Đái tháo đường hay còn gọi là bệnh tiểu đường, là bệnh mạn tính thuộc một trong 4 nhóm bệnh không lây nhiễm phổ biến cùng với bệnh lý tim mạch, bệnh hô hấp mạn tính và bệnh ung thư. Thường gặp ở mọi độ tuổi, mọi giới, người lớn, trẻ em, thanh thiếu niên và phụ nữ mang thai. Đái tháo đường đang có xu hướng tăng nhanh chóng và ngày càng trẻ hóa.
Hầu hết các trường hợp được bác sĩ chẩn đoán đái tháo đường thông qua việc khám sức khỏe tổng quát định kỳ có thực hiện xét nghiệm đường trong máu. Bệnh đái tháo đường có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể, nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý khác, dẫn đến biến chứng nghiêm trọng và chất lượng cuộc sống. Nhận biết sớm các yếu tố nguy cơ sẽ giúp phòng ngừa bệnh đái tháo đường hiệu quả và an toàn ngay từ giai đoạn đầu tiên.
Tiểu đường là bệnh lý phổ biến hiện nay, khiến cho nhiều người vô cùng lo lắng. Nhiều bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường chưa hoàn toàn hiểu rõ về căn bệnh này. Vậy thì hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về tiểu đường là gì, có điều trị được dứt điểm được hay không qua bài viết này nhé.
Bệnh tiểu đường (hay bệnh đái tháo đường) là một tình trạng bệnh lý chỉ những rối loạn chuyển hóa mạn tính đường trong máu. Nguyên nhân do hóc-môn insulin ở tuyến tụy sản sinh không đủ hoặc không làm được nhiệm vụ chuyển hóa đường, làm cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao (4,4 - 6,4mmol/l). Điều này gây ra tình trạng lượng đường tích tụ tăng dần trong máu và gây ảnh hưởng đến các chức năng khác của cơ thể.
Khi mắc bệnh đái tháo đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp. Mắc bệnh đái tháo đường có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu quá cao do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.
Đái tháo đường type 1: Do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối. Nếu lượng đường cao hơn 300mg/mL (cao hơn 16,7mmol/L). Thường gặp ở trẻ em, vị thành niên, độ tuổi dưới 30. Cơ thể thường cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, nhanh đói, nhanh khát nước, khô miệng, ngứa da, đi tiểu nhiều hơn bình thường, sụt cân không rõ nguyên nhân, thay đổi thị lực.
Đái tháo đường type 2: Do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin. Nếu lượng đường trong máu khi đói từ 126-dưới 300/mL(7-16,7mmol/L. Thường gặp ở độ tuổi trung niên trở lên. Triệu chứng rất khó nhận biết, diễn biến âm thầm và phát triển trong nhiều năm. Các dấu hiệu thường gặp như đái tháo đường típ 1, một số dấu hiệu phổ biến khác như vết thương chậm lành hoặc khó lành, dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, cảm thấy đau hoặc tê ở chân. Nguyên nhân chính là do lượng đường trong máu cao có thể sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng máu của toàn bộ cơ thể, gây tổn thương hệ thần kinh.
Đái tháo đường thai kỳ (là đái tháo đường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2 trước đó). Phụ nữ mang thai bị đái tháo đường thai kỳ không có triệu chứng rõ ràng, thường được chẩn đoán ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Dấu hiệu phổ biến là khát nước và đi tiểu nhiều hơn bình thường, dù trước đó không được chẩn đoán bị đái tháo đường.
Ngoài ra còn có Tiền tiểu đường: Nếu lượng đường trong máu khi đói từ 100-125mg/mL (5,7-6,9mmol/L)
Người bệnh đái tháo đường phải do Bác sĩ kết luận. Vì không phải bất kỳ ai có đường huyết khi đói cao hơn 125mg/mL đều bị bệnh đái tháo đường. Đường huyết tăng cao hơn 125mg/mL có thể xảy ra đột ngột do một số vấn đề cấp tính như sau:
Chế độ ăn quá nhiều carbohydrate.
