Tế bào thần kinh bắt đầu thoái hóa ở độ tuổi trên 20. Từ 25 tuổi trở đi, mỗi ngày có tới 3.000 tế bào não chết đi mà không sản sinh thêm. Trong khi đó, các yếu tố bên ngoài và các gốc tự do bên trong ảnh hưởng tiêu cực làm sự thoái hóa tế bào thần kinh diễn ra nhiều hơn, mạnh mẽ hơn và cuối cùng gây ảnh hưởng đến trí nhớ và tác động tiêu cực đến cuộc sống của người trẻ.
Tưới máu não do 2 động mạch cảnh trong và hai động mạch đốt sống tạo nên động mạch thân nền để tưới cho động mạch não sau. Trí nhớ chủ yếu do 2 động mạch cảnh trong tưới máu não. Khi cơ thể bị nhiễm bệnh, thiếu hụt vitamin (đặc biệt là vitamin D) và các dưỡng chất khiến quá trình tưới máu não diễn ra kém, dẫn đến suy giảm trí nhớ.
Cần lưu ý rằng: nếu thiếu máu não ở người lớn tuổi trên 65 tuổi khả năng hồi phục trí nhớ sẽ diễn ra chậm hơn và có thể không thể phục hồi được. Còn đối với người trẻ thiếu máu não được phát hiện sớm và bổ sung đầy đủ các loại vitamin cũng như tuần hoàn não thì khả năng hồi phục của người trẻ tương đối tốt.
Chính vì vậy, người trẻ khi có dấu hiệu suy giảm trí nhớ, kém tập trung khi làm việc, học tập hoặc sinh hoạt hàng ngày không nên chủ quan mà nên đi thăm khám sớm với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để được phát hiện sớm, bổ sung kịp thời giúp tuần hoàn máu tốt giảm tình trạng nhớ nhớ quên quên.
Suy giảm trí nhớ có thể xuất hiện dần dần và người bệnh thường không nhận ra sự thay đổi. Dưới đây là những dấu hiệu quan trọng mà bạn không nên bỏ qua:
Bỗng hay quên những việc gần đây.
Gặp khó khăn khi làm theo hướng dẫn.
Không nhớ đồ đạc để ở đâu.
Giảm khả năng thực hiện các việc quen thuộc.
Khó diễn đạt một việc gì đó.
Khó tập trung và suy luận.
Thay đổi tính cách, cảm xúc bất ngờ.
Quên những nơi quen thuộc.
Suy giảm trí nhớ không khám sớm có nguy cơ tiến triển nặng, người bệnh đối mặt chứng sa sút trí tuệ với những hậu quả “đáng sợ” như:
Suy giảm nghiêm trọng khả năng ghi nhớ, suy nghĩ.
Giảm hoặc không còn khả năng nhận biết về thời gian, không gian.
Không còn minh mẫn, thậm chí lú lẫn.
Mất dần khả năng giao tiếp, sinh hoạt bình thường (ăn uống, tắm rửa, lái xe,...).
Ảo giác (nhìn thấy những thứ không có thật).
Tiểu không tự chủ và khó kiểm soát vấn đề vệ sinh cá nhân.
Thậm chí mất vĩnh viễn ký ức về những người thân trong gia đình.
Suy giảm trí nhớ không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ mà còn mang theo những tác hại nặng nề đối với người bệnh. Dưới đây là một số tác hại chính mà suy giảm trí nhớ gây ra:
Thiếu tập trung, lơ đãng khi học tập hoặc làm việc.
Nhận thức và tư duy giải quyết vấn đề sa sút.
Phản ứng với mọi thứ xung quanh một cách chậm chạp.
Thường xuyên quên khóa cửa khi ra ngoài, đi chợ quên mang theo ví,…
Tâm trạng và hành vi thay đổi thất thường, dễ cáu gắt hơn trước làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh.
Không khắc phục kịp thời thì bệnh tình sẽ dễ chuyển sang giai đoạn sa sút trí tuệ trong vòng 3 năm sau đó:
Não bộ mất dần khả năng điều khiển các cơ quan chức năng.
Các tế bào não tổn thương và không còn khả năng phục hồi, bao gồm: chết tế bào não, teo não, tổn thương mạch máu não hoặc tổn thương chất trắng.
Tuổi tác càng lớn thì nguy cơ mắc chứng suy giảm trí nhớ càng cao. Ngoài ra, một số nguyên nhân có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa ở não bộ:
Bệnh lý huyết áp: Huyết áp cao dễ gây thoái hóa thần kinh, teo não. Ngược lại, huyết áp thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ.
Tiểu đường: Dễ bị tổn thương mạch máu, làm chậm lưu thông máu đến nuôi não.
Thừa cân, béo phì: Cholesterol cao làm tăng nguy cơ tổn thương các mô thần kinh.
Các bệnh lý về tim mạch: Ảnh hưởng đến dòng máu lên não, tăng nguy cơ mắc chứng suy giảm trí nhớ.
Các bệnh lý về mạch máu não: Cục máu đông, tắc hẹp, phình, vỡ mạch máu, dị dạng mạch máu não dễ gây tổn thương các mạch máu này, tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.
Suy giảm trí nhớ không thể chữa trị dứt điểm, nhưng bệnh hoàn toàn có thể dự phòng và phát hiện từ sớm. Người trưởng thành, đặc biệt là từ 40 tuổi trở lên và/hoặc đang có các dấu hiệu bất thường dưới đây, nên lưu ý đi khám, tầm soát sa sút trí tuệ càng sớm càng tốt:
Hay quên những việc gần đây.
Có dấu hiệu lú lẫn.
Gặp phải vấn đề về ngôn ngữ (ví dụ, khó tìm ra các từ để mô tả một việc gì đó).
Khó tập trung và suy luận.
Quên những nơi quen thuộc.
Suy giảm trí nhớ có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nhưng có nhiều biện pháp và thói quen có thể giúp cải thiện tình trạng này.
Giữ tinh thần linh hoạt bằng cách giải đố câu đố, chơi trò chơi thông minh, hoặc tham gia các hoạt động sáng tạo.
Vận động thể chất đều đặn không chỉ tốt cho sức khỏe cơ bản mà còn giúp cải thiện trí nhớ và tăng cường sự tập trung.
Ăn uống giàu Omega-3 (tìm thấy trong cá hồi, hạt lanh) có thể có lợi cho sự phát triển não bộ. Hạn chế đường và chất béo, ưu tiên chế độ ăn uống đa dạng.
Thực hành kỹ thuật giảm stress như thiền, yoga, hoặc thậm chí là đi bộ dạo để giảm căng thẳng và cải thiện tập trung.
Giấc ngủ đủ và chất lượng quan trọng cho quá trình xử lý thông tin và ghi nhớ. Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
Ghi chú và sắp xếp thông tin một cách có hệ thống giúp giữ cho tư duy linh hoạt và không bị quá tải.
Gặp gỡ bạn bè, gia đình để giữ cho tư duy xã hội hoạt động và giảm cảm giác cô đơn.
Bổ sung Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Các sản phẩm từ Nhân sâm Hàn Quốc như Hồng sâm hay Hắc sâm có tác dụng giúp định thần, ích trí, cải thiện trí nhớ một cách hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: https://edallyhanquoc.vn/nhan-sam-han-quoc.html
Nhớ rằng, cải thiện trí nhớ đôi khi đòi hỏi sự kiên trì và thay đổi lối sống. Kết hợp nhiều biện pháp trên có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com