Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, và các phương pháp điều trị bệnh phình giãn thực quản chủ yếu hiện nay.
Bệnh phình giãn thực quản (PGTQ) có nhiều tên gọi khác nhau như co thắt tâm vị, Achalasia, bệnh phình giãn thực quản không rõ nguyên nhân. Bệnh được đặc trưng bởi thực quản không có nhu động, cơ thắt dưới của thực quản tăng trương lực và không mở hoặc mở không hoàn toàn khi nuốt. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh chưa rõ ràng. Do vậy, điều trị chủ yếu nhằm làm mất sự tắc nghẽn cơ năng ở vùng tâm vị thực quản bằng 2 phương pháp nong và phẫu thuật mở cơ tâm vị - thực quản.
Bệnh phình giãn thực quản là một bệnh ít găp. Ở châu Âu tỉ lệ bệnh là 0,4% - 0,6%/100.000 dân. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, lứa tuổi thường gặp nhất là 30 - 60 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh ở nam và nữ là như nhau.
Ở Việt Nam, theo thống kê của chúng tôi từ 1975 - 1984 có 111 bệnh nhân phình giãn thực quản vào điều trị tại bệnh viện Việt Đức, nam chiếm 59% và nữ chiếm 41%. Tuổi thường gặp nhất là 15 - 30 tuổi (56%).
Về mặt giải phẫu bệnh, người ta thấy rằng lớp cơ vòng của thực quản dầy lên. Các tế bào hạch Aueubaek của đám rối thần kinh cơ không có hoặc bị thoái hoá. Ngoài ra, còn thấy có tổn thương nhân vận động của thần kinh X và sự cắt đoạn các sợi trục của thần kinh phó giao cảm.
Nguyên nhân của bệnh chưa rõ ràng, nhưng có 2 giả thuyết được nêu ra: bệnh có thể là nguyên phát do sự thoái hoá của các tế bào thần kinh hoặc là thứ phát do viêm nhiễm các tế bào thần kinh do virus hoặc vi khuẩn.
Bệnh phình giãn thực quản được cho là do rối loạn thần kinh cơ của thực quản: thực quản không có nhu động khởi phát và cơ thắt dưới của thực quản không mở hoặc mở không hoàn toàn khi nuốt. Các thăm dò dược lý về hoạt động của cơ thắt dưới của thực quản cũng chưa đưa ra được các giải thích chính xác hơn.
Việc chẩn đoán bệnh phình giãn thực quản thường bao gồm một số phương pháp sau:
Nuốt nghẹn: nuốt nghẹn là dấu hiệu lâm sàng thường gặp và có giá trị gợi ý giúp chẩn đoán bệnh. Sau khi nuốt, bệnh nhân có cảm giác thức ăn tắc nghẽn ở vùng thấp sau xương ức hoặc vùng mũi ức. Thức ăn đặc hay bị nghẹn hơn thức ăn lỏng, nhưng hiện tượng đảo ngược cũng không phải là hiếm gặp. Nếu có dấu hiệu này thì rất có giá trị chẩn đoán. Nuốt nghẹn thường xuất hiện đột ngột, không có dấu hiệu báo trước, xuất hiện từng đợt và thường liên quan đến trạng thái tâm lý của bệnh nhân.
Oẹ ra thức ăn: gặp ở 60 - 90% bệnh nhân. Lúc đầu, oẹ thường xuất hiện ngay sau khi bị nghẹn, càng về sau oẹ xuất hiện ngày càng xa bữa ăn và số lượng dịch, thức ăn ứ đọng ngày càng nhiều.
Đau ngực vùng sau xương ức: gặp ở 30 - 60% các bệnh nhân. Đau ngực dạng co thắt do vậy dễ nhầm với bệnh mạch vành. Đau không liên quan tới bữa ăn và thường xuất hiện vào giai đoạn đầu của thể bệnh tăng trương lực ở thân thực quản (Achalasic vigoureuse).
Ho về đêm và các biến chứng viêm phổi: tái diễn do hít phải các chất dịch ứ đọng vào khí phế quản.
Sút cân: ít gặp, do vậy bệnh nhân ít đi khám bệnh vào những năm đầu của bệnh.
Chụp phổi: có thể giúp ích cho chẩn đoán khi thấy dấu hiệu trung thất giãn rộng và có một mức nước và hơi ở trung thất.
Chụp X quang thực quản: cho thấy thực quản không có nhu động, thực quản giãn to và ứ đọng ở các mức độ khác nhau, thực quản vùng tâm vị thuôn nhỏ lại như hình "mỏ chim" hoặc hình "rễ củ cải". Tuỳ mức độ giãn của thực quản mà người ta chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn I: thực quản không giãn, không có ứ đọng, chỉ có phần thực quản tâm vị thuôn nhỏ lại.
Giai đoạn II: thực quản giữa vừa và có ứ đọng dịch trong thực quản.
Giai đoạn III: thực quản giãn to, vặn vẹo, có hình "chiếc bít tất".
