Các dấu hiệu điển hình của bệnh có thể dễ nhận thấy là cổ cứng nhắc khó xoay chuyển kèm với dấu hiệu đau, đau cổ sau đó lan xuống vai, đau ở các khớp cổ và vai, ngoài ra còn đau đầu không rõ nguyên nhân… Thoái hóa đốt sống cổ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động cho người bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh đều gặp cả hai giới nam và nữ gần như ngang nhau.
Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng đĩa đệm, đốt sống suy thoái do bị bào mòn lớp sụn và xương dưới sụn. Bệnh lý này rất thường gặp. Độ tuổi trung niên chiếm tỷ lệ lên đến 85%. Khi bị thoái hóa cột sống cổ, triệu chứng đầu tiên và dễ thấy nhất là các cơn đau nhức ở khu trú xung quanh cổ và gáy. Sau đó, cơn đau lan dần xuống hai vai, dọc cánh tay, bàn tay và các ngón tay. Nặng hơn là yếu chi, khó khăn trong việc nâng cánh tay, cầm, nắm, giữ các đồ vật. Bệnh trở nặng, người bệnh có thể mất cảm giác ở tay.
Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những tên gọi của tình trạng bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống do nhiều nguyên nhân khác nhau trong công việc, lao động, hoạt động, tuổi tác. Nó là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ, bắt đầu bằng những hiện tượng hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ.
Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở những người có tư thế lao động cúi và sử dụng nhiều động tác ở vùng đầu cổ, có cường độ lao động cao (làm suốt ngày không nghỉ) và thâm niên lao động (tuổi nghề): có thể gặp ở người đi cấy (thoái hóa đốt sống cổ và đốt sống lưng), thợ cắt tóc, bác sĩ chuyên khoa răng, thợ trát vách, thợ sơn trần, diễn viên xiếc…
Ở những người cao tuổi, do quá trình lão hóa các đĩa liên đốt, các thân đốt do tưới máu kém nên dễ xuất hiện bệnh hơn ở người trẻ tuổi. Những người có người thân từng mắc căn bệnh này cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người trong gia đình không có người bị bệnh.
Tư thế hoạt động sai là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ. Làm việc kéo dài, ít vận động là những nguyên nhân chủ yếu gây là bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Những công việc luôn đòi hỏi cúi nhiều, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình vi tính quá lâu cũng sẽ làm sai lệch cấu trúc bình thường của cổ, dẫn tới biến đổi mô xương, dây chằng, cơ và dễ dẫn đến thoái hóa các mô cột sống hoặc hình thành các gai xương đốt sống.
Đặc biệt là làm việc máy tính nhiều, ít vận động là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống, gai cột sống. Nhất là khi làm việc, vị trí đặt tay trên bàn làm việc hay đối với máy tính quá cao hoặc quá thấp. Vùng cổ và vùng gáy không được thường xuyên cử động, hoặc chỉ giữ nguyên một tư thế. Thường xuyên nhìn lên rồi lại nhìn xuống. Vị trí ngồi quá thấp so với bàn làm việc.
Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm tuy nhiên nhiều người thường bỏ qua các triệu chứng điển hình. Các dấu hiệu cảnh báo bệnh có thể kể đến:
Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ bắt đầu khởi phát đột ngột bằng những cơn đau nhói cổ, xoay cổ nghe tiếng “khục” buốt rát khiến người bệnh ngại xoay chuyển.
Đau cột sống cổ khi trời lạnh, nằm gối đầu quá cao.
Đau tăng khi gắng sức, khi ho, giảm hoặc mất hẳn khi nghỉ ngơi.
Ngước đầu lên trần nhà, xoay trái phải thấy cứng và đau.
Sau lần đau cột sống cổ cấp tính đầu tiên thì sau đó, cơn đau sẽ chuyển dần sang dạng mãn tính do sự thoái hóa mạnh mẽ, thường là 30% sau 1 năm, 25% sau 1-5 năm, 19% sau 5-10 năm với các biểu hiện:
Tiếp tục các cơn đau như cấp tính nhưng với tần suất nhiều và mạnh hơn. Đau buốt, nhức mỏi cổ, cứng cổ không rõ lý do.
Khi ngủ dễ dàng bị tuột khỏi gối, tỉnh dậy khó chịu, đau cổ.
Người bệnh khó vận động cổ trong việc cúi ngửa xoay chuyển. Căn cứ vào tầm vận động bình thường để xác định những triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ đang ở giai đoạn nặng hay nhẹ.
Cúi cổ: <45 độ, cằm không chạm ức, cố gắng cúi thấy đau.
Ngửa cổ: <45 độ, mắt không nhìn thẳng lên trần nhà mà góc nhìn sẽ bị chéo. Khi ngửa hai bên cổ thấy căng và đau.
Quay cổ trái phải: <45 độ. Khi xoay cảm thấy rất cứng, khó xoay thậm chí có người không thể xoay cổ.
Gập nghiêng trái phải: <45-60 độ. Nhiều bệnh nhân chỉ gập được 10 độ đã thấy rất đau rồi.
Hội chứng rễ: Đau theo dải, đau sau gáy và kéo lên đầu hoặc từ cổ kéo xuống vai và cánh tay. Cường độ đau không giống nhau, đau nơi này che lấp nơi kia, rối loạn cảm giác (trừ cảm giác đau là vẫn thấy), teo cơ…
Dấu hiệu Lhermitte: Còn được gọi là triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ đa xơ cứng hay hiện tượng ghế thợ cắt tóc. Đó là cảm giác khó chịu đột ngột như luồng điện đi xuống cổ xuống xương sống, thậm chí cả tay, chân, ngón tay và ngón chân. Biểu hiện này mạnh hơn khi bạn cúi cổ về trước, nó có thể nhanh chóng kết thúc hoặc kéo dài một cách đáng sợ.
