Tiểu đêm ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ và sức khỏe. Nó khiến giấc ngủ bị gián đoạn nhiều lần trong đêm và hậu quả là làm giảm đáng kể khả năng hoạt động, sức khỏe cũng như chất lượng sống vào ban ngày như: giảm sự tỉnh táo và chú ý, giảm nhận thức và trí nhớ, thay đổi tính tình, giảm hiệu quả công việc, mất sức khỏe, không thỏa mãn với cuộc sống, giảm năng suất làm việc, dễ vấp ngã, tăng tai nạn nghề nghiệp, tăng nguy cơ bệnh tim mạch và tiểu đường, giảm đáp ứng miễn dịch, có nguy cơ trầm cảm, tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe.
Những nguyên nhân thường gặp là: đa niệu về đêm, bướu lành tuyến tiền liệt ở nam giới, tăng hoạt động cơ chóp bàng quang hay gặp hơn ở nữ giới, giảm dung tích bàng quang, bệnh tim-mạch mất bù, đái tháo đường chưa được kiểm soát tốt, đái tháo nhạt, giảm Estrogen, khát nhiều và uống nhiều, rối loạn tâm lý/giấc ngủ… Có thể có nhiều nguyên nhân phối hợp.
Trước đây, tiểu đêm ở nam giới được cho là do bàng quang tăng hoạt động quá mức hoặc do bế tắc ở cổ bàng quang mà nguyên nhân thường gặp ở nam giới lớn tuổi là bướu lành tuyến tiền liệt.
Tuy nhiên hiện nay, các nghiên cứu cho thấy khoảng 83% nam giới bị tiểu đêm có hiện tượng đa niệu về đêm. Trong đó 20% đa niệu về đêm đơn độc, 63% đa niệu về đêm phối hợp với các yếu tố khác như: dung tích bàng quang nhỏ, bướu lành tuyến tiền liệt, ngưng thở khi ngủ. Do đó, các biện pháp điều trị tiểu đêm do bướu lành tuyến tiền liệt như: dùng thuốc uống hay mổ cắt tuyến tiền liệt nội soi đôi khi không mang lại hiệu quả cao. Một số nghiên cứu cho thấy sau mổ tuyến tiền liệt, chỉ có 20% trường hợp là hết chứng tiểu đêm.
Tiểu đêm ở nữ giới thường được cho là do bàng quang tăng hoạt động. Tương tự như nam giới, tiểu đêm ở phụ nữ do nhiều yếu tố, khoảng 62% phụ nữ tiểu đêm do bàng quang tăng hoạt động có kèm hiện tượng đa niệu về đêm. Đa niệu về đêm là tình trạng thường gặp, nhưng thường bị bỏ sót.
Tiểu đêm là hậu quả của gánh nặng tuổi tác, không nghiêm trọng để đi khám bệnh, không biết tiểu đêm có thể điều trị được, không có thời gian đi khám, ngượng ngùng phải bày tỏ với người khác, chi phí điều trị quá tốn kém,…
Đối với nam, tiểu đêm thường được xem như một triệu chứng của bướu lành tuyến tiền liệt gây ra và/hoặc do hội chứng bàng quang tăng hoạt động (thường gặp ở nữ giới). Do đó, việc điều trị thường hướng đến việc làm tăng sức chứa đựng của bàng quang. Tuy nhiên, điều trị như thế thường ít hiệu quả cho đa số người bệnh vì tiểu đêm có thể do tình trạng đa niệu về đêm, một chứng bệnh gây ra sản xuất nước tiểu quá nhiều về đêm.
Từ trước đến nay, tiểu đêm được cho là triệu chứng của các bệnh lý khác hay là một trong những triệu chứng của đường tiểu dưới. Đồng thời, cũng không có sự hiểu biết đầy đủ về mức độ ảnh hưởng của chứng tiểu đêm đối với cuộc sống ban ngày của người bệnh.
Ngày nay, tiểu đêm được thừa nhận có ảnh hưởng đến một tỷ lệ lớn cộng đồng những người trưởng thành và có nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm: mất cân bằng nội tiết tố, bệnh tim mất bù, rối loạn giấc ngủ, bệnh lý đường tiết niệu và do lối sống,...
