoạn người bệnh đón nhận chúng! Hiển nhiên, nếu thường xuyên để stress xảy ra thì đường máu khó có thể kiểm soát tốt… Dưới đây là 5 mối quan hệ giữa Stress và Đái tháo đường tới mức độ quan trọng được tăng dần theo thứ tự.
Những căng thẳng, stress làm tăng đường huyết, thúc đẩy quá trình làm gia tăng tỷ lệ mắc đái tháo đường rất nhanh. Khi tâm trí bạn luôn cảm thấy bực bội, căng thẳng khiến các hormon làm tăng lượng đường trong máu (glucose) được tiết ra, tính kháng insulin được đẩy mạnh dẫn tới lượng đường trong máu tăng lên.
Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng những người chịu stress kéo dài có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn 57% so với những người có tinh thần thoải mái, không bị căng thẳng.
Stress kéo dài kích hoạt hệ trục: hạ đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận sản sinh 2 hormon cơ bản chống lại stress là: Adrenaline và Cortisone. Đồng thời, 2 hormon này còn làm gia tăng đường huyết, rối loạn chuyển hóa cơ bản, béo phì… khiến những người mắc stress kéo dài nhanh chóng mắc bệnh Đái tháo đường. Đồng thời, bệnh nhân tiểu đường bị stress kéo dài lại trở nên khó kiểm soát mức đường huyết. Cần giúp người bệnh giải tỏa stress để kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
Đó là lý do tại sao stress dưới mọi hình thức có thể góp phần làm tăng nồng độ đường trong máu của bạn.
Nhóm 1: Stress về thể chất.
Nhóm 2: Stress về tinh thần.
Người bệnh bị đái tháo đường, đã và đang mắc 1 trong 2 trường hợp căng thẳng trên, điều này sẽ gây khó khăn cho bạn để kiểm soát tốt nồng độ đường trong máu.
Khi nồng độ đường trong máu thường xuyên cao do stress gây ra sẽ dẫn đến một số biến chứng sức khỏe, bao gồm các rối loạn về thận, giảm thị lực, tổn thương mạch máu, tổn thương thần kinh và có thể làm nhiễm khuẩn nặng và kéo dài. Điều này không chỉ đến với người mắc tiểu đường, ngay cả những người bình thường vẫn có thể gặp nguy cơ gây hại đến vấn đề sức khoẻ bản thân.
Trong khi các hormon stres gây ra tăng lượng đường trong máu, có một số yếu tố khác cũng có thể làm cho mọi việc tồi tệ thêm. Bạn có thể mất cảm giác ngon miệng khi bị stress kéo dài. Nhiều người bị stress kéo dài thường có khuynh hướng dùng các thực phẩm không tốt cho sức khỏe như khoai tây chiên hay bánh kẹo. Một số người bị stress kéo dài không kiểm soát được dung nạp của cơ thể, có thói quen ăn quá nhiều trong giai đoạn stress. Tất cả những thay đổi về hành vi cùng với kém hoạt động thể chất sẽ làm cho bệnh đái tháo đường trở nên tồi tệ hơn, càng làm tăng lượng đường huyết, dẫn tới biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh.
Quên uống thuốc hoặc tiêm insulin.
Không kiểm tra thường xuyên chỉ số tiểu đường.
Vận động quá nhiều hoặc quá ít.
Ăn quá nhiều hoặc quá ít.
Sử dụng thực phẩm kém dinh dưỡng.
Không kiểm tra thường xuyên chỉ số tiểu đường.
Thậm chí khi bạn luôn duy trì điều trị tiểu đường nhưng khả năng kiểm soát đường huyết vẫn không có hiệu quả.
Nhận biết các triệu chứng sớm của tăng đường máu là rất quan trọng để có biện pháp cần thiết điều chỉnh ngay đường máu của bạn.
Những dấu hiệu sớm phổ biến nhất của đường máu cao là mệt mỏi, đi tiểu nhiều, mờ mắt và khát nước. Trong giai đoạn nặng, bạn có thể bị đau bụng, buồn nôn, hơi thở có mùi, thở nhanh, lú lẫn, yếu và bất tỉnh.
