Đây là tình trạng các van tim không đóng kín hoàn toàn, dẫn đến máu bị trào ngược trở lại buồng tim, thay vì di chuyển theo một chiều từ tâm nhĩ đến tâm thất và từ tim ra các mạch máu lớn.
Van tim là cấu trúc nằm giữa các buồng tim, các động mạch lớn trong tim. Có thể ví van tim giống như cánh cửa, đảm bảo máu di chuyển giữa các "căn phòng" trong tim theo một chiều nhất định.
Van hai lá: Cho phép dòng máu chảy từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái
Van ba lá: Cho phép dòng máu chảy từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải
Van động mạch chủ: Cho phép dòng máu chảy từ tâm thất trái đến động mạch chủ
Van động mạch phổi: Cho phép dòng máu chảy từ tâm thất phải đến động mạch phổi
Van tim là cấu trúc nằm giữa các buồng tim, các động mạch lớn trong tim. Có thể ví van tim giống như cánh cửa, đảm bảo máu di chuyển giữa các "căn phòng" trong tim theo một chiều nhất định.
Bạn có thể hiểu nôm na là, hở van tim tức sẽ là cánh cửa này đóng không kín, làm cho có dòng máu lọt qua khe hở quay trở lại buồng tim. Chính vì vậy mà tim cần phải làm việc “cực nhọc” hơn nhằm bù đắp cho lượng máu bị thiếu hụt, theo thời gian có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, bao gồm: rối loạn nhịp tim, suy tim, tắc mạch và tử vong. Và khi mức độ làm việc quá tải, khiến tim phải làm việc gắng sức sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý liên quan tim mạch gây nguy hiểm sức khỏe.
Hở van hai lá: Van hai lá đóng không kín khiến một lượng máu trào ngược trở lại từ tâm thất trái lên nhĩ trái trong kỳ tâm thu
Hở van ba lá: Van ba lá đóng không kín khiến một lượng máu trào ngược trở lại từ tâm thất phải lên nhĩ phải trong kỳ tâm thu
Hở van động mạch chủ: Van động mạch chủ đóng không kín khiến một lượng máu trào ngược từ động mạch chủ về lại buồng thất trái trong kỳ tâm trương
Hở van động mạch phổi: Van động mạch phổi đóng không kín khiến một lượng máu trào ngược từ động mạch phổi về lại buồng thất phải trong kỳ tâm trương
Bất kỳ van tim nào trong tim cũng có thể bị hở, nhưng van hai lá và van động mạch chủ thường bị ảnh hưởng nhất.
Một bệnh lý van tim khác gọi là hẹp van tim, là tình trạng lỗ van bị hẹp và cứng lại, van không thể mở hoàn toàn khi máu đi qua. Đôi khi một van tim có thể bị cả tình trạng hở và hẹp van.
Trên thực tế khi đi khám bệnh, rất nhiều bệnh nhân nghĩ rằng mình có bệnh tim khi đọc thấy kết quả như "hở van 3 lá 1/4". Thật ra đây là một phân độ hở van tim kiểu cũ, không đánh giá chính xác mức độ nặng của hở van tim và có thể gây căng thẳng không đáng có cho bệnh nhân.
Phân loại cũ dựa trên mức độ lan xa của dòng máu phụt ngược qua vị trí van tim đóng không kín. Dòng hở 3/4 lan xa hơn dòng hở 1/4. Nhưng điều không ổn là dòng máu càng lan xa chưa chắc tương ứng với lượng máu hở van tim càng nhiều. Bạn có thể kiểm chứng khi dùng vòi nước tưới cây: khi bóp chặt đầu vòi nước thì dòng nước vươn ra xa hơn nhưng lượng nước tưới cho cây sẽ ít hơn khi bạn để nước chảy tự nhiên.
Hơn nữa, không phải tất cả trường hợp hở van tim đều là bệnh nặng. Ở người bình thường, hoàn toàn khỏe mạnh khi thực hiện siêu âm tim có thể phát hiện hình ảnh hở van tim mức độ nhẹ: hở van ba lá (80 - 90% người bệnh), hở van động mạch phổi (70 - 80% người bệnh), hở van hai lá (70 - 80% người bệnh) mà không kèm theo bất kỳ bất thường cấu trúc nào, không gây ảnh hưởng hoạt động của tim và cũng không cần điều trị gì. Giống như cánh cửa dù tốt đến đâu, khi đóng lại bạn vẫn có thể thấy ánh sáng le lói qua khe cửa. Theo hội siêu âm tim Hoa Kỳ (ASE) đối với các hở van tim mức độ nhẹ kể trên thì không cần siêu âm tim hàng năm vì có thể gây lo lắng quá mức cho bệnh nhân.