Phẫu thuật.
Chấn thương (chẳng hạn như bỏng, cháy nắng).
Gặp tác dụng phụ của một số loại thuốc (chẳng hạn như steroid hoặc thuốc lợi tiểu).
Căng thẳng quá mức khiến cơ thể tạo ra nhiều hormone làm tăng lượng đường trong máu.
Chu kỳ kinh nguyệt làm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể.
Nhiều bệnh nhân nhập viện vì hạ đường huyết, và khi xem lại thì thấy họ có đường huyết cao nhưng lại không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường hoặc được xét nghiệm không đúng. Sau đây xin chia sẻ Hướng dẫn của Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ năm 2022:
Chẩn đoán xác định Đái tháo đường có thể dựa vào đường huyết lúc đói, hoặc đường huyết 2h sau làm nghiệm pháp dung nạp với 75g glucose, hoặc HbA1C. Cả 3 xét nghiệm này có giá trị như nhau trong sàng lọc Đái tháo đường.
Chẩn đoán ngay nếu bệnh nhân có triệu chứng điển hình của tăng đường huyết và xét nghiệm đường huyết bất ký ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl). Nếu không thì cần 2/3 kết quả sàng lọc trên cao hơn ngưỡng, có thể trong cùng 1 mẫu máu hoặc từ 2 mẫu máu riêng biệt.
Nếu cho làm mẫu mẫu thứ 2 (làm cùng hoặc khác với xét nghiệm ban đầu) mà kết quả cũng cao thì cho phép chẩn đoán xác định ngay. Ví dụ nếu HbA1C là 7,0% và xét nghiệm lại là 6,8% thì chẩn đoán Đái tháo đường.
Nếu 2 kết quả khác nhau (ví dụ HbA1C và đường huyết đói), ở cùng 1 mẫu hoặc từ 2 mẫu máu khác nhau đều trên ngưỡng thì cũng chẩn đoán Đái tháo đường.
Trường hợp 2 kết quả xét nghiệm mâu thuẫn nhau thì xét nghiệm nào cho kết quả cao hơn ngưỡng chẩn đoán nên được làm lại, với lưu ý đặc biệt đến khả năng xét nghiệm HbA1C bị tương tác bởi các yếu tố khác. Chẩn đoán có bị Đái tháo đường hay không sẽ dựa vào kết quả của xét nghiệm được làm lại này. Ví dụ, nếu HbA1C ≥ 6,5% mà đường huyết đói < 7,0 mmol/l, nhưng làm lại HbA1C vẫn ≥ 6,5% thì bệnh nhân được chẩn đoán ngay là Đái tháo đường.
Lưu ý là các xét nghiệm sàng lọc có thể có những dao động nên khi làm lại có thể lại cho kết quả thấp dưới ngưỡng chẩn đoán, hay gặp khi làm xét nghiệm đường huyết đói hoặc đường huyết sau 2h làm nghiệm pháp dung nạp glucose mà mẫu máu bị để lâu mới được cho vào máy.
Trường hợp kết quả xét nghiệm xấp xỉ ở ngưỡng chẩn đoán thì Bác sỹ nên tìm hiểu kỹ các dấu hiệu và triệu chứng của người bệnh, và cho xét nghiệm lại sau 3-6 tháng.
Đối với phần lớn người khỏe mạnh, lượng đường trong máu lúc đói sẽ dao động ở khoảng 70-100 mg/dL (4,0-5,6 mmol/L). Tuy nhiên, chỉ số này bị ảnh hưởng nhiều bởi các loại thực phẩm bạn tiêu thụ và có thể tăng lên đến 140 mg/dL (7,8 mmol/L) vào 2 giờ sau ăn.
Khi lượng đường trong máu khi đói ở ngưỡng tiền tiểu đường (là từ 100-125mg/mL, tức là dưới mức 7mmol/L) thì nên tìm cách ăn uống, sinh hoạt cho phù hợp để hạ mức đường huyết để không mắc phải bệnh đái tháo đường.