Hãy liên hệ với bác sĩ khi bạn gặp các triệu chứng ban đầu của đường máu cao hay bị tiêu chảy liên tục trong 24 giờ hoặc nhiều hơn. Tương tự như vậy, sốt kéo dài liên tục trong 24 giờ, lượng đường máu trên 250mg/dl trong hơn 24 giờ và nôn mửa liên tục trong hơn 24 giờ là các tình huống khác bạn cần đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh.
Tinh thần - Năng lượng bên trong là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới người bệnh đái tháo đường. Bạn có thể thực hiện một số bước sau để quản lý đường máu khi stress một cách tốt nhất, Gluzabet sẽ đưa ra những lời gợi ý sau tới các bạn:
Kiểm tra đường máu của bạn khi bạn đang bị stress. Bạn sẽ biết khi nào bạn bị stress và đây là thời điểm bạn nên theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu để điều chỉnh bằng chế độ ăn uống hoặc dùng thuốc theo hướng dẫn.
Thông báo cho bác sĩ của bạn khi có bất kỳ thay đổi trong cuộc sống có thể ảnh hưởng nồng độ đường trong máu của bạn. Dựa trên những thông tin bạn cung cấp, bác sĩ có thể thay đổi tạm thời liều lượng thuốc hoặc bổ sung một loại thuốc cần thiết.
Tìm hiểu để đối phó với những stress trong cuộc sống. Có một số cách đơn giản giúp thay đổi lối sống như đi bộ và tập trung thư giãn sẽ giúp giải stress khá hiệu quả. Hãy thử tập thiền và kỹ thuật thở để kiểm soát tốt stress. Bạn cũng có thể xem xét thực hiện một số bài tập thể dục như đạp xe, bơi lội… để quản lý tốt đường máu. Tập luyện tốt và thường xuyên cũng sẽ giúp làm giảm stress và cải thiện tâm trạng của bạn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Nhân sâm hay các chế phẩm từ Nhân sâm như Hồng sâm hay Hắc sâm, những sản phẩm này có tác dụng ích huyết, sinh tân, định thần và ích trí, sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng tress cực kỳ hiệu quả.
Đôi khi, cách tốt nhất để thoát khỏi stress là tìm cách nói và bộc lộ những nguyên nhân gây stress. Thực hiện một cuộc trò chuyện với một người bạn, gia đình hoặc một người nào đó mà bạn tin tưởng. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nhiều một khi bạn đã nói chuyện về những bất an và căng thẳng của bạn. Thậm chí bạn có thể tham gia các cộng đồng hỗ trợ trực tuyến để có được bản lĩnh tốt hơn nhằm đối phó với stress.
Tự trang bị cho bạn kiến thức và hiểu biết tốt hơn về cách đối phó với bệnh đái tháo đường. Cần tái khám đúng hẹn với bác sĩ. Bạn cũng nên sử dụng bộ dụng cụ giám sát đường máu nhanh tại nhà để phát hiện bất kỳ thay đổi lượng đường trong máu của bạn.
Cần thực hiện các bước để cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn. Stress sẽ tăng lên và kéo dài khi bạn không ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ cũng có thể dẫn đến rối loạn lo âu và khó khăn để quản lý lượng đường trong máu của bạn. Hãy nhớ rằng ngủ quá nhiều (hơn 8,5 giờ mỗi đêm) cũng có thể làm lượng đường trong máu cao. Do đó, cần ngủ đủ thời gian cần thiết, vì ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều không tốt cho đường máu.
Để có thể ổn định đường huyết, ngoài việc tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, sinh hoạt điều độ, hạn chế suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng ra thì chế độ ăn uống trong một ngày của bệnh nhân tiểu đường được lên tháp dinh dưỡng bởi các chuyên gia, các y bác sĩ. Trong đó, việc bổ sung sữa tiểu đường, đặc biệt là bổ sung Tinh dầu thông đỏ trong quá trình điều trị tiểu đường là một điều hết sức cần thiết.
Sản phẩm tham khảo: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com