Do vậy, để biết hở van tim có nghiêm trọng hay không, theo khuyến cáo hiện tại của ASE, cần phải mô tả rất kỹ lưỡng cấu trúc và tính chất di động các lá van tim, hướng của dòng phụt ngược , các bất thường cấu trúc tim kèm theo như dãn buồng tim, độ lớn của dòng phụt ngược (chính là hình ảnh vòi nước có "đầu ra" rộng hay hẹp nêu trên),...
Tóm lại, với trường hợp khi nhận được thông báo hở van tim theo kiểu phân độ số 1/4, 2/4, ... thì cũng đừng quá lo lắng mà nên tham khảo ý kiến chuyên môn của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch nhé.
Hở van tim có thể xảy ra đột ngột gọi là hở van tim cấp tính, hoặc phát triển từ từ trong nhiều năm gọi là hở van tim mạn tính. Các trường hợp hở van tim cấp thường do nhiễm trùng van. Hở van tim cấp có thể chuyển thành hở van tim mạn.
Hở van hai lá có thể xảy ra khi có tổn thương bất kỳ một bộ phận nào của tim như: vòng van, lá van, dây chằng, cột cơ, cơ tim.
Di chứng thấp tim (sốt thấp khớp - Rheumatic fever)
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
Sa van hai lá
Thoái hóa xơ vữa
Phình lá van do hở van động mạch chủ
Dị tật tim bẩm sinh
Bệnh cơ tim phì đại
Bệnh cơ tim giãn
Tăng huyết áp
Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, nhồi máu cơ tim
Thoái hóa van, thường gặp ở người già có bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, suy thận
Hội chứng Marfan
Hội chứng Hurler
Bệnh lý thâm nhiễm cơ tim: amyloid, sarcoid
Lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì
Tâm thất phải giãn rộng do suy tim, tăng áp động mạch phổi
Dị tật tim bẩm sinh
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
Hội chứng Marfan
Thấp tim
Chấn thương ngực
Hội chứng carcinoid
Thoái hóa myxomatous
Một số loại thuốc
Sau bệnh van hai lá và động mạch chủ
Thấp tim
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
Bóc tách thành động mạch chủ
Dị tật tim bẩm sinh
Hội chứng Marfan
Giang mai
Do loạn dưỡng, thường gặp ở người cao tuổi có mảng xơ vữa động mạch chủ
Bệnh mô liên kết
Bệnh tự miễn
Chấn thương ngực gây rách động mạch chủ, đứt rách các lá van
Tăng huyết áp động mạch phổ
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
Biến chứng sau mổ tứ chứng Fallot
Hội chứng carcinoid
Sốt thấp khớp
Dị tật tim bẩm sinh
Trong đó, thấp tim là nguyên nhân phổ biến gây hở van hai lá. Giãn tâm thất phải là nguyên nhân phổ biến gây hở van ba lá. Nguyên nhân phổ biến của hở van động mạch chủ là bóc tách thành động mạch chủ và thấp tim. Hở van động mạch phổi hiếm gặp hơn và thường là kết quả của tăng huyết áp động mạch phổi.
Hở van tim nhẹ có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào đáng chú ý. Khi hở van nghiêm trọng hơn nó sẽ gây ra các triệu chứng:
Tim đập nhanh
Đánh trống ngực
Rối loạn nhịp tim
Khó chịu, tức ngực hoặc đau thắt ngực
Mệt mỏi, suy nhược
Khó thở khi gắng sức, nặng hơn là khó thở khi nằm, khó thở về đêm
Choáng váng, ngất xỉu
Sưng mắt cá chân, bàn chân
Đôi khi các dấu hiệu đầu tiên của hở van tim có liên quan đến suy tim. Các triệu chứng phổ biến của suy tim là mệt mỏi không thuyên giảm khi nghỉ ngơi, khó thở, sưng mắt cá chân và bàn chân.
Nguy hiểm là thế, nhưng đối với trường hợp khi nhận được thông báo hở van tim theo kiểu phân độ số 1/4, 2/4,... thì người bệnh và gia đình cũng đừng quá lo lắng việc đánh giá mức độ hở van tim cần nhiều thông số chi tiết và chuyên sâu trên siêu âm tim, kết hợp với khám lâm sàng, do đó để đánh giá chính xác mức độ hở van và quyết định chế độ theo dõi, điều trị hợp lý nên được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch.
Hãy chăm sóc sóc sức khỏe của bản thân và những người thân yêu bằng các sản phẩm chất lượng đến từ thương hiệu Edally BH như Tinh dầu thông đỏ, Hồng sâm, Hắc sâm, Đông trùng hạ thảo và Omega-3… trước khi xảy ra những trường hợp ngoài ý muốn.
Tham khảo thêm các sản phẩm tại: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com