Hiện nay, có rất nhiều trang mạng sử dụng hình ảnh Bệnh viện lớn để bán các loại thuốc điều trị đái tháo đường với nội dung: chữa khỏi hoàn toàn tiểu đường, không dùng thuốc Tây, không insulin. Vậy điều này có đúng hay không?
Cho đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào tìm ra phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh đái tháo đường như các cơ sở khám chữa bệnh đang quảng cáo.
Ở giai đoạn đầu bệnh còn nhẹ, sử dụng một số loại thuốc đông y có thể giúp giảm đường huyết. Khi người bệnh đến khám ở các phòng mạch và cơ sở khám chữa bệnh thì thấy đường huyết ở ngưỡng bình thường và nghĩ rằng đã điều trị bệnh khỏi hẳn. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng.
Người bệnh có lượng đường trong máu bình thường là do sử dụng thuốc - không phải vì bệnh đái tháo đường đã biến mất. Khi đó, họ cần tiếp tục sử dụng thuốc kết hợp với luyện tập và ăn uống hợp lý, nếu không glucose máu sẽ tăng trở lại.
Vì vậy, tiền tiểu đường có thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng bệnh đái tháo đường là căn bệnh mãn tính và không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn nhưng có thể được kiểm soát tốt, sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Khi bị đái tháo đường chỉ có thể dùng thuốc hoặc các biện pháp khác để kiểm soát lượng đường huyết ở mức cho phép mà thôi. Hầu hết các phương pháp điều trị hiện nay là dùng thuốc Tây y kết hợp với Thực phẩm chức năng và điều chỉnh lối sống giúp người điều chỉnh lượng đường huyết và ngăn ngừa biến chứng ở một mức độ nhất định.
Ở người bệnh đái tháo đường, các tế bào đảo tụy suy giảm chức năng dẫn đến giảm tiết insulin hoặc lượng hormon này không được sử dụng hiệu quả. Trong đó insulin tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose, vận chuyển đường vào trong tế bào sinh năng lượng. Kết quả của sự thiếu hụt insulin là lượng đường trong máu tăng cao. Chức năng tuyến tụy sẽ suy giảm theo thời gian, đến một lúc nào đó người bệnh tiểu đường dùng thuốc mà không thể đáp ứng mà phải tiêm insulin. Đây là bằng chứng cho thấy bệnh đái tháo đường vẫn chưa thể khỏi.
Sử dụng thuốc hạ đường huyết thường xuyên: Nếu bạn đã được kê toa thuốc hạ đường huyết, bạn nên dùng thuốc theo đúng chỉ định và tái khám định kỳ để được điều chỉnh liều lượng nếu cần.
Kiểm soát chế độ ăn: Bạn ăn gì, uống gì cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nồng độ đường máu. Do đó, chế độ ăn nên hạn chế thực phẩm nhiều đường, tinh bột, bánh kẹo ngọt, nước uống có gas… nên ăn nhiều rau xanh, các loại quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt…
Tập thể dục thường xuyên: Ngồi nhiều, ít vận động làm tăng kháng insulin, khiến đường máu sẽ khó ổn định. Do đó, bạn nên cố gắng luyện tập hàng ngày như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, chơi cầu lông, bơi lội… để làm giảm đường huyết.
Bổ sung Thực phẩm chức năng: Không phải là bệnh nhân đái tháo đường type 1,2 mới cần uống các Thực phẩm chức năng như Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc... để cải thiện đường huyết. Mà khi mọi người thử máu thấy lượng đường huyết cao hơn 100mg/mL hay cao hơn 7mmol/L thì đã nên uống để kiểm soát đường huyết.
Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html
Điều trị bệnh tiểu đường là một quá trình dài và mọi người cần sự kiên trì cũng như có kiến thức đúng giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Để biết thêm các kiến thức giúp “sống vui sống khỏe” với bệnh tiểu đường, mọi người đứng quên theo edallyhanquoc.vn nhé.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com