Tiểu đêm có thể độc lập với những bệnh lý tiết niệu khác như hội chứng đường tiểu dưới, bàng quang tăng hoạt động và bướu lành tuyến tiền liệt. Đặc biệt, nguyên nhân thường gặp của tiểu đêm là đa niệu về đêm. Đa niệu về đêm tạo ra một lượng lớn nước tiểu bất thường trong khi ngủ (> 33% thể tích nước tiểu trong 24 giờ) và đa niệu về đêm gặp ở 75% số người đi tiểu đêm. Đa niệu về đêm chủ yếu được cho là do rối loạn nhịp bài tiết của arginine vasopressin, một nội tiết tố kháng lợi niệu.
Nhật ký đi tiểu là phương tiện thường dùng để chẩn đoán xác định tiểu đêm. Nhật ký đi tiểu ghi chép số lần đi tiểu trong 24 giờ, lượng nước tiểu trong mỗi lần tiểu nhằm mục đích đánh giá quá trình bài tiết của nước tiểu trong cả ngày để xác định tiểu đêm là do sản xuất quá độ nước tiểu về đêm hay chỉ là tình trạng tiểu nhiều lần, mỗi lần lượng nước tiểu ít (có vấn đề về khả năng chứa đựng của bàng quang) hoặc phối hợp cả hai yếu tố này.
Người bệnh mắc hội chứng tiểu đêm nhiều lần thường âm thầm chịu đựng thay vì nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Từ đó dẫn đến rối loạn đi tiểu kéo dài, ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt và tâm lý của người bệnh. Việc chủ động điều trị cũng như tuân thủ những lưu ý để kiểm soát bệnh được xem là phương pháp hữu hiệu để cải thiện chất lượng cuộc sống.
PGS TS BS. Nguyễn Văn Ân - Trưởng khoa Niệu học chức năng Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD TPHCM) chia sẻ, nhiều người bệnh thường tự chịu đựng các triệu chứng (són tiểu, tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm) trong suốt một thời gian dài mới tìm đến bác sĩ. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Người bệnh bị mất tập trung, cản trở sinh hoạt, gián đoạn giấc ngủ kéo dài và dẫn đến nhiều hệ lụy như trầm cảm, tự kỷ, giảm khả năng tình dục…
Tiểu đêm nhiều lần không phải bệnh lý gây tử vong nhưng người bệnh nên chủ động đến kiểm tra, điều trị sớm để giảm mức độ ảnh hưởng đến chất lượng sống. Chẩn đoán bàng quang tăng hoạt chủ yếu dựa vào khám lâm sàng, loại trừ các bệnh lý đường tiểu dưới khác bằng những xét nghiệm như tổng phân tích nước tiểu hoặc siêu âm bụng để kiểm tra hệ tiết niệu.
Theo PGS TS BS. Nguyễn Văn Ân, bên cạnh việc điều chỉnh cách sinh hoạt và chế độ ăn uống cho phù hợp, người bệnh cần sử dụng một số thuốc và Thực phẩm chức năng như Tinh dầu thông đỏ hay Đông trùng hạ thảo… để kiểm soát triệu chứng. Trên thực tế, nhiều người tự động ngưng dùng thuốc và Thực phẩm chức năng sau 1-2 tuần vì cảm thấy chưa được cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, thời gian dùng thuốc và Thực phẩm chức năng cần kéo dài tối thiểu 2 - 3 tháng để thấy được hiệu quả rõ rệt. Do đó, người bệnh cần sử dụng thuốc và Thực phẩm chức năng theo đúng chỉ định của bác sĩ và tái khám định kỳ để được điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp.
Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Việc kiểm soát thói quen và chế độ sinh hoạt đóng vai trò rất lớn trong việc điều trị bệnh. Nhiều trường hợp đã cải thiện đáng kể nhờ duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh.
Đối với các trường hợp tiểu đêm nhiều lần nặng, một số phương pháp bổ trợ có thể được áp dụng như: nội soi tiêm botulinum toxin vào bàng quang, sử dụng thiết bị kích thích thần kinh chày hoặc cấy ghép thiết bị điều biến thần kinh cùng. Những trường hợp này cần có chỉ định và tư vấn trực tiếp từ bác sĩ điều trị.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com