Hotline

0902158663
MENU
0
25/09/2024 - 11:17 AMedallyhanquoc.vn 128 Lượt xem

Mụn trứng cá là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, điều làm mụn trở nên đáng sợ không chỉ là những nốt mụn sưng viêm mà còn là những vết sẹo dai dẳng, có thể theo bạn suốt đời.

Sẹo mụn không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sự tự tin và chất lượng cuộc sống. Vậy tại sao mụn lại gây sẹo và làm thế nào để xử lý sẹo mụn hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu từ góc nhìn của một chuyên gia da liễu.

Sẹo mụn do đâu mà có và cách điều trị như thế nào?

Sẹo mụn do đâu mà có và cách điều trị như thế nào?

1. Tại sao mụn lại gây sẹo?

Mụn là một quá trình viêm ảnh hưởng đến lớp trung bì của da, do đó sẹo có thể xuất hiện từ rất sớm. Trong giai đoạn không viêm, khi chỉ mới hình thành các nhân mụn, sẽ không tạo sẹo. Tuy nhiên, khi các tổn thương không viêm tiến triển thành tổn thương viêm, quá trình liền sẹo sẽ được kích hoạt. Nếu viêm lan rộng, sâu xuống lớp bì và không được điều trị đúng cách, sẹo sẽ hình thành. Sự khác biệt giữa các loại sẹo mụn là kết quả của mức độ và phạm vi của quá trình viêm cũng như khả năng tái sửa chữa của cơ thể.

Một nghiên cứu so sánh cho thấy tính chất mô học và đặc điểm miễn dịch học của các tổn thương mụn ở những người có xu hướng tạo sẹo khác biệt so với những người không tạo sẹo. Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu nổi trội ở những người dễ tạo sẹo, ban đầu có thể kém hiệu quả nhưng sẽ tăng dần và trở nên mạnh mẽ khi tổn thương phục hồi.

Đáp ứng viêm quá mức trong mô liền sẹo được cho là nguyên nhân gây ra sẹo. Ngược lại, những tổn thương không gây sẹo lại cho thấy đáp ứng viêm không đặc hiệu, chiếm phần lớn ở giai đoạn đầu và nhanh chóng lắng xuống khi tổn thương phục hồi. Do đó, việc kiểm soát viêm sớm có thể là yếu tố then chốt để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu việc hình thành sẹo ở những trường hợp mụn trứng cá.

Độ sâu và mức độ viêm sẽ quyết định số lượng, loại và độ sâu của sẹo mụn. Các tổn thương mụn bất thường bởi vì viêm bắt đầu dưới thượng bì trong vùng dưới phễu của cấu trúc nang lông tuyến bã. Hệ enzyme và các chất trung gian viêm sẽ phá hủy các cấu trúc da, dẫn đến sẹo tác động đến các cấu trúc nằm sâu trước hết. Hiện tượng co kéo sẽ làm sẹo lõm xuống.

2. Phân loại sẹo mụn như thế nào?

Sẹo mụn là kết quả của quá trình da tự chữa lành sau khi bị tổn thương do mụn trứng cá. Có nhiều loại sẹo mụn khác nhau, và mỗi loại có đặc điểm riêng biệt. Sẹo mụn được phân loại dựa trên màu sắc, độ sâu, đường nét và đặc tính bề mặt sẹo. Dưới đây là các loại sẹo mụn phổ biến mà bạn có thể gặp phải:

2.1. Sẹo mụn dạng dát:

Ở sẹo dạng dát, viêm chỉ xảy ra ở phần nông của trung bì và thượng bì, gây biến đổi màu sắc da. Sẹo mới có màu đỏ, trong khi sẹo cũ thường đậm màu hơn do tăng sắc tố sau viêm. Các chất trung gian viêm kích thích quá trình tạo melanin và các sắc tố này có thể tồn tại dai dẳng, đặc biệt ở những người có da sậm màu.

2.2. Sẹo mụn đáy nhọn:

Ở sẹo đáy nhọn (icepick scar), viêm mạnh mẽ lớp bì da gây hoại tử toàn bộ cấu trúc nang lông, tạo ra sẹo lõm sâu, hẹp và dạng đục lỗ. Sẹo đáy nhọn có tên gọi như vậy bởi vì hình dạng sẹo giống như dấu vết khi da bị găm bởi một cái đục đá (ice pick). Chúng là một đường ống thẳng đứng từ bề mặt xuống mô bì sâu hoặc mô dưới da, với đặc trưng mô học là đường ống dạng đan lưới được lót bởi nội mô tăng sản.

2.3. Sẹo mụn đáy tròn:

Ở sẹo đáy tròn (rolling scar), viêm ảnh hưởng không chỉ tại nang lông mà còn đến mô dưới da xung quanh, tuyến mồ hôi và các kênh mạch máu, tạo nên các sẹo sâu và rộng có hình lòng chảo.

