Để có được phác đồ điều trị phù hợp với bệnh lí rối loạn sắc tố ở mỗi tình trạng da, các bệnh nhân, chủ spa /TMV cần có những kiến thức cơ bản về vấn đề này.
Rối loạn sắc tố da là tình trạng vùng da có màu bất thường, có thể đậm màu hoặc sáng hơn những vùng xung quanh dẫn đến tính trạng da không đều màu gây mất thẩm mỹ.
Biểu hiện của rối loạn sắc tố da (RLSTD) thường gây nên những đốm nâu, nám, bạch biến… trên mặt và tay của người phụ nữ khiến người bệnh thiếu tự tin và ngại ngùng khi giao tiếp nơi đông người.
Rối loạn sắc tố da khiến màu da của một người bị thay đổi do sự thay đổi trong sản xuất melanin, sắc tố quyết định màu da. Rối loạn sắc tố có 2 loại là tăng sắc tố hoặc giảm sắc tố:
Tăng sắc tố da là sự xuất hiện của những đốm nâu với mức độ đậm nhạt, to nhỏ khác nhau, phân biệt rõ rệt các vùng da lân cận. Nếu xuất hiện trên mặt gọi là nám, còn ở những nơi khác trên cơ thể gọi chung là sạm, nám, tàn nhang....
Tăng sắc tố da ở da là do sự gia tăng melanin - là chất trong cơ thể chịu trách nhiệm về màu sắc của da (sắc tố) như nám, tàn nhang, đồi mồi.... Nguyên nhân gây nên tăng sắc tố da chẳng hạn như: mang thai, bệnh addison - giảm chức năng của tuyến thượng thận,... 70% là do tia UV. Với tình trạng này thì nó không gây nguy hiểm gì cho cơ thể nhưng nó sẽ làm mất tính thẩm mỹ làm giảm sự tự tin trước người đối diện. Do đó, hãy bảo vệ làn da với Kem chống nắng ngừa nám Edally EX hàng ngày.
Giảm sắc tố da là vùng da bị ảnh hưởng có màu nhạt hoặc mất màu so với làn da bình thường (còn được gọi là bệnh bạch biến, bạch tạng...).Giảm sắc tố da ở da là kết quả của việc giảm sản xuất sắc tố melanin. Một vài ví dụ về giảm sắc tố bao gồm:
Bệnh bạch biến: là một trong những tình trạng rối loạn tự miễn dịch trong đó các tế bào sản xuất sắc tố bị tổn thương gây ra các mảng trắng và mịn trên da. Bệnh này không chữa khỏi được và nó không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Bệnh bạch tạng: là một tình trạng rối loạn do di truyền hiếm gặp. Nguyên nhân của bệnh là do không có enzyme sản xuất sắc tố melanin, dẫn đến việc thiếu hoàn toàn sắc tố ở da, tóc và mắt. Đây là bệnh không thể chữa khỏi, họ nên sử dụng kem chống nắng mọi lúc vì làn da sẽ có nhiều khả năng bị tổn thương bởi ánh nắng mặt trời và có thể gây ra ung thư da ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng.
Mất sắc tố do tổn thương trên da: Nếu bạn bị nhiễm trùng da, phồng rộp, bỏng hoặc các tổn thương khác trên da, thì làn da của bạn có thể bị mất sắc tố ở những vùng bị ảnh hưởng.
Rối loạn sắc tố da ảnh hưởng đến màu da và do một loại tế bào gọi là tế bào sắc tố gây ra. Khi các tế bào này bị hư hại hoặc không khỏe mạnh sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất melanin. Một số rối loạn sắc tố chỉ ảnh hưởng đến các mảng da hoặc có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
Rối loạn sắc tố da có thể khu trú hoặc lan rộng và những thay đổi mà chúng gây ra cho da được phân loại rộng rãi là giảm sắc tố da và tăng sắc tố da.
Nguyên nhân chính là do tia UV, việc tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời có thể gây rối loạn quá trình sản sinh melanin, dẫn đến chứng tăng sắc tố da. Ngoài ra, tăng sắc tố da xuất hiện do yếu tố di truyền hoặc do nội tiết trong cơ thể, và có thể do rối loạn chuyển hóa: chẳng hạn những bệnh nhân bị bệnh Addison do rối loạn chuyển hóa một số ion trong cơ thể, gây tổn thương tuyến thượng thận làm sạm da ở những vùng như nách, bẹn. Và một nguyên nhân nữa là do yếu tố chủng tộc, nòi giống (di truyền).
Nguyên nhân giảm sắc tố da (bệnh bạch biến, bạch tạng) tới nay vẫn chưa được kết luận cụ thể. Có một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, yếu tố di truyền và tự miễn dịch là nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, yếu tố rối loạn thần kinh, xúc động, căng thẳng thần kinh, rối loạn giao cảm, lang ben, hắc lào, bệnh ảnh hưởng chức năng tuyến giáp, thượng thận, tuyến sinh dục… cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh bạch biến (giảm sắc tố da).
