Khó nuốt là một triệu chứng phổ biến sau đột quỵ, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy dinh dưỡng, mất nước và viêm phổi do hít phải. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách phục hồi chức năng nuốt sau đột quỵ não, dựa trên những nghiên cứu và phương pháp điều trị hiện đại.
Rối loạn nuốt là một di chứng của tai biến mạch máu não rất thường gặp, khiến người bệnh khó khăn trong ăn uống, gây ho, khó thở, hít sặc, co thắt phế quản và có thể dẫn đến tử vong. Nguyên nhân là bởi Đột quỵ gây tổn thương đến các vùng não kiểm soát chức năng nuốt, bao gồm vỏ não, thân não và các dây thần kinh liên quan. Tùy thuộc vào vùng não bị ảnh hưởng, bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc khởi động quá trình nuốt, phối hợp các cơ tham gia nuốt, hoặc bảo vệ đường thở trong quá trình này.
Là những kỹ thuật khi được áp dụng sẽ ngay lập tức cải thiện một cách hiệu quả hoặc tạo sự an toàn trong khi nuốt, nhưng chỉ mang tính nhất thời.
Gập cằm ra trước khi nuốt, người bệnh ở tư thế ngồi hoặc nửa ngồi. Động tác này có tác dụng làm các cấu trúc phía trước dịch chuyển ra sau làm hẹp đường vào thanh quản, giảm khoảng cách giữa nắp thanh môn và vách hầu giúp nắp thanh môn đóng kín hơn.
Xoay mặt về bên liệt khi nuốt. Động tác này giúp dồn thức ăn sang bên lành, tạo lực ép lên thành bên của thanh quản.
Xoay mặt về bên liệt đồng thời cúi xuống khi nuốt. Động tác này kết hợp được cả hai yếu tố trên.
Nghiêng đầu sang bên lành. Động tác này sử dụng trọng lực của thức ăn để dồn thức ăn sang bên mạnh của miệng và hầu.
Nằm xuống: làm thay đổi ảnh hưởng của trọng lực lên chất đọng lại khi có tình trạng đọng thức ăn trong hầu sau nuốt.
Tập cho bệnh nhân nhận thức cảm giác mặn, ngọt, chua, nóng, lạnh… để kích thích phản xạ nuốt. Biện pháp này có lợi khi bệnh nhân có rối loạn cảm giác gây ra chậm khởi động giai đoạn miệng.
Đây là các kỹ thuật điều trị khi được thực hiện một thời gian dẫn đến thay đổi sinh lý trong cơ chế nuốt. Có một số bài tập sau:
Tập vận động lưỡi: Đưa lưỡi ra trước càng xa càng tốt, lặp lại nhiều lần, giữ sao cho đầu lưỡi ở chính đường giữa cơ thể. Đưa lưỡi sang vùng niêm mạc má 2 bên, dùng tay kỹ thuật viên kháng lại bên ngoài má người bệnh, yêu cầu người bệnh dùng lưỡi đẩy tay kỹ thuật viên.
Tập phát âm: Nói các nguyên âm a, u, o, e, i. Có thể nói các cung điệu khác nhau. Nói các từ âm kh như (Quả khế…) hoặc âm l (la la). Tập các cơ vùng miệng (Như tập liệt VII).
Tập nuốt gắng sức: Đẩy dịch nước bọt ở trong miệng vào giữa lưỡi. Giữ môi thật chặt, và tưởng tưởng rằng bạn đang nuốt 1 quả nho, cố gắng thực hiện động tác nuốt mạnh. Số lượng thực hiện khác nhau tùy khả năng bệnh nhân.
Tập nhóm cơ hỗ trợ nuốt (Nghiệm pháp Shaker): Động tác gập cổ giúp khỏe cơ ức đòn chũm và cơ bám da cổ. Người bệnh nằm ngửa, cố định vai trên nền giường, nâng gập đầu về phía trước, giữ tư thế trong vòng 10 - 15 giây, cố gắng mắt nhìn ngón chân, rồi nghỉ, và lặp lại động tác tùy khả năng bệnh nhân. Bài tập này có thể thực hiện khi người bệnh ngồi, yêu cầu giữ cố định vai, gập cổ có lực đối kháng dưới cằm của kỹ thuật viên.
Tập đẩy hàm: Yêu cầu người bệnh đẩy hàm dưới ra trước càng xa càng tốt, giữ tại đó 5 giây, nghỉ về trạng thái bình thường, và tiếp tục lặp lại. Đẩy hàm sang 2 bên.
Tập nuốt với kích thích nuốt: Dùng kẹo mút, nước chanh chua vừa phải, nước lạnh hoặc nước ấm. Kích thích vùng niêm mạc má bên trái 3 lần, sau đó yêu cầu người bệnh nuốt, thực hiện tương tự với vùng niêm mạc má bên phải. Kích thích vùng mặt trên của lưỡi, tương tự như trên. Kích thích vùng niêm mạc miệng vùng trước răng cửa, vùng khẩu cái mềm, từ trung tâm lưỡi gà sang bên, kích thích 3 lần sau đó yêu cầu người bệnh nuốt, mỗi bên thực hiện 5 lần.
Bài tập Masako: Đưa lưỡi ra trước, và giữ cố định giữa 2 hàm răng, thực hiện động tác nuốt trong khi giữ cố định lưỡi tại chỗ. Mục đích bài tập: người bệnh nuốt với lưỡi ở 1/3 trước, có thể đưa lưỡi vào giữa 2 lần thực hiện.
Bài tập Mendelsohn: Đặt 3 ngón tay giữa của tay vào vùng da cổ dưới cằm, sau đó yêu cầu người bệnh nuốt, để cảm nhận sự di chuyển của lưỡi và họng. Những lần nuốt sau, tay kỹ thuật viên sẽ đẩy vùng họng của người bệnh lên càng cao càng tốt trong khi nuốt.
Bài tập Supraglottic: Đẩy dịch nước bọt ở trong miệng vào giữa lưỡi. Hít một hơi thật sâu và giữ hơi thở của bạn. Nín thở trong khi nuốt. Ngay sau khi nuốt, người bệnh thực hiện động tác ho. Nếu nắp thanh môn không đóng thì cố hít vào và nói “a”, tắt tiếng và nín thở. Động tác này thực hiện khi cổ ở tư thế gập, nghiêng trái, phải, hay ngửa cổ.
Bạn cũng có thể tham khảo các bài tập khép dây thanh để phục hồi chức năng nuốt sau đột quỵ não.
Bằng các bài tập, kỹ thuật tuy khá đơn giản nhưng cần sự tích cực, kiên nhẫn của người thân và gia đình giúp người bệnh giảm thiểu biến chứng và nhanh chóng phục hồi, cải thiện chất lượng cuộc sống, tự tin hòa nhập cộng đồng.
Ngoài ra, để phục hồi chức năng sau đột quỵ được hiệu quả hơn, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ tái phát, bệnh nhân nên chủ động bổ sung mỗi ngày 2 viên Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule.
Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html
Đừng để đột quỵ ngăn cản bạn hay người thân của bạn khỏi việc tận hưởng cuộc sống. Hãy chăm sóc sức khỏe của bạn - vì bạn xứng đáng được sống một cuộc sống trọn vẹn và khỏe mạnh!
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com