2.4. Sẹo mụn đáy vuông:

Sẹo đáy vuông (boxscar) có dạng lõm hình tròn, bầu dục hoặc hình dạng bất thường khác với bờ dốc đứng sắc cạnh. Sẹo có bề mặt rộng hơn và không thon lại ở đáy như sẹo đáy nhọn. Sẹo dạng dải (linear scar) hình thành khi viêm lan rộng trên da, tạo nên các dải lõm hoặc dải giảm sắc tố. Sẹo cầu nối (bridging scar) xuất hiện khi viêm tái đi tái lại ở một vùng cụ thể, dẫn đến sự hình thành nhiều kênh xơ sẹo bên dưới.

2.5. Sẹo mụn dạng sẩn hoặc quanh nang lông:

Sẹo dạng sẩn hoặc quanh nang lông (perifollicular or papular scar) là những sẹo gờ lên mặt da, có cùng màu da hoặc nhạt màu hơn, hình thành do sự phá hủy cấu trúc sợi collagen và elastin xung quanh nang lông. Sẹo teo mô mỡ (lipoatrophic scar) hình thành khi viêm lan rộng, kéo dài ở những trường hợp mụn trứng cá nang, dẫn đến sự phá hủy mô mỡ, tạo nên những khoảng trống không được làm đầy, khiến da bị lõm sâu.

2.6. Sẹo mụn tăng sinh:

Sẹo tăng sinh (hypertrophic scar) hình thành do sự tích tụ quá mức collagen, trong khi hoạt động phân giải collagen giảm xuống. Sẹo có màu hồng hoặc màu da, chắc, gờ lên mặt da và thường thấy ở vùng quai hàm, vai, ngực và lưng. Sẹo lồi là những sẩn, cục màu tím đỏ có bờ lan rộng ra ngoài vị trí tổn thương mụn ban đầu và có thể gây ngứa hoặc đau. Về mặt mô học, sẹo lồi được đặc trưng bởi các bó sợi collagen không có cấu trúc tế bào, sắp xếp theo dạng vòng xoắn.

3. Phương pháp điều trị sẹo mụn hiệu quả hiện nay?

Trước đây, peel da từ lớp trung đến lớp sâu biểu bì thường là lựa chọn cho sẹo do mụn trứng cá, trong đó Trichloroacetic acid (TCA) và phenol được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, do tỷ lệ biến chứng cao và phức tạp, đặc biệt ở người có da sậm màu, peel da có thể được thay thế bằng Laser fractional. Dù vậy, peel da hóa học lặp lại ở lớp nông biểu bì vẫn đóng vai trò quan trọng trong điều trị mảng sẹo đỏ/tăng sắc tố và sẹo nông do trứng cá, đặc biệt ở người có làn da tối màu. Peel da hóa học lớp nông có thể sử dụng cho sẹo trứng cá nhẹ và còn cải thiện rối loạn sắc tố, lão hóa da và tổn thương da do ánh sáng. Đối với sẹo lõm, phương pháp bóc tách sẹo kết hợp với peel da hóa học mang lại hiệu quả tốt hơn.

Cách tốt nhất để tránh các biến chứng khi peel da, đặc biệt là ở những bệnh nhân đang bị mụn trứng cá, là sử dụng phương pháp phối hợp. Chuẩn bị da trước khi peel giúp da lành nhanh hơn và giảm nguy cơ biến chứng. Tránh nắng, sử dụng kem chống nắngchăm sóc da sau peel là rất quan trọng. Cảm giác bỏng rát thường gặp sau peel, đặc biệt ở những tổn thương đang tiến triển, có thể được giảm nhẹ bằng cách sử dụng nước muối sinh lý lạnh và kem chống nắng vật lý trong vài ngày đầu. Tuy nhiên, các biến chứng này ít gặp hơn khi thực hiện peel da ở lớp nông. Tăng sắc tố sau viêm là biến chứng thường gặp nhất, đặc biệt ở bệnh nhân không được chuẩn bị da kỹ lưỡng bằng các chất làm sáng da trước đó. Kích ứng da, nhiễm khuẩn, trứng cá nặng hơn, bùng phát herpes và rối loạn sắc tố da là các biến chứng có thể gặp sau peel da ở lớp giữa biểu bì. Đóng vảy dày, bong vảy, viêm da và đỏ da có thể thấy ở tất cả các loại peel. Đảm bảo điều trị tích cực bằng sản phẩm dưỡng ẩm, thậm chí sử dụng đồng peptide, vitamin C và các hoạt chất ức chế sắc tố để tránh tình trạng tăng sắc tố, đặc biệt ở bệnh nhân có làn da tối màu. Sử dụng steroid bôi tại chỗ ngắn ngày (2-4 ngày) để giảm viêm, nhưng chỉ nên dùng trong trường hợp viêm nặng. Thông thường, da sẽ trở lại bình thường sau 2-5 ngày đối với peel da lớp nông và 7-10 ngày với peel da lớp giữa.