Giảm sắc tố có nguyên nhân từ mất gốc sắc tố có thể là một phần hoặc toàn bộ và tạm thời hoặc vĩnh viễn. Giảm sắc tố là do tế bào sản sinh ra một lượng rất thấp melanin và nó làm cho da trắng hơn bình thường. Ngoài các rối loạn sắc tố nguyên phát, giảm sắc tố da cũng có thể do các tổn thương trên da như bỏng, loét, tiếp xúc với hóa chất hoặc nhiễm trùng da hoặc các tổn thương từ phương pháp điều trị công nghệ cao.
Chứng tăng sắc tố da là kết quả của việc các tế bào hắc tố sản xuất ra một lượng rất cao melanin, làm cho da sẫm màu hơn bình thường. Tăng sắc tố thường tạo ra các mảng nám đối xứng hai má, ở trán, môi trên… nguyên nhân cũng có thể do các chất tạo sắc tố khác, thuốc hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Nhìn chung các rối loạn sắc tố đều có liên quan đến những yếu tố tác động bên ngoài như ánh nắng mặt trời, ánh sáng nhìn thấy, ô nhiễm môi trương và các yếu tố bên trong như di truyền, thay đổi nội tiết, sự tích luỹ thuốc… Từ đây chúng ta thấy được việc kiểm soát sự rối loạn không đơn giản mà cần có sự phối hợp thoa bên ngoài, uống bên trong cũng như kết hợp các công nghệ cao để điều trị.
Rối loạn sắc tố da không nguy hiểm, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng để lâu sẽ gây mất thẩm mỹ trên khuôn mặt và khiến phụ nữ tự ti khi tiếp xúc trước đám đông.
Tình trạng rối loạn sắc tố da được biểu hiện dưới các loại bệnh phổ biến như: nám da, tàn nhang, tăng sắc tố sau viêm, bạch tạng, bạch biến…
Về lâu dài nếu không điều trị và phòng ngừa sớm thì nám, tàn nhang sẽ có xu hướng lan rộng và đậm màu hơn dẫn tới việc điều trị ngày càng khó khăn và mất thời gian hơn. Do đó nó sẽ làm ảnh hưởng tới tâm lý, mất tự tin, là rào cản vô hình trong công việc, tình cảm của bạn
Về sức khỏe: đối với người bạch tạch thường khá nhạy cảm, dễ bị bỏng khi ở dưới nắng lâu nhất là những bệnh nhân sinh sống ở khu vực nhiệt đới. Họ cũng có nguy cơ cao bị ung thư da nếu không được chăm sóc và bảo vệ đúng cách. Mắt của người bệnh cũng khá nhạy cảm với ánh sáng khiến thị lực bị tổn thương thậm chí mù lòa. Người bị bạch biến có tỉ lệ mắc các bệnh như đái đường, bệnh của chất tạo keo, các bệnh ác tính, thiếu máu kéo dài, bệnh tuyến giáp, xơ gan…cao hơn người thường
Về tâm lý, tinh thần: Hiện vẫn còn nhiều người kỳ thị bệnh nhân bạch tạng, bạch biến do vẻ ngoài khác lạ. Ở trẻ em mắc bệnh, có thể ảnh hưởng đến tâm lý, khả năng hòa nhập xã hội sau này.
Với mỗi tình trạng rối loạn sắc tố sẽ có chỉ định điều trị khác nhau. Đặc biệt với tình trạng giảm sắc tố cần có sự tư vấn và kê đơn của bác sĩ chuyên khoa.
Việc điều trị rối loạn sắc tố da rất khó khăn. Đối với tăng sắc tố da thì phải tìm hiểu nguyên nhân để điều trị nhưng đây là việc không dễ dàng, cần phải có thời gian. Chẳng hạn như với nám thì vai trò của việc bảo vệ da đứng hàng đầu, sau đó sẽ sử dụng những biện pháp hóa học hoặc vật lý để làm nhạt vết nám. Một số phương pháp điều trị tăng sắc tố phổ biến hiện nay như: sử dụng mỹ phẩm, thuốc đông y, tây y, lăm kim, vi kim, peel da, laser,... Tuy nhiên, việc chọn lựa biện pháp nào còn tùy thuộc vào đặc điểm của vết nám và một số yếu tố khác do bác sĩ quyết định (không phải vết nám nào cũng thành công với việc điều trị bằng tia laser).
Đối với giảm sắc tố da thì sử dụng những chất tăng nhạy cảm quang học như uống Paraminan, Psoralene hoặc thoa Meladinine. Tuy nhiên, các thuốc này phải được dùng trong một thời gian dài theo sự chỉ dẫn cụ thể của thầy thuốc và cũng có không ít tác dụng phụ như có thể làm tổn hại đến mắt, gan…
Nếu các bạn còn chưa nắm chắc kiến thức về cách phân biệt, lên phác đồ điều trị với từng loại rối loạn sắc tố nhanh tay liên hệ edallyhanquoc.vn nhé.
Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/cach-phan-biet-cac-dau-hieu-dom-sac-to-nam-tan-nhang-doi-moi.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com