Trường hợp các đốt sống cổ C1, C2, C3, C4 thoái hóa sẽ gây đau đầu vùng chẩm, đau vùng trán, nhức đầu, hay nấc, xanh xao, gầy rộc, mất ngủ…
Đau nhức hai hốc mắt, thậm chí có cảm giác mờ mắt, chóng mặt, hoa mắt, trí nhớ suy giảm, hay quên.
Da đen sạm, tông màu không đều, xuất hiện nhiều tàn nhang… do tuần hoàn máu bị ảnh hưởng.
Cánh tay tê bì, hạn chế vận động tay, không thể cầm bút viết bình thường, không thể cầm đũa gắp thức ăn.
Cảm thấy ốm yếu, cảm giác không trọng lực, đi lại xiêu vẹo, không thể đi trên một đường thẳng.
Khả năng sinh dục và chức năng đại tiểu tiện khó khăn hơn.
Mất ưỡn: hoàn toàn không cúi ngửa xoay chuyển được đầu và cổ. Ấn vào các mỏm ngang thấy rất đau.
Biến dạng: cong vẹo cổ, sái cổ, biến dạng, mất đường cong sinh lý cổ.
Xuất hiện gai xương, biến chứng thành phồng lồi đĩa đệm, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Lúc này, tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng, các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ xuất hiện một cách dồn dập như: giảm nhiệt độ cơ thể (lạnh người), giảm tiết mồ hôi, mất phản xạ dựng lông, rối loạn dinh dưỡng da, teo cơ, mất phản xạ, mất cảm giác chi trên hoặc bại liệt hoàn toàn cổ, chỉ có thể nằm một chỗ.
Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh gặp chủ yếu ở tuổi trung niên. Khi càng lớn tuổi, cơ thể phải đối mặt với nhiều bệnh tật. Trong đó, các bệnh lý cơ xương khớp luôn âm thầm khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, mệt mỏi và thoái hóa đốt sống cổlà một trong những bệnh lý nếu không được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng chèn ép rễ thần kinh và tủy sống.
Thoái hóa đốt sống cổlà một căn bệnh liên quan trực tiếp đến các đốt sống cổ với nhiều nguyên nhân khác nhau và thường xảy ra ở độ tuổi 55 trở lên. Đó là tình trạng viêm dày và lắng tụ canxi ở các dây chằng dọc cổ, làm hẹp các lỗ ra của các rễ thần kinh. Đốt sống cổ có liên hệ mật thiết đến não bộ - cơ quan thần kinh trung ương quan trọng nhất của con người. Do đó, khi bị thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh có nguy cơ đối diện các biến chứng nguy hiểm như:
Chèn ép rễ thần kinh: Thông thường, biến chứng sớm nhất là sau giai đoạn đau đầu, xoay cổ thấy đau, vướng, nhất là thỉnh thoảng bị vẹo cổ, các triệu chứng đau nhức, tê, mỏi ở vùng chẩm, trán bắt đầu lan xuống cánh tay và tê, mỏi cánh tay, bàn tay, ngón tay.
Một biến chứng khác cũng thường gặp là gây rối loạn tiền đình, làm cho người bệnh mệt mỏi, ăn kém, ngủ kém, lo lắng, trầm cảm, đặc biệt với biến chứng này làm cho người cao tuổi rất dễ bị ngã gây tai nạn. Do thoái hóa đốt sống cổ làm tổn thương lỗ tiếp hợp ảnh hưởng đến sự lưu thông máu lên não gây thiếu máu não.
Biến chứng đáng chú ý nhất là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ gây chèn ép tủy sống có thể gây bại liệt một hoặc hai tay, rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn thực vật (đại tiểu tiện không tự chủ).
Chính vì thế khi cảm nhận bản thân đang mắc phải những triệu chứng trên, bạn cần khám bệnh sớm để được chữa trị và tư vấn kịp thời, tránh những biến chứng mà bản thân không hề mong muốn.
Thoái hóa đốt sống cổ khiến sụn khớp và các đốt sống bị bào mòn, cọ xát với rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng cổ vai gáy và lan xuống cánh tay, chân. Hiện tượng này thường xảy ra về ban đêm nhiều hơn hoặc khi thay đổi thời tiết. Chính vì vậy, điều trị thoái hóa đốt sống cổ chủ yếu là điều trị bảo tồn (điều trị nội khoa).
Bên cạnh đó người bệnh có thể kết hợp với một số biện pháp hỗ trợ giúp giảm đau, giúp cổ vai gáy thoải mái và linh hoạt hơn như: chườm ấm vùng cổ (có thể chườm bằng nước ấm hoặc lấy ngải cứu rang cùng với muối chườm lên vùng đau), xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, kết hợp việc bổ sung các loại Thực phẩm chức năng như Glucosamine, Colagen và Tinh dầu thông đỏ… để tái tạo sụn khớp, tăng cường lưu thông máu nuôi khớp, nhưng cần lựa chọn những đơn vị uy tín và người thực hiện phải được đào tạo bài bản và có chứng chỉ hành nghề cũng như nguồn gốc xuất xứ sản phẩm rõ ràng.
Tìm hiểu thêm: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com