Nhìn chung, peel da hóa học lớp nông là phương pháp hữu ích cho sẹo trứng cá. Ưu điểm của phương pháp này là có thể sử dụng cho cả mụn đang viêm, cải thiện sắc tố và kết cấu da. Đặc biệt, peel da hóa học có thể kết hợp với các kỹ thuật khác như bóc tách sẹo, CROSS và laser fractional để đạt được kết quả tốt hơn.

4. Lưu ý gì khi điều trị sẹo mụn để đạt hiệu quả tốt?

Điều trị sẹo mụn cần rất nhiều thời gian, chi phí và công sức. Để đạt hiệu quả trị sẹo tối ưu mà vẫn đảm bảo an toàn, trước và trong quá trình điều trị bạn cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

4.1. Tác động đúng giai đoạn điều trị sẹo mụn:

Việc tác động đúng giai đoạn điều trị của vết sẹo cũng góp phần không nhỏ làm tăng hiệu quả điều trị. Thông thường, nên điều trị sẹo sau khi mụn đã được kiểm soát, ở giai đoạn lành thương và đáy sẹo chưa xơ hóa. Tại thời điểm này, mức độ đáp ứng điều trị của các sản phẩm bôi thoa sẽ đạt hiệu quả tối ưu. Sẹo lâu năm khó điều trị là do các mô xơ đã được hình thành, nên việc bôi tại chỗ sẽ hầu như không đem lại thay đổi rõ rệt.

4.2. Lựa chọn đúng phương pháp điều trị sẹo mụn:

Tùy vào hình thái và mức độ nghiêm trọng của sẹo mà các Bác sĩ sẽ chỉ định liệu trình cụ thể đồng thời phối hợp các phương pháp khác nhau để đạt được hiệu quả tăng sinh mô sẹo tối ưu nhất. Các phương pháp này bao gồm lăn kim, laser, tách đáy sẹo, chấm TCA, với cơ chế tác động vào bề mặt sẹo nhằm tạo ra tổn thương trong tầm kiểm soát để kích thích tế bào phát ra tín hiệu phục hồi, thúc đẩy da tự tái tạo, tổng hợp collagen, từ đó đem đến kết quả trẻ hoá, cải thiện tình trạng da.

4.3. Chăm sóc da sau điều trị sẹo mụn:

Không tuân thủ đúng các bước chăm sóc da do bác sĩ hướng dẫn hay thực hiện sai cách là một trong những nguyên nhân chính khiến sẹo không đầy như mong muốn, thậm chí còn tồi tệ hơn trước khi điều trị. Giai đoạn tăng sinh và tái tạo trong quá trình liền thương là giai đoạn quan trọng để bổ sung các hoạt chất giúp phục hồi và bù đắp lại những tổn thương, giúp cho vết thương được lành lại một cách bình thường và thẩm mỹ nhất. Khi nhắc đến hoạt chất ưu việt trong chống lão hoá và kích thích phục hồi hiệu quả, chúng ta không thể không nhắc đến EGF (yếu tố tăng trưởng), cung cấp EGF tại các tổn thương da giúp mô sẹo tái tạo nhanh hơn, tăng sinh collagen và elastin, ngăn ngừa tăng sắc tố sau viêm, giảm thiểu nguy cơ hình thành vết thâm sau điều trị. GHK-Cu cũng là một hoạt chất được khuyên dùng sau các liệu trình điều trị xâm lấn vì đáp ứng được cả 2 yêu cầu: khả năng gây kích ứng thấp và hỗ trợ tăng sinh collagen, lành thương hiệu quả. Sử dụng đồng peptide (GHK-Cu) giúp rút ngắn thời gian nghỉ dưỡng sau điều trị. Đặc biệt, GHK-Cu còn có tính năng ngăn chặn sự tích tụ các collagen lỗi hoặc bị hư hỏng, điều hòa hoạt động của các enzyme phân hủy Collagen (MMPs), từ đó tái cấu trúc vùng da sẹo.

Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/cach-cham-soc-da-sau-khi-dieu-tri-seo-nhu-the-nao.html

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.