Dấu hiệu không có túi hơi dạ dày xuất hiện không thường xuyên. Trong khi chụp X quang, cho bệnh nhân uống một ống thuốc Nitrite-amul sẽ thấy thuốc xuống qua tâm vị một cách dễ dàng và giúp chẩn đoán phân biệt với các chít hẹp cơ học khác ở vùng tâm vị thực quản.
Đo áp lực thực quản: đo áp lực thực quản giúp chẩn đoán xác định bệnh, ngay cả ở giai đoạn sớm khi chưa có dấu hiệu X quang. Các thay đổi áp lực của bệnh phình giãn thực quản bao gồm: không có nhu động ở toàn bộ thực quản, áp lực cơ thắt dưới của thực quản cao gấp 2 lần bình thường và cơ thắt dưới thực quản không mở hoặc mở không hoàn toàn khi nuốt, luôn luôn tạo ra một áp lực tồn dư giữa thực quản và dạ dày và tạo nên một sự tắc nghẽn chức năng và gây ứ đọng ở thực quản.
Soi thực quản: soi thực quản trước hết để loại trừ các nguyên nhân tắc nghẽn cơ học ở vùng tâm vị thực quản. Trong bệnh phình giãn thực quản, tâm vị chít hẹp đều, niêm mạc thực quản hội tụ và mềm mại, có thể đa ống soi qua tâm vị xuống dạ dày một cách dễ dàng mà không cần dùng lực nhiều. Trong các trường hợp thực quản dãn to, ứ đọng nhiều, niêm mạc thực quản có thể bị viêm, mất bóng và có màu ngà trắng. Cần sinh thiết nếu nghi ngờ có tổn thơơng ung thư kèm theo.
Mục đích của các phương pháp điều trị là nhằm làm mất sự tắc nghẽn cơ năng ở vùng tâm vị - thực quản. Điều trị nội khoa bằng các thuốc chống co thắt, đặc biệt là các thuốc kháng Cholinergic không có tác dụng. Các chế phẩm từ Nitrat (Ricordon) hoặc các thuốc ức chế Canxi (Nifedipine) có tác dụng làm giảm áp lực cơ thắt dưới thực quản, có thể cải thiện tình trạng nuốt nghẹn nhưng có nhiều tác dụng phụ nên hiện nay không được sử dụng. Hai phương pháp điều trị thường được áp dụng và cho kết quả tốt là nong thực quản và phẫu thuật mở cơ tâm vị thực quản ngoài niêm mạc (phẫu thuật Heller).
Mục đích của nong thực quản là nhằm làm đứt cơ thắt dưới của thực quản. Có nhiều loại dụng cụ nong thực quản khác nhau như dụng cụ nong bằng kim loại, dụng cụ nong bằng áp lực nước và bằng áp lực khí... phương pháp nong thực quản bằng áp lực khí cho kết quả tốt hơn cả. Về kỹ thuật, người ta đưa quả bóng có kích thước 3 - 4,5cm vào vùng thực quản tâm vị, bơm áp lực bóng lên 200mmHg, sau đó là 300mmHg và giữ áp lực của bóng trong 1 phút. Mỗi đợt điều trị cần nong 2 - 4 lần. Nếu nong có kết quả thì áp lực cơ thắt dưới của thực quản sẽ giảm xuống và bệnh nhân có thể ăn uống trở lại bình thường. Nong thực quản cho kết quả tốt khoảng 2/3 các trường hợp, 1/3 các trường hợp phải nong nhiều lần, tỉ lệ thất bại là 7%. Biến chứng thủng thực quản có thể gặp từ 3 - 5%, cần phải mổ cấp cứu để tránh viêm trung thất. Chống chỉ định nong thực quản trong các trường hợp có túi thừa thực quản kèm theo hoặc bệnh nhân không hợp tác.
Phẫu thuật được Heller đề xuất năm 1913 và ngày nay, phẫu thuật trở thành phương pháp mổ duy nhất để điều trị bệnh phình giãn thực quản. Nguyên tắc của phẫu thuật là rạch mở cơ thực quản tâm vị 8cm, rạch hết lớp cơ dọc và cơ vòng của thực quản và tâm vị, tôn trọng lớp dưới niêm mạc và niêm mạc. Sau khi mở hết lớp cơ, niêm mạc thực quản sẽ phồng lên giữa 2 mép mở cơ thực quản. Để đề phòng nguy cơ viêm thực quản do trào ngược sau mổ, phẫu thuật mổ cơ bao giờ cũng phối hợp với các thủ thuật chống trào ngược. Các phương pháp chống trào ngược được áp dụng và có kết quả tốt là dùng phình vị lớn dạ dày để tạo van chống trào ngược, van 3600 (phẫu thuật Nissen) hoặc van 2700 (phẫu thuật Toupet). Điều trị phẫu thuật có kết quả tốt khoảng 70 - 90%.
Nếu bạn nghi ngờ mình hoặc người thân mắc bệnh phình giãn thực quản, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán sớm. Chia sẻ bài viết này để giúp mọi người hiểu rõ hơn về bệnh phình giãn thực quản và cách điều trị hiệu quả. Theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe và các bệnh lý tiêu hóa khác!
Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/co-that-tam-vi-co-nguy-hiem-khong.html
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com