Trầm cảm là một dạng bệnh lý về tâm thần, đang dần trở nên phổ biến trong xã hội ngày nay. Ở dạng nhẹ, trầm cảm chỉ ảnh hưởng đến bản thân người bệnh, gây suy sụp tinh thần và bào mòn thể chất. Ở mức độ nặng hơn, căn bệnh này có thể dẫn đến tử vong hoặc gây ra vô số hệ lụy cho gia đình bệnh nhân và xã hội.
Bên cạnh sự thay đổi về tâm lý, trầm cảm diễn biến trong thời gian dài cũng gây ra sự thay đổi về sức khỏe thể chất, đặc biệt là những thay đổi của não, bao gồm:
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trầm cảm có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, gây trở ngại trong việc lưu trữ, củng cố và lấy lại ký ức. Trong đó, tình trạng trầm cảm kéo dài sẽ làm giảm kích thước của vùng hải mã và những thay đổi ở vùng đồi thị, ảnh hưởng đến khả năng hình thành và lưu giữ ký ức do sự tăng tiết của hormone “căng thẳng” cortisol.
Tình trạng căng thẳng kéo dài làm thay đổi hệ thống miễn dịch, làm tăng phản ứng viêm tự hệ thần kinh trung ương. Đồng thời, cản trở đường truyền tín hiệu giữa các phần của não.
Trầm cảm có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến vỏ não trước trán - vùng não thực hiện các chức năng điều hành, quyết định đến khả năng chú ý, tập trung, lập kế hoạch, ra quyết định và giải quyết vấn đề của người bệnh. Đồng thời, bệnh nhân cũng thường xuyên bị dao động cảm xúc, động lực, gây nhiều khó khăn trong việc hoàn thành công việc.
Khi vỏ não trước trán có xu hướng giảm hoạt động, các vùng khác cũng có xu hướng đồng bộ với nhau. Điều này có thể dẫn tới những thay đổi về nhận thức, cảm xúc và sức khỏe toàn thân. Bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, vất vả, quá sức với các hoạt động sinh hoạt cơ bản thường ngày như: dọn dẹp nhà cửa, đánh răng, tắm gội, ăn uống,...
Trầm cảm là bệnh lý có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong cuộc sống: thất nghiệp, phá sản, ly hôn, sau khi sinh con, người thân mất,... gây ra những cơn sốc đối với tâm lý.
Thường xuyên cảm thấy buồn bã, lo lắng hoặc trống rỗng không thể nguôi ngoai.
Đôi khi cảm thấy tuyệt vọng, cáu kỉnh, thất vọng hoặc bồn chồn.
Dần mất hứng thú với những thứ từng yêu thích (thú vui, đồ ăn hoặc trò chơi điện tử,...).
Có xu hướng cô lập bản thân khỏi bạn bè và gia đình.
Gặp phải tình trạng khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều hoặc thay đổi chu kỳ giấc ngủ.
Suy giảm khả năng ghi nhớ, tập trung hoặc cảm thấy khó khăn khi đưa ra quyết định.
Bệnh trầm cảm đang có xu hướng trẻ hóa. Bên cạnh nguyên nhân đến từ yếu tố di truyền, cấu trúc não bộ bất thường hoặc những ký ức tuổi thơ bất hạnh, bệnh còn có thể xảy ra do nhiều yếu tố chủ quan khác. Thói quen lành mạnh giúp não tạo “phản ứng hạnh phúc” và kiểm soát suy nghĩ tiêu cực.
Ngủ đủ giấc.
Tập thể dục.
Thiền định.
Bổ sung Thực phẩm chức năng: Nhân sâm, Hồng sâm, Hắc sâm… giúp ích trị và định thần hiệu quả.
Link tham khảo: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Ngoài ra, bạn cũng nên dành thời gian kết nối với người thân và bạn bè xung quanh. Thời gian một mình để nghỉ ngơi và soi chiếu lại bản thân sẽ hữu ích cho sức khỏe tinh thần nếu nó không kéo dài quá lâu. Khi được trao đổi năng lượng tích cực với người khác kết hợp cùng các thói quen lành mạnh hàng ngày, bạn sẽ cảm thấy hài lòng hơn với cuộc sống cũng như tạo ra hệ miễn dịch tinh thần giúp ngăn ngừa bệnh trầm cảm.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com