Tin liên quan

Thời Điểm Nào Nên Và Không Nên Bổ Sung Lợi Khuẩn Cho Da? Thời Điểm Nào Nên Và Không Nên Bổ Sung Lợi Khuẩn Cho Da?
Bổ sung lợi khuẩn cho da là một phương pháp dưỡng da ngày càng được quan tâm nhờ vào khả năng cân bằng hệ vi sinh, cải thiện sức khỏe và vẻ đẹp của làn...
Thứ Tự Ưu Tiên Các Bước Dưỡng Da Cơ Bản Thứ Tự Ưu Tiên Các Bước Dưỡng Da Cơ Bản
Một quy trình dưỡng da đúng cách không chỉ giúp da khỏe mạnh, mà còn tối ưu hóa hiệu quả của các sản phẩm chăm sóc. Thứ tự các bước dưỡng da cơ bản được...
Cơ Chế Xử Lý Các Loại Mụn, Liệu Bạn Đã Chăm Sóc Da Đúng Cách? Cơ Chế Xử Lý Các Loại Mụn, Liệu Bạn Đã Chăm Sóc Da Đúng Cách?
Mụn là tình trạng da phổ biến xuất hiện do nhiều nguyên nhân, từ yếu tố nội tiết, chế độ chăm sóc da không đúng cách, đến môi trường.
6 Dấu Hiệu Của Thiếu Máu Não, Dẫn Đột Quỵ Đến Gần Đừng Bỏ Qua 6 Dấu Hiệu Của Thiếu Máu Não, Dẫn Đột Quỵ Đến Gần Đừng Bỏ Qua
Thiếu máu não là tình trạng lưu lượng máu tới não bị giảm, từ đó, lượng oxy và dưỡng chất cung cấp cho não bộ bị giảm, các tế bào thần kinh thiếu năng...
Vì Sao Da Dầu Cần Dưỡng Ẩm Và Cách Dưỡng Ẩm Không Gây Bí Da? Vì Sao Da Dầu Cần Dưỡng Ẩm Và Cách Dưỡng Ẩm Không Gây Bí Da?
Vì sao da dầu cần dưỡng ẩm? Kem dưỡng ẩm đem lại lợi ích gì cho làn da? Đây là những thắc mắc chung của nhiều cô nàng nhưng cho tới hiện tại chưa có câu...
Lạm Dụng Thuốc Giảm Cân Coi Chừng Tổn Thương Thận Lạm Dụng Thuốc Giảm Cân Coi Chừng Tổn Thương Thận
Tăng cân mất kiểm soát, nhiều chị em rơi vào tình trạng béo phì, thừa cân, dẫn đến lo âu về hình thể của bản thân. Một số người tìm đến các sản phẩm...
Sỏi Túi Mật - Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa Sỏi Túi Mật - Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa
Sỏi túi mật là một vấn đề sức khỏe phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Đây là tình trạng hình thành các viên sỏi cứng trong...
Bạn Có Thực Sự Hiểu Về Mỡ Trong Cơ Thể Và Sức Khỏe? Bạn Có Thực Sự Hiểu Về Mỡ Trong Cơ Thể Và Sức Khỏe?
Mỡ dưới góc nhìn của nhiều người, luôn là “thảm họa”. Tuy nhiên, dưới góc nhìn y học, Mỡ có thể là kẻ thù của sức khỏe nhưng đồng thời, Mỡ cũng có...
Nên Bổ Sung Omega-3 Hay Omega-3-6-9 Sẽ Tốt Hơn Cho Cơ Thể? Nên Bổ Sung Omega-3 Hay Omega-3-6-9 Sẽ Tốt Hơn Cho Cơ Thể?
Omega-3, Omega-6, Omega-9 đều là acid béo không no tốt cho sức khỏe. Nhưng bạn có biết chúng khác nhau thế nào và đâu mới là dưỡng chất cần thiết hơn?
6 Dấu Hiệu Cơ Thể Lên Tiếng Khi Thiếu Omega-3 6 Dấu Hiệu Cơ Thể Lên Tiếng Khi Thiếu Omega-3
Omega-3 là “siêu dưỡng chất” giúp giữ gìn làn da, bảo vệ mắt, tăng cường trí nhớ và hỗ trợ tim mạch. Nếu bạn thường xuyên gặp các vấn đề sức khỏe...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa? Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa?
Lão hóa da là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng bạn có thể làm chậm và cải thiện tình trạng này bằng các biện pháp chăm sóc da đúng cách.

Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám? Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám?
Tăng sắc tố da, bao gồm nám, tàn nhang và đốm đồi mồi, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và chủng tộc. Các phương pháp điều trị hiện tại thường...

Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da
Hàng rào sinh học là lớp phòng thủ đầu tiên của hàng rào bảo vệ da. Đây là một quần thể các vi sinh vật sinh sống trên da bao gồm lợi khuẩn, hại khuẩn, nấm,......

Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe? Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe?
Hormone tuyến giáp duy trì sức khỏe tốt bằng cách giữ cho cơ thể hoạt động bình thường bằng cách điều chỉnh mức năng lượng, sự trao đổi chất, nhiệt độ...

Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào? Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào?
